Gây ấn tượng với vốn kiến thức ‘bỏ túi’ về 7 loại hình nghệ thuật cơ bản (Phần 1)

Lịch sử phát triển với nhiều thăng trầm và biến động cho thấy tầm quan trọng của nghệ thuật trong đời sống con người. Dù là ở dạng vật thể hay phi vật thể, nghệ thuật ở mọi thời đại đều chứa đựng những giá trị tư tưởng lớn, đề cao tính nhân văn cũng như hướng đến cộng đồng.

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học và kỹ thuật, nghệ thuật dần chuyển mình thành nhiều hình thức độc đáo và thú vị hơn. Nhưng nhìn chung, chúng ta vẫn có thể xếp nghệ thuật vào bảy loại hình chính dưới đây:

Di tích vòng tròn đá Stonehenge ở Amesbury, Anh (có từ khoảng 2500-2000 TCN)

Kiến trúc và trang trí được xem là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của loài người. Tưởng tượng rằng, từ buổi bình minh của nhân loại, con người, một cách thô sơ, đã dựng nên một chỗ để trú thân. “Công trình” đầu tiên ấy dẫu chỉ được thực hiện bằng một vài nhánh cây và chiếc lá.

Sản phẩm của kiến trúc có tính chiếm lĩnh không gian, với đặc trưng về chất liệu, hình khối, đường nét, tỷ lệ, nhịp điệu và kiểu dáng. Các nền văn hóa với lịch sử, tín ngưỡng và điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ tạo nên những phong cách kiến trúc khác nhau. Loại hình nghệ thuật này mang tính ứng dụng rất rõ nét bởi nhờ nó, những công trình quan trọng đáp ứng nhu cầu dân dụng, tôn giáo và cộng đồng được hình thành.

Kim tự tháp Khafre, ở Giza, Ai Cập (có từ khoảng 2570 TCN)

Trang trí là một bộ phận tô điểm cho các công trình kiến trúc thông qua sự sáng tạo và quan điểm thẩm mỹ của người thực hiện. Nói cách khác, nó giúp cho công trình kiến trúc khoác lên mình vẻ đẹp nghệ thuật của họa tiết và nhịp điệu, qua đó tác động đến tư tưởng và tình cảm của con người. Ngày nay, trang trí dần phát triển thành một lĩnh vực riêng biệt trong nghệ thuật bởi ứng dụng đa dạng của nó trong lĩnh vực làm đẹp, nội thất, thiết kế và mỹ thuật công nghiệp.

Đài phun nước Trevi ở Roma, Ý (xây dựng năm 1732)

Sản phẩm điêu khắc cổ nhất được tìm thấy hiện nay được cho là có từ 35.000 năm trước tại Đức. Tương tự như kiến trúc, hình thức nghệ thuật này mang tính ứng dụng cao bởi nó phản ánh hiện thực bằng một khối không gian ba chiều có thể tích. Cho đến nay, con người và những nhân vật dựa trên con người là đối tượng cơ bản nhất của điêu khắc.

Sự hạn chế về không gian khiến điêu khắc chỉ tập trung vào thể hiện diện mạo bên ngoài của chủ thể. Thêm vào đó, bằng lối quan sát và óc thẩm mỹ của người thực hiện, sản phẩm điêu khắc còn cho thấy bản chất bên trong và những phẩm chất tiêu biểu của chủ thể. Tùy vào nhu cầu, chức năng và quy mô, điêu khắc có thể mang kích thước và hình dạng khác nhau. Sản phẩm của điêu khắc thường gặp có thể kể đến như tượng tròn, đắp nổi, chạm nổi, khắc chìm, tượng trang trí, chân dung.

Tượng David của Michelangelo (thực hiện năm 1501 đến 1504)

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cùng với những lợi ích của các cuộc cách mạng công nghiệp, chất liệu của điêu khắc giờ đây trở nên đa dạng với gỗ, đất, đá, thạch cao, kim loại quý như vàng.

