Ghé thăm triển lãm MIDNIGHT IN THE MANGROVES của Chiron Duong: ‘Các tác phẩm này sẽ vượt ra khỏi hình thức và mang các ‘hương vị’’

“Chúng ta đang đối mặt với hiện thực rằng diện tích rừng ngập mặn trên thế giới đã giảm 20 – 35%. Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng từ nước biển dâng.”

Nhưng

“Những thông tin về biến đổi khí hậu đến với người trẻ chỉ nổi lên ở một thời điểm nhất thời như hạt cát giữa sa mạc thông tin.”

Trăn trở với những hiện thực đáng buồn ấy, Chiron Duong (Đạt Dương) – một nhiếp ảnh gia và kiến trúc sư cảnh quan trẻ tuổi đã quyết định thực hiện triển lãm cá nhân đầu tiên của anh với chủ đề MIDNIGHT IN THE MANGROVES – ĐÊM TRONG RỪNG NGẬP MẶN. 

Ghé thăm triển lãm tại không gian văn hóa Nam Thi House, chúng mình mới thật sự nhận thấy sự đầu tư và tâm huyết mà Chiron dành cho đề tài “Rừng Ngập Mặn”. Chỉ khi dành tình yêu chân thành cho nó, sản phẩm mà chúng mình được chiêm ngưỡng mới có thể chỉn chu và thu hút đến vậy.

Trước khi dạo vòng triển lãm MIDNIGHT IN THE MANGROVES – ĐÊM TRONG RỪNG NGẬP MẶN đi tìm Chiron để lắng nghe bạn ấy chia sẻ nhiều hơn về dự án, cùng chúng mình xem qua một đoạn video ngắn giới thiệu về buổi triển lãm này nhé!

Chào Chiron!

Điều gì ở chủ đề “Rừng Ngập Mặn” đã thôi thúc Chiron tìm hiểu ở những ngày đầu làm đồ án tốt nghiệp vậy? Bạn nhìn thấy mối liên kết nào giữa nghệ thuật nhiếp ảnh và chủ đề Rừng Ngập Mặn” này?

Năm 2020, Ron bắt đầu thực hiện tốt nghiệp ngành Kiến Trúc Cảnh Quan. Trong quá trình thực trạng và nghiên cứu về các dự án khu đất ở địa phương, Ron biết đến hệ sinh thái Rừng Ngập Mặn này. Những tưởng Rừng Ngập Mặn sẽ có phần giống với Hệ sinh thái rừng nội địa trong đất ngọt, nhưng khi tìm hiểu lại quá khác biệt. Vì đem lòng yêu thích cảnh quan ngập mặn, chứng kiến và biết được thực tế xảy ra với hệ sinh thái này mà không được nhiều người biết đến cũng như quan tâm. 

Sau khi bảo vệ đề tài thiết kế công viên văn hóa Rừng Ngập Mặn, đồ án đạt loại Tốt nhưng mình vẫn không thôi trăn trở về thực trạng của hệ sinh thái Rừng Ngập Mặn, bởi những gì mình được học, được dự đoán và nghiên cứu với các số liệu thực tế như: Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh từ nước biển dâng và biến đổi khí hậu, và một trong những biện pháp sớm nhất để hạn chế tình trạng này là trồng rừng ngập mặn. Chính vì thế, mình đã phát triển dự án này thông qua hình thức: cố gắng kết hợp đa lĩnh vực giữa nhiếp ảnh nghệ thuật và tài liệu khoa học giáo dục về rừng ngập mặn trong một không gian kiến trúc và ánh sáng thú vị giữa Tp.HCM.

Bản thân nhiếp ảnh là loại hình trực quan sinh động, đồng thời cũng mang tính trừu tượng – tưởng tượng, sáng tạo và dễ kích thích sự quan sát của mọi người. Thế nên:

Vậy điều gì đã thôi thúc Chiron tiếp tục thực hiện dự án?

Xuất phát điểm là Kiến Trúc Sư Cảnh Quan, mình luôn hướng đến những giải pháp thực tế, tác động giữa con người với môi trường sống. Tuy nhiên, điều này là rất khác biệt với nhiếp ảnh. Chính vì thế, mình luôn mong muốn tạo ra một mô hình có thể sử dụng nhiếp ảnh theo cách tiếp cận của Kiến Trúc Cảnh Quan, từng yếu tố trong triển lãm này (Giáo dục – Kiến trúc – Đồ họa – Ánh sáng, vvv) tạo nên một tổng thể không gian nghệ thuật đem đến kiến thức và cảm nhận nghệ thuật trong mỗi người xem, vượt ra khỏi giá trị đơn thuần của thể loại nhiếp ảnh mà mình thực hành trước đây.

Với dự án này, Chiron có gặp khó khăn trong việc thể hiện các thông tin khoa học bằng ngôn ngữ nhiếp ảnh không? Bạn đã làm gì để truyền tải các thông tin đó một cách dễ hiểu nhưng cũng đảm bảo tính nghệ thuật, đồng thời khơi gợi xúc cảm cho người xem?

