Lý do Godzilla vs. Kong trở thành bộ phim bom tấn tôn trọng triết lý gốc của Godzilla nhất

Godzilla vs. Kong là một bộ phim được thực hiện bởi những con người luôn cố gắng khiến nó được hoành tráng nhất, to nhất, nổi bật nhất nhưng đồng thời cũng là tác phẩm tôn trọng lịch sử thương hiệu nhượng quyền nhất.

Bộ phim Godzilla vs. Kong của hãng Warner Brothers đã trở thành một cú hít dù có hơi tăm tối và phức tạp. Dù vậy doanh thu phòng vé hơn 1 nghìn tỉ trong 7 ngày cùng phản hồi tích cực từ khán giả báo hiệu một tương lai tươi sáng cho vũ trụ quái vật – MonsterVerse và tương lai của các bộ phim nhìn chung. Thành công của bộ phim là vô cùng xứng đáng – một bữa tiệc chiêu đãi với ánh đèn neon và đạo diễn Adam Wingard có cú plot twist mà anh vốn chưa sẵn sàng với niềm phấn khích tột độ. Đây cũng là thông điệp lớn để loài người cần phải hành động cùng nhau khi đối diện với cuộc chiến sinh tồn. Tuy nhiên, việc khán giả sẽ không nhận ra được ẩn ý ấy trong cuộc giao tranh giữa hai quái vật khổng lồ là hoàn toàn có thể hiểu được.

Đạo diễn Wingard đã rất cởi mở về quá trình làm phim kì lạ của mình để tạo ra một tác phẩm như thế. Dù không phải mọi tình tiết trong Godzilla vs. Kong đều được thể hiện mạch lạc và cốt phim có nhiều chi tiết cụt ở đoạn giữa, phương thức làm phim theo chủ nghĩa cực đoan về quái vật đã tạo nên một cảm giác dễ chịu. Bộ phim như một lời hồi đáp cho một trong những thời đại phim Godzilla thú vị nhất là kỉ nguyên Shōwa, nơi mà quái vật xuất hiện giữa hỗn loạn và lo lắng của Nhật Bản hậu chiến và các chủ để về bảo vệ môi trường, nỗi sợ sự xâm lăng và sự xấc xược của con người được cùng thể hiện với những gã to xác hình hài gồ ghề này.

Chặn đường dài đầy chông gai về cội nguồn bất ngờ của Godzilla

Ảnh: Warner Bros. / Legendary.

Thành công về tài chính của vũ trụ MonsterVerse không phải là điều có thể đoán trước. Trước Godzilla 2014 của Gareth Edwards, dường như thương hiệu nhượng quyền này không ăn khớp với cách làm phim phương Tây, phần lớn nó nổi lên nhờ phiên bản Godzilla 1998 của Roland Emmerich. Nó giống một phiên bản công viên kỉ Jura hơn là hình ảnh Godzilla thật sự với thông điệp “Sự sống sẽ tự tìm ra cách” và thiết kế khủng long T-Rex rẻ tiền có vẻ hợp với mấy ly nước kỷ niệm của hãng Taco Bell thay vì trên màn ảnh. Có lẽ khi tiếp cận bộ phim ấy, Edwards đã quyết định bỏ lối kể chuyện phóng đại và trang hoàng mọi thứ quá mức của thập kỉ trước để ủng hộ câu chuyện hạt nhân, thầm tái hiện thảm họa nhà máy hạt nhân Fukushima mà không cần nói quá nhiều về nó. Bộ phim của anh lan tỏa nỗi sợ hãi đến khán giả, nhưng anh càng không quan tâm mấy đến việc để họ tận hưởng nó thế nào.

Tạo hình nhân vật Kong trong MonterVerse có chút cải thiện so với phần phim Kong: Skull Island với phương châm đập phá mọi thứ để phê phán quá trình hậu thuộc địa hóa của Mỹ nhằm kéo dài chiến tranh. Dù vậy, đó là một tác phẩm hỗn hợp: sự kết hợp của hai diễn viên nổi tiếng Brie LarsonTom Hiddleston đã khiến bộ phim mạnh mẽ đối đầu với The Mummy 1999. Tuy nhiên, cao trào là khi nhân vật đứng giữa bản thân và cuộc chiến nảy lửa, chính điều này đã làm hủy hoại chủ đề của bộ phim.

Và rồi phiên bản của Michael Dougherty năm 2019 xuất hiện, Godzilla: King of the Monsters, với cách dẫn dắt phim khá nghiêm túc và u ám, thậm chí khi nó đã đi đúng hướng xét về những yếu tố chính. Nó có chút chất của những bộ phim Godzilla kỉ nguyên Shōwa nhưng không phải với tạo hình dở hơi mà một lần nữa thoát li ra khỏi mong muốn an toàn. Bộ phim đã cho thấy rằng Dougherty xấu hổ trước di sản nhượng quyền của Godzilla nhưng vẫn chịu ơn từ nó.