Chân dung Nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci (thực hiện năm 1503 đến 1506)

Các vết tích được tìm thấy trong hang động của người tiền sử chứng tỏ hội họa xuất hiện từ 40.000 năm trước. Đây là nghệ thuật ghi lại khoảnh khắc của một hành động, sự kiện hoặc hiện tượng trên không gian mặt phẳng, bằng hệ thống đường nét và màu sắc đa dạng. Thông qua cảm quan thẩm mỹ của người thực hiện, một sản phẩm hội họa có khả năng ghi lại ý nghĩa của cử chỉ, động tác hoặc bày tỏ thế giới nội tâm của chủ thể, cho thấy góc nhìn về những vấn đề trong cuộc sống.

Sự hòa hợp uyển chuyển giữa đường nét, màu sắc, độ sáng tối tạo cho hội họa khả năng thể hiện chiều sâu, độ xa gần, sự sống động của chủ thể. Vì tính chất tạo hình mạnh mẽ, hội họa là một công cụ thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người. Mặt khác, nó cũng đóng vai trò kết hợp vào các lĩnh vực nghệ thuật khác như văn chương, điện ảnh và sân khấu. 

Những bức vẽ trên trần Nhà nguyện Sistina của Michelangelo (thực hiện năm 1508 đến 1512)

Việc thể hiện màu sắc và đường nét trong hội họa cũng không bị giới hạn trong một khuôn khổ nào. Nói riêng về kỹ thuật, hội họa hiện đại có: sơn dầu, màu nước, lụa, sơn mài, gốm, đơn sắc, men, vẽ chấm, sfumato (kỹ thuật vẽ tranh để làm dịu quá trình chuyển đổi giữa các màu sắc, mô phỏng một khu vực vượt ra ngoài những gì mắt người đang tập trung hoặc mặt phẳng ngoài tiêu cự), thủy mặc, hội họa số.

Một buổi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng và dàn hợp xướng Thái Bình Dương năm 2019

Âm nhạc xuất hiện từ rất sớm trong đời sống của lịch sử loài người. Từ những thanh âm bập bẹ đầu tiên trong giao tiếp rồi phát triển thành ngôn ngữ nói, tổ tiên loài người sáng tạo nên những nhạc cụ thô sơ từ xương động vật, đá và những vật liệu khác trong tự nhiên. Trong quá khứ, âm nhạc thường được trình diễn trong các nghi thức tôn giáo hoặc trình diễn cung đình, hoàng gia. Ngày nay, nhu cầu giải trí của đại chúng khiến âm nhạc trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mọi người, ở mọi lứa tuổi, giới tính và giai cấp.

Loại hình nghệ thuật này mang tính thời gian, được hình thành từ sự hòa hợp giữa tiết tấu, nhịp điệu và âm vực. Những yếu tố này hình thành nên âm thanh và giai điệu, thể hiện trên nền tảng của bảy nốt nhạc với các dấu thăng, trầm, khiến âm nhạc có khả năng biến hóa vô tận. Qua đó, nó trở thành một công cụ đắc lực để thể hiện tư tưởng và tình cảm của con người. Người nghệ sĩ với tư duy thẩm mỹ và phong cách sáng tạo độc đáo thể hiện mình qua âm nhạc để truyền tải cảm xúc đến người nghe.

Một buổi biểu diễn âm nhạc có đông đảo khán giả tham gia

Thông qua những giai điệu đẹp đẽ với khả năng biến hóa vô tận, âm nhạc dường như trở thành một cánh cửa dẫn người nghe đến hành trình khám phá các nền văn hóa đa dạng trên thế giới, song song với việc kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

(còn tiếp)

Bài viết: Gau Truc.
Thiết kế: Uyên Nguyễn
Nguồn tham khảo: theatre20, adventureswithart, wikipedia.

Cùng tác giả

#Tag

7 loại hình nghệ thuật cơ bản âm nhạc art hội hoạ hội họa đương đại kiến trúc nghệ thuật Nghệ thuật thị giác trang trí điêu khắc

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Những tác phẩm sắp đặt dưới nước tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ các nhân vật trong lễ hội Spicemas
Những tác phẩm sắp đặt dưới nước tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ các nhân vật trong lễ hội Spicemas
Năm 2006, nghệ sĩ người Anh Jason deCaires Taylor đã thành lập Công viên điêu khắc dưới nước Molinere, một nơi trưng bày nghệ thuật độc đáo dưới lòng bờ…