Khó khăn nhất nằm ở việc nghiên cứu và tổng hợp tài liệu. Các tài liệu này được chắt lọc và tổng hợp từ nhiều nghiên cứu khoa học uy tín, dựa trên sự khác biệt mang tính nhận diện nhất về thực vật ngập mặn để giới thiệu đến người xem. 

Về việc chuyển thể hình ảnh từ các thông tin này, mục tiêu lớn nhất là tạo ra sự liên kết với nội dung nhưng vẫn thể hiện tính chất cá nhân của tác giả khi chụp ảnh, đồng thời không trở thành miêu tả hình ảnh. 

Khi ăn một món ăn, mình quan trọng về hình thức và hương vị. Tuy nhiên, nếu được chọn một trong hai thì hương vị là điều mình muốn truyền tải nhất. Các tác phẩm này sẽ vượt ra khỏi hình thức mà mang các “hương vị”- chính điều này đòi hỏi cảm nhận của cá nhân người xem.

Ở một số bộ ảnh, trọng tâm sẽ đặt vào chú thích, vì ý đồ mong muốn người đọc được tiếp cận kiến thức về Hệ sinh thái này, vì thế hình ảnh sẽ mang yếu tố trừu tượng dẫn đến việc người xem gián tiếp phải đọc chú thích để tiếp nhận thông tin và liên tưởng đến hình ảnh.

Ý nghĩa đằng sau cái tên của 6 bộ ảnh trong ‘MIDNIGHT IN THE MANGROVES’ là gì?

6 cái tên là 6 chuyên đề về Rừng Ngập Mặn ở khía cạnh cung cấp thông tin cơ bản nhất đến người xem:

Dự án được Chiron Duong thực hiện dựa trên sự kết hợp nhiều thể loại nhiếp ảnh (Fashion, Still Life, Fine art photography, Photographs manipulation, …) đồng thời cung cấp kiến thức cơ bản về chuyên đề Rừng Ngập Mặn cho người xem.

Bộ 1: Giới thiệu về khía cạnh sinh học của thực vật ngập mặn thông qua bộ ảnh “When I was a mangrove tree – Khi tôi là một cây ngập mặn”.

Bộ 2: Giới thiệu về vai trò của rừng ngập mặn thông qua bộ ảnh “Journey to the land of silent heroes – Hành trình đến vùng đất của những người hùng thầm lặng”.

Bộ 3: Trình bày về sự nhạy cảm của rừng ngập mặn trước các tác nhân ngoại cảnh và nội cảnh thông qua bộ ảnh “The last breath – Hơi thở sau cùng”.

Bộ 4: Đưa ra thực trạng rừng ngập mặn và góc nhìn cá nhân của Chiron Duong thông qua bộ ảnh “The last mangrove tree – Cây ngập mặn cuối cùng”.

Bộ 5: Cảm nhận về giá trị văn hóa tinh thần của rừng ngập mặn thông qua bộ ảnh “Taste of wetlands – Tam Vị Tam Công”.

Bộ 6: Giới thiệu về Hệ sinh thái rừng ngập mặn và Quần xã ngập mặn kết hợp với giá trị tín ngưỡng tâm linh thông qua bộ ảnh “Midnight in the mangroves – Đêm trong rừng ngập mặn”. 

Không chỉ riêng về chủ đề rừng ngập mặn, như Chiron đã trăn trở, hiện nay lượng thông tin mà chúng ta được tiếp nhận về biến đổi khí hậu nói riêng hay môi trường nói chung chỉ mang tính nhất thời và chưa được phổ biến rộng rãi. Chiron có thể chia sẻ một vài nơi cung cấp các thông tin hữu ích về môi trường mà bạn đã tìm đọc và xem được trong suốt quá trình thực hiện dự án?

Có rất nhiều trang web đề cập đến các thông tin này. Tuy nhiên mình vẫn nghĩ rằng, việc chúng ta thiếu tìm hiểu về một đề tài tự nhiên nào đó – một thực vật nào đó, một dấu hiệu thời tiết nào đó mới là vấn đề quan trọng. Việc này đôi khi đến từ thói quen của mỗi người. Sẽ có những người quan sát xung quanh mình và nhận ra những điều đặc biệt và tìm hiểu chúng, có những người lại quan tâm đến công việc, thế giới ảo và quên đi sự gắn kết sinh học giữa loài người với các yếu tố khác trên hành tinh. Vì vậy mình nghĩ tốt nhất ko phải nằm ở việc truy cập trang web nào mà ở việc hình thành thói quen nghiên cứu một vấn đề nào đó, từ nhiều nguồn, đọc các phân tích luận, kể cả đưa ra quan điểm cá nhân.

Việc đi tìm nhà tài trợ cho những án thế này có quá khó khăn không? 