Tuy nhiên chúng ta có Godzilla vs. Kong, một bộ phim không chỉ xoay quanh những con quái vật to xác. Wingard không kì vọng rằng nó sẽ quá nghiêm túc. Anh loại bỏ những gì của các bộ phim Godzilla trước đó đã thể hiện, và lấy bộ Godzilla mới nhất để tìm kiếm cảm hứng. Bộ phim của anh là một sự kính trọng vô cùng phù hợp với di sản của dòng phim quái vật kaiju và một bộ phim bom tấn sau đại dịch.

Godzilla của kỉ nguyên Shōwa thật sự rất kì lạ

Ảnh: Công ty Toho.

Kỉ nguyên Shōwa của chuỗi phim Godzilla thực hiện bởi công ty Toho bao gồm phần phim gốc năm 1954 và phần Terror of Mechagodzilla năm 1975. Tuyển tập gồm 15 bộ phim và một số các phần phim chính với phần phim tái khởi động King Kong vs. Godzilla đáng chú ý nhất năm 1962. Phần phim này tách li khỏi mô-típ giao tranh giữa hai thực thể khổng lồ và tạo kiểu mẫu cho những bộ phim về cuộc chiến giữa hai quái vật theo nhiều cách mới lạ và sáng tạo.

Dù được liệt kê trong Criterion box set nơi chứa tất cả các loại phim, King Kong vs. Godzilla là một trong số ít phần phim của series phim không được chiếu trên HOB Max. Lý do là bởi các vấn đề liên quan đến việc nhiều cảnh chính bị cắt từ khâu chỉnh sửa trước khi công chiếu và bộ phim có phân cảnh gây lúng túng khi hàng trăm diễn viên Nhật Bản với brownface (lối trang điểm da nâu) để khắc họa những con người bản địa. Điều này quả thật rất tệ dù với kĩ năng diễn xuất tuyệt vời của diễn viên Tadao Takashima trong vai kẻ phản diện mang suy nghĩ rằng đem Kong đến Nhật Bản là một cách hay để trục lợi cho chương trình nghiên cứu khoa học của anh ta.

Dù có sự sai lầm, suốt 1 thập kỉ nhượng quyền này, King Kong vs. Godzilla là một hiện tượng điện ảnh phòng vé khi vẫn tiếp bước những bộ phim trước đó, dù có phần ngớ ngẩn mà không bỏ đi mong muốn khám phá các chủ đề nghiêm túc. Bộ phim được đầu tư nghiêm túc – các nhà sáng tạo biết rằng mình đang tạo ra những câu chuyện cơ bản, tuy nhiên niềm vui cũng được thể hiện trong cách thức làm phim và đó là yếu tố khiến phương thức kể chuyện phong cách phóng đại này trở nên vô cùng hiệu quả. (Những cỗ máy thời tiết! Một du hành gia đem lòng yêu robot!) Người xem đã gạt bỏ sự hoài nghi khi Godzilla đứng trên biển, trong khi biển chắc chắn sẽ sâu hơn chiều cao của Godzilla,. Vậy thì tại sao ta lại không còn hoài nghi?

Đây không phải là một cuộc tranh luận về các phân cảnh vô lý. Có sự khác biệt lớn giữa phim không đầu tư và phong cách nhất định của phim. Tất cả có quy luật riêng và được dùng để gợi cảm xúc. Quy luật trong các bộ phim Godzilla thời Shōwa vô cùng đặc biệt. Với ngân sách khá nghèo nàn, các chi tiết mô hình thu nhỏ và bộ đồ cao su đi theo hướng gây ấn tượng thay vì giống thật và cách mà các mô hình thu nhỏ được sử dụng trong việc tạo dựng cách cảnh quay đã thể hiện được sự nhỏ bé của con người so với những con quái vật to lớn.

Kĩ thuật này cũng khiến cho bộ phim như một chiếc hộp đồ chơi, cũng là hướng đi của các bộ phim với gam màu pastel. (Người hâm mộ của Wes Anderson rất yêu thích thiết kế tươi vui của các bản phim Godzilla thời kì Shōwa.) Ngày nay, khi xem những bộ phim này, rất dễ để bật cười về cảm giác “giả trân” của chúng nhưng cũng rất dễ bị cuốn theo những phân cảnh nghẹt thở. Rõ ràng các nhà làm phim rất thấu hiểu cách vận dụng sự hài hước như thế nào để không làm mất đi câu chuyện thú vị.

