Hành trình hiện thực hóa tạo hình nhân vật trong Soul của Pixar

Nhà sản xuất Dana Murray chia sẻ về hành trình chuyển đổi các ý tưởng ban đầu thành Soul.

Joe (Jamie Foxx) băng ngang qua con đường bận rộn ở thành phố New York. Ảnh: Pixar qua Polygon.

Soul, bộ phim mới của Pixar, đã thúc đẩy sự sáng tạo của studio vượt ra khỏi những gì đã thực hiện trước đó. Phần đầu câu chuyện – một giáo viên dạy nhạc cấp 2 mang giấc mơ nhạc jazz bất ngờ chết và trở thành một linh hồn, ngay sau khi anh vừa có cơ hội làm viêc với một huyền thoại âm nhạc – đã đủ làm ta đau đầu. Tuy nhiên người anh hùng của chúng ta, Joe Gardner (Jamie Foxx), là người da đen đầu tiên nắm vai chính trong phim Pixar.

Với sự dẫn dắt của Pete Docter (Inside Out, Up), Soul là một trong những bộ phim mang yếu tố thị giác táo bạo nhất mà Pixar từng ra mắt. Đồng thời nó cũng đại diện cho một định hướng kể chuyện đa dạng hơn của Pixar. Nhà sản xuất bộ phim Dana Murray đã gặp gỡ online với Polygon để bàn về giai đoạn thai nghén của bộ phim, cách mà đồng đạo diễn/biên kịch Kemp Powers tái định hình nhân vật Joe để bộ phim thực tế hơn với văn hóa cộng đồng người da đen.

Cuộc trao đổi dưới đây đã được chỉnh sửa để đảm bảo sự rõ ràng và súc tích.

Tôi biết rằng quá trình các bộ phim của hãng Pixar có khác biệt rất lớn từ lúc ý tưởng xuất hiện đến khi được hoàn thiện – Pete Docter nghĩ gì về điều này. Ý tưởng ban đầu và bộ phim mà mọi người có thể đón xem tới đây khác nhau ra sao?

Dana Murray: Tất cả những bộ phim mà Pete đã thực hiện trước đó đã trải qua hành trình 5 năm, còn với Soul là 4 năm. Ban đầu chúng tôi dự định sẽ ra mắt phim vào hè năm 2021, tuy nhiên cả đội phải cải tiến để đẩy nhanh tiến trình. Đó như một ân huệ bởi nó thúc giục bạn đưa ra quyết định. Phong cách làm phim của Pete là thích khám phá và phân tích nhiều cách làm khác nhau và điều này thật tuyệt. Tôi nghĩ đó là lý do vì sao anh ấy có thể làm ra những bộ phim tuyệt vời như thế. Mọi người cứ hỏi rằng, “Liệu anh ấy có thể làm việc dưới áp lực thời gian không?” Và thật sự anh ấy đã chứng mình mình có thể. Anh ấy thật sự đã tiến lên và có thể làm được mọi thứ.

Tôi sẽ lấy ví dụ ngẫu nhiên là WALL-E, khi đến một giai đoạn nào đó thì con người tương lai phát triển đến mức họ không còn khả năng cất tiếng nói. Và rõ ràng là câu chuyện đó đã thay đổi trong phim. Liệu có bất kì ví dụ nào liên quan đến giai đoạn đầu tiên của Soul, khi một ý tưởng nghe có vẻ hay và vững chắc bị ném vào phòng cắt dựng và mổ xẻ thành một kết quả khác?

Tôi nghĩ rằng ở giai đoạn phác thảo đầu tiên, toàn bộ phim diễn ra trong thế giới linh hồn. Nó chẳng có cảnh nào ở Trái Đất cả. Tôi cũng không nghĩ nhân vật 22 sẽ tên… 22, và 22 (lồng tiếng bởi Tina Fey) là nhân vật chính của phim. Cô vẫn sẽ là một nhân vật không muốn liên quan gì đến Trái Đất. “Trái đất thật bốc mùi và kinh tởm. Tại sao tôi lại phải đi tới cục đất đó?” Tuy nhiên, phác thảo này không thú vị lắm bởi chúng tôi thật sự không thể đi đến kết phim và chứng minh rằng Trái Đất vô cùng đáng giá, trừ phi đi đến đó và cho 22 thấy mọi thứ. Đó là lúc mà Joe trở nên quan trọng.

Tôi biết rằng đến giai đoạn giữa của quá trình sản xuất thì biên tập Kemp Powers mới tham gia với Soul. Sự phát triển của Joe cũng như nhân dạng của anh có mối liên hệ mật thiết như thế nào đến sự tham gia của Kemp? Liệu đó có phải là lý do chính cho sự hiện diện của anh ấy trong quá trình sản xuất?