Dự án này hân hạnh được sự đồng hành của các đơn vị cùng mục tiêu hướng đến mong muốn đưa nghệ thuật kết hợp giáo dục và trải nghiệm trong một đề tài môi trường. Ví dụ như Nam Thi House bản thân đã có một sứ mệnh về văn hóa “Gói ghém di sản, gửi gắm tương lai”; các nhà tài trợ khác sẽ chung tay trong các phần khác của sự kiện như SOYN chuyên in ấn tác phẩm nghệ thuật, Cara Lighting về thiết kế ánh sáng, Tuấn Thanh Architect thiết kế không gian, Xôn Xao Studio tạo ra hệ thống nhận diện và Visual cho sự kiện; cùng với Canon Lê Bảo Minh, Paper and I, Make It Việt Nam, In Thanh Color, mỗi đơn vị sẽ có cách thức ứng với chức năng chính của họ thay vì hỗ trợ về hiện kim. Hình thức này tạo ra sự bắt tay đồng hành cùng nhau để góp phần tạo nên ý nghĩa của sự kiện.

Có thể thấy, các bạn đã rất đầu tư và chăm chút cho không gian triển lãm của ‘MIDNIGHT IN THE MANGROVES’. Bạn có thể chia sẻ một chút về ý nghĩa của không gian triển lãm?

Không gian trong triển lãm được hỗ trợ thực hiện từ thiết kế của Kiến Trúc Sư Tuấn Thanh, thiết kế ánh sáng từ Cara Lighting và hỗ trợ từ Canon Lê Bảo Minh.

Khác với một phòng trưng bày, dự án này cần sự kết hợp đa lĩnh vực mà trong đó có thiết kế kiến trúc – cảnh quan. 

Xuất phát là Kiến trúc sư nên mình nhận thức được, giá trị tạo ra từ một không gian kiến trúc tác động đến nhận thức và trải nghiệm của mỗi người như thế nào. Bên cạnh đó có thể thấy mô hình kết hợp nghệ thuật với kiến trúc cũng là một phần hiện thực hóa nghiên cứu từ đồ án Kiến Trúc Cảnh Quan công viên văn hóa Rừng Ngập Mặn mà mình đã thực hiện từ trước đó.

Sau dự án này, Chiron có dự định thực hiện thêm dự án nào khác cũng về chủ đề môi trường không?

Mình có một số đề tài khác về vấn đề đô thị, trọng tâm là chuyển thể và giới thiệu đồ án kiến trúc về các không gian chữa lành sức khỏe đô thị. 

Về Rừng Ngập Mặn mình mong muốn có những dấu hiệu tích cực để có thể tiếp tục phát triển các mô hình khác kết nối Kiến Trúc Cảnh Quan với nhiếp ảnh về đề tài Rừng Ngập Mặn.

Được biết, 15% doanh thu bán vé và 20% doanh thu ấn phẩm lưu niệm tại triển lãm sẽ được đóng góp vào dự án trồng rừng ngập mặn Forest Symphony của Sống Foundation.


Triển lãm vẫn đang mở cửa từ 09h – 20h30 mỗi ngày, từ ngày 03 – 17/04/2022 tại Nam Thi House, số 152, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, quý bạn đọc có thể đến để mang về cho riêng mình một thông điệp môi trường đáng suy ngẫm.

Thực hiện: May

Hình ảnh: Nam Thi House, iDesign

Cùng tác giả

#Tag

chiron duong idesign signature may MIDNIGHT IN THE MANGROVES

iDesign Must-try

Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sans-Phố Typeface: Dự án thiết kế mặt chữ lấy cảm hứng từ các bảng hiệu thủ công trên khắp đường phố Việt Nam
Sự náo nhiệt, hối hả và phần nhìn vô cùng đặc trưng của đường phố Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà sáng tạo Việt.…
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
New York School và thiết kế đồ hoạ Mĩ giữa thế kỉ 20 (Phần 1)
New York School và thiết kế đồ hoạ Mĩ giữa thế kỉ 20 (Phần 1)
Làn sóng đầu tiên của thiết kế Hiện đại ở Mĩ là do những người nhập cư châu Âu tài năng tìm kiếm trốn thoát chủ nghĩa toàn trị chính…
Những mảng xanh trùng điệp yên bình của vùng đất nông nghiệp Palouse 
Những mảng xanh trùng điệp yên bình của vùng đất nông nghiệp Palouse 
Những ngọn đồi thoai thoải ở vùng Palouse miền bắc Hoa Kỳ với đất đai màu mỡ là kết quả của hoạt động núi lửa cổ xưa và xói mòn…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Frida Kahlo
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Frida Kahlo
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
/Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ - Picasso
Series /Ta biết gì về loạt tranh tự họa của các nghệ sĩ?/ là loạt bài giới thiệu và phân tích về chùm tranh tự họa của các họa sĩ…