Ảnh: Toho Company.

Phần phim lôi cuốn nhất là Godzilla vs. Hedorah. Có lẽ đây là phần phim kì lạ nhất trong các bộ phim Godzilla thời kì Shōwa với phương thức làm hoạt họa kì dị. Một con quái vật với đòn tấn công axit hủy hoại con người và Godzilla sử dụng hơi thở để bay trên không (!?), bài hát mở màn phong cách điệp viên Bond về viễn cảnh ô nhiễm sẽ giết chết tất cả chúng ta. Nó là một bộ phim xuất sắc bởi sự thoải mái trong đó. Màn tranh đấu cuối cùng diễn ra trong bóng tối, một cảnh không mấy phổ biến và cho phép Godzilla nổi bật trên nền đen – gợi nhớ hình ảnh Godzilla tràn ngập ánh đèn neon trong trận đấu tại Hong Kong của phần phim Godzilla vs. Kong.

Tất nhiên cũng có những sai lầm trong quá trình làm phim. Phần phim Son of Godzilla năm 1967 có nét đẹp riêng của mình nhưng hình ảnh Godzilla con trông như một phiên bản tan chảy của Jack Lemmon. Nhìn nó rũ rượi và thậm chí là buồn bã hơn khi ngồi trên đuôi của cha mình. Quyết định giết chết Mothra và thay thế nó bằng một ấu trùng có lẽ giúp người xem cảm thấy bớt bối rối, tuy nhiên cũng có nhiều cách để một con nhộng phun bọt theo nhiều cách khác nhau. Godzilla vung vẫy tay mình khiến khung hình trở nên hài hước với các phân cảnh nặng nề và nhiều cuộc giao tranh lại biến thành cảnh hai con quái vật ném đá qua lại. Tuy nhiên những chi tiết sạn ấy lại góp phần làm củng cố ưu tiên hàng đầu của hãng phim Toho là sự táo bạo đầy cảm động. Đó là một chương sử kĩ thuật làm phim kì quái phong phú và lâu dài.

Gần như mỗi nhân tố trong Godzilla vs. Kong đều có chi tiết tương tự Godzilla thời Shōwa, từ những bức vẽ trong hang động khắc họa kẻ thù cổ đại đến những nhà báo nghiệp dư thâm nhập vào các cơ sở khoa học cùng màn đối thoại kì lạ. (“Tôi cá là Godzilla sẽ nổi điên khi nhìn thấy điều này,” một cậu bé trong Godzilla vs. Hedorah nói cũng như câu thoại “Con vật có thể thay đổi, tựa như con người vậy” trong bộ phim Godzilla vs. Kong.) Cuối mỗi bộ phim Godzilla thời kì Shōwa đều có khoảnh khắc góc quay camera di chuyển cao lên, thay cho góc nhìn từ dưới đất, để thấy được toàn cảnh thành phố bị hủy hoại bởi quái vật kaiju. Các quái vật kaiju thời kì Shōwa gần như không bao giờ được quay góc từ mặt đất trong suốt 20 phút cuối phim. Đây cũng là lý do nó trở nên vô cùng nghẹt thở khi đạo diễn Wingard đưa một vài cảnh quay từ góc nhìn của Kong vào bộ phim Godzilla vs. Kong. Nó giống như sự tiến hóa của một truyền thống làm phim lâu dài.

Cuối mỗi bộ phim Godzilla trong kỉ nguyên Shōwa, mối hiểm họa đều chấm dứt, Godzilla trở về đại dương và có thể có hình ảnh một đứa trẻ vẫy tay chào tạm biệt. Nó là một vị thần đã làm xong việc của mình. Có thể nó là một phong cách làm phim sáng tạo nhưng có phần gàn dở trong quá khứ và phần phim Godzilla vs. Kong lại chứa quá nhiều thứ bởi đạo diễn Wingard quyết tâm cho mọi thứ vào đó.

Lý do khiến bộ phim Godzilla 2021 thành công

Ảnh: Warner Bros. / Legendary.

Các phần phim Godzilla trong kỉ nguyên Shōwa lấy chủ đề là bất cứ thứ gì mà vẫn trở thành phim bom tấn và Godzilla vs. Kong cũng như thế. Các nhân vật con người gần như vô dụng. Họ nhỏ bé trước các Titan và mọi tham vọng điều khiển Titan đều có kết cục thảm hại.