Không. Khi quyết định phân cảnh đi đến Trái Đất, chúng tôi đã nghĩ đến nhân vật Joe này. Chúng tôi vừa vui đùa vừa tự hỏi, “Đam mê của Joe là gì?” Chúng tôi đã thử mọi cách khác nhau, ví dụ như làm hoạt họa, tuy nhiên mọi thứ hoàn toàn kì quặc. Và chúng tôi nghĩ rằng, “Sẽ không ai hứng thú với nó đâu.” Khi quyết định chọn nhân vật nhạc sĩ, mọi thứ thật tuyệt nhưng ban đầu chúng tôi lại thử nghiệm với một ngôi sao nhạc rock. Tuy nhiên như thế sẽ khó hợp lý cho việc anh muốn trở nên giàu có và nổi tiếng. Sau đó, chúng tôi quyết định chọn nhạc jazz và Pete sẽ là nhân vật yêu thích dòng nhạc này từ nhỏ đến lớn.

Tuy nhiên khi quyết định chọn nhạc sĩ jazz, điều đó nghe rất quý phái bởi bạn không làm nghề đó để trở nên giàu có đúng không? Bạn làm nghề này vì có đam mê và thật sự yêu thích nó. Ngay khi nhận ra điều này, chúng tôi phát hiện ra lớp học nâng cao của Herbie Hancock, nơi anh nói về nhạc jazz và kể những câu chuyện chơi nhạc cùng Miles David. Đây như là một hình ảnh ẩn dụ hoàn hảo cho bộ phim mà chúng tôi cố gắng thực hiện. Khi quyết định chọn dòng nhạc jazz, chúng tôi biết rằng Joe cần phải là người da đen. Nếu nghiên cứu về jazz, bạn sẽ thấy nó là dòng nhạc nền tảng của người da đen. Vì thế vào thời điểm đó, chúng tôi kiểu, “Chà mình cần giúp đỡ.” Nhờ đó tìm thấy Kemp và đó là lúc anh ấy gia nhập.

Joe (Jamie Foxx) cùng với Dorothea (Angela Bassett) trên cây đàn piano trong suốt vòng trình diễn thử. Ảnh: Pixar/Disney Plus.

Không thể nào bàn về Soul mà không nói đến khía cạnh chủng tộc bởi Joe là nhân vật chính người da đen đầu tiên trong các bộ phim của Pixar. Trước Coco, nhân vật chính không phải là người da trắng xuất hiện rất ít trong phim của Pixar. Liệu Kemp có tái định hình cốt truyện vì Joe không? Tôi biết là anh đã nói về việc đưa phân cảnh tiệm hớt tóc trong phim, chú trọng vào trải nghiệm của người da đen. Liệu có những điều như vậy khiến Kemp thúc đẩy Joe trở thành nhân vật như thế?

Thật ra là có. Chúng tôi biết được những tính chất cơ bản của nhân vật Joe khi Kemp xuất hiện, tuy nhiên nó không tự nhiên lắm. Một trong những lý do Kemp kết nối ngay lập tức với bộ phim là bởi khi chúng tôi gặp anh, anh đang ở độ tuổi 45, tuổi trung niên. Anh lớn lên tại Brooklyn và cũng đang theo đuổi hành trình làm nghệ sĩ trong lĩnh vực này. Anh chuyển hướng sự nghiệp khá trễ và cảm thấy liên hệ mật thiết với nhân vật Joe. Anh thấy được nhiều cơ hội để xây dựng nhân vật Joe.

Điều quan trọng Kemp cần đảm bảo là bộ phim mang cảm giác giống như khi anh sống trong cộng đồng toàn những người da đen, các mối quan hệ thực của người da đen mà cộng đồng da đen muốn mọi người nhận ra và đồng cảm trong phim. Tuy nhiên chúng tôi cũng cần đảm bảo có nhiều điểm chạm cảm xúc với chính cộng đồng người da đen. Vì vậy, cần có nhiều tiếng nói đóng góp cho sự chân thật của bộ phim và nhân vật.

Trong Pixar, chúng tôi tập hợp các nhân viên người da đen, biến niềm tin văn hóa nội tại của họ thành niềm tin văn hóa của bộ phim. Bên cạnh đó chúng tôi cũng có rất nhiều tư vấn viên từ bên ngoài ví dụ như Herbie Hancock Quincy Jones, cũng như các nghệ sĩ đang làm việc tại các hộp đêm tại New York. Có những giáo viên dạy nhạc trường cấp 2 nữa. Việc có một trưởng nhóm nhạc nữ để đại diện cho Dorothea (Williams lồng tiếng, một nhân vật trong Soul) thật sự quan trọng. Trong cộng đồng nhạc jazz, không có nhiều trưởng nhóm nhạc nữ phù hợp với nhân vật của cô.

Nhà tư vấn văn hóa như Tiến sĩ Johnnetta Cole cũng có mặt. Cô giống như một người dẫn dắt các tư vấn viên. Cô đóng vai trò lớn trong quy trình phê duyệt để đảm bảo rằng không có bất kì điều gì gây khó chịu xuất phát từ tạo hình nhân vật, thậm chí là các phân cảnh và phần trailer. Tất cả những thứ ấy đều chịu quyết định từ cô.

Tôi chắc rằng có rất nhiều thứ hay ho để học trong những cuộc thảo luận với các tư vấn viên. Liệu có bất kì một ví dụ cụ thể nào mà họ đưa ra nhưng bạn không hề nghĩ tới?

Đó chính là tạo hình nhân vật. Pete muốn một diện mạo thật phong cách ở thành phố New York cụ thể cho từng nhân vật. Anh yêu thích nghệ sĩ người Anh Ronald Searle. Chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về những bản vẽ của anh ấy. Tôi đã từng nghĩ tới những hình dáng này lúc ban đầu. Joe là một nhân vật có tạo hình khá rắc rối. Một vài chi tiết đôi khi khiến mọi thứ đi quá xa. Nhóm tư vấn về văn hóa của chúng tôi cảm thấy việc anh trông như một người đàn ông da đen thật sự rất quan trọng. Tuy nhiên chúng tôi không hề muốn bất kì điều gì gây phản cảm. Vì thế việc tạo hình nhân vật và các đặc tính gương mặt theo nhiều cách khác nhau rất quan trọng.

Đồng thời những dòng thoại trong phim cũng quan trọng. Ví dụ, Kemp nói rằng “Phân cảnh Joe bước ra từ phòng tắm và nói rằng mình cần sử dụng lotion rất quan trọng.” Nó là một chi tiết rất cụ thể, tương tự như việc bắt xe trong thành phố New York. Chúng là những chi tiết nhỏ nhưng thật sự cần thiết với mọi người.

Terry (Rachel House) ghi nhận các linh hồn bước vào kiếp sau. Ảnh: Pixar/Disney Plus.

Anh có đề cập đến việc cách điệu cho thành phố New York, tuy nhiên thật sự mà nói tôi nghĩ rằng kiếp trước và kiếp sau biến thể rất nhiều. Nó không gắn với một hình dung cụ thể nào về những gì nằm ngoài sự tồn tại của con người. Làm thế nào mà cả đội làm phim nghĩ ra khái niệm ấy?

Đúng là mọi thứ rất khó. Chúng tôi thực hiện sản xuất tất cả các phân cảnh New York đầu tiên bởi mất rất lâu để tạo nên hình dáng thế giới linh hồn. Không có một phương pháp nghiên cứu nào mà bạn có thể thực hiện. Vì thế các nghệ sĩ của chúng tôi đã làm việc rất chăm chỉ và thử nghiệm mọi thứ khác nhau. Pete không có bất kì một ý niệm nào trong một thời gian dài. Chúng tôi tham khảo nhiều yếu tố La Mã và Hy Lạp, hoặc những gì liên quan đến trường học xưa. Tuy nhiên mỗi linh hồn đều đến từ thế giới linh hồn này. Vì thế chúng tôi không muốn tác phẩm liên quan cụ thể đến bất kì văn hóa nào.

Và cuối cùng quyết định dùng các quyển tiểu thuyết World’s Fair cũ. Có một thứ gì đó về hình ảnh trong sách mang lại cảm giác hay ho và khác biệt. Trong đó có rất nhiều tác phẩm điêu khắc Thụy Điển mà chúng tôi đã dùng theo. Đó là lúc chúng tôi có được tạo hình cá tính nhân vật. Tuy nhiên vẫn rất khó để đạt được You Seminar (Thế giới Tiền Kiếp) như kết quả cuối cùng trong phim.

Tôi đang nghĩ đến phân cảnh ở đầu bộ phim khi Joe băng ngang qua rào cản vô hình để đi đến kiếp trước. Điều đó thật sự rất ấn tượng và là bước tiến về mặt tạo hình thị giác đối với Pixar. Quá trình thực hiện thị giác hóa trong phân cảnh ấy được quyết định như thế nào?

Một trong những nghệ sĩ kể chuyện của chúng tôi, Trevor Jimenez, là một người vô cùng tài năng. Anh đã hỏi Pete rằng, “Này, cho tôi tham gia với, nó sẽ trông thế nào nhỉ?” Và phần storyboard mà anh ấy chọn lần đầu trông rất giống với những phân cảnh hiện tại. Chúng tôi đã yêu cầu anh làm những thứ này. Chính anh đạo diễn cho tiểu phân cảnh ấy với những hình ảnh rất khác biệt và vui tươi. Nó gợi cho tôi nhớ một chút về cách chúng tôi xử lý phần Tư duy trừu tượng trong bộ phim Inside Out. Nó hơi giống với phân cảnh này khi chúng tôi có thể tùy hứng làm những điều kì dị với hình ảnh độc đáo.

Trong suốt những năm vừa qua, các phim ngắn được chiếu ở đầu suất như Sanjay’s Super Team và Bao giúp ngày càng có nhiều tiếng nói đa dạng xuất hiện tại Pixar. Vậy Pixar có những động thái gì để đảm bảo những tiếng nói xuất phát từ các nhân vật không phải người da trắng được nâng cao trong các tác phẩm và phim ngắn tương lai?

Hiện tại ưu tiên hàng đầu của studio là đa dạng hóa tiếng nói của các nhân vật xuất hiện trong quá trình kể chuyện bởi đó là thứ mà Pixar rất coi trọng và thực hiện nghiêm túc. Họ