Nhiều lo ngại lớn với con người. Tin tức về việc thế giới xuất hiện quái vật và Bernie do Bryan Tyree Henry thủ vai vẫn mời mọi người nghe podcast của mình. Sự khinh bỉ nhìn chung của bộ phim đối với loài người được thể hiện rõ trong nhân vật Walter Simmons. Walter, được thủ vai bởi Demián Bichir với sự kiêu căng, nghĩ rằng hắn vừa có thể dùng quyền lực đàn áp và kiểm soát, vừa gìn giữ được cuộc sống cho người nghèo là yếu tố chính dẫn đến mớ hỗn loạn về hệ sinh thái.

Một yếu tố chủ đạo trong kỉ nguyên Shōwa là các anh hùng thường là nhà khoa học, nhà báo hoặc trẻ em. Họ đều quan tâm đến hành động đúng đắn của những con quái vật. Các nhân vật muốn dùng sức ép làm giải pháp thường bị coi là phản diện. Tương tự như các bộ phim trước đó, Godzilla vs. Kong đưa ra cuộc tranh luận về việc thích ứng và giảm nhẹ khi đứng trước thay đổi không thể tránh được. Điều này khá phù hợp khi thực tế sau một năm với khủng hoảng đại dịch và khí hậu với ảnh hưởng của con người đến môi trường. Một luận điểm là con người không thể sử dụng công nghệ để thúc ép cuộc sống thành thứ họ muốn – họ cần phải phòng tránh, chung sống hòa hợp với nó hoặc học cách thay đổi.

Đó là những điều mà các nhân vật cần làm trong những bộ phim Godzilla kỉ nguyên Shōwa. Một con quái vật sinh ra từ nỗi sợ về vũ khí hạt nhân lại trở thành bạn. Trong những năm 60, các nhân vật trong Godzilla lại vô cùng chào đón sự xuất hiện của Godzilla thay vì chạy trốn. “Cùng chung sống hòa hợp với thứ khiến bạn sợ hãi” nghe như một câu thoại trong bài phát biểu chiến dịch 2020 và thông điệp từ sự xuất hiện của quái vật kaiju đã đạt hiệu ứng mạnh bởi những chủ đề này đã trở nên cấp thiết hơn trong thập kỉ vừa qua.

Ngày nay, Godzilla là một hình ảnh ẩn dụ mạnh mẽ giống như hình tượng xác sống zombies trong suốt thời Chiến tranh lạnh. Sau tất cả, Godzilla là phản ứng của những tổn thương, bị sự ngạo mạn và cái xấu của loài người làm thức giấc. Chúng ta bắt đầu xuất hiện từ thời kì đen tối kéo dài của hành tinh và tương lai thì vô định. Chúng ta cần những hỗn loạn nhưng không được bỏ cuộc. Godzilla vs. Kong là một bộ phim được thực hiện bởi những con người luôn cố gắng khiến nó được hoành tráng nhất, to nhất, nổi bật nhất nhưng đồng thời cũng là tác phẩm tôn trọng lịch sử thương hiệu nhượng quyền nhất. Trong quá trình ấy, họ đã làm được một bộ phim Hollywood đầu tiên thể hiện được sức mạnh thật sự của Godzilla.

Người dịch: Đáo

Cùng tác giả

#Tag

Godzilla godzilla vs. kong king kong Kong tua phim đảo

iDesign Must-try

Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 2)
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 2)
Để khách hàng ghi nhớ tên thương hiệu, bạn cần phải thể hiện nhiều hơn là vẻ đẹp về mặt hình ảnh. Trong phần 2 của bài viết này, các…
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 1)
Nếu bạn đang muốn tạo dựng một thương hiệu, tân trang lại mọi thứ hoặc đơn giản là muốn cập nhật các phong cách xây dựng thương hiệu mới nhất…
Hướng dẫn tự làm tác phẩm nghệ thuật cắt dán chủ đề siêu thực
Hướng dẫn tự làm tác phẩm nghệ thuật cắt dán chủ đề siêu thực
Hoạt động cắt dán thúc đẩy phá vỡ các quy tắc và kết hợp những yếu tố khác nhau theo nhiều cách bất ngờ. Hãy cùng iDesign khám phá một…
Những bức tranh về động vật nổi tiếng và nơi tìm ra chúng (Phần 2)
Những bức tranh về động vật nổi tiếng và nơi tìm ra chúng (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta sẽ cùng điểm qua các bức tranh nổi tiếng về loài chó, khỉ và cừu cùng những câu chuyện thú…
Những bức tranh về động vật nổi tiếng và nơi tìm ra chúng (Phần 1)
Những bức tranh về động vật nổi tiếng và nơi tìm ra chúng (Phần 1)
Từ những bức tranh trong hang động cổ xưa đến những tác phẩm sống động khắc họa các loài vật, những bức tranh về động vật nổi tiếng đã xuất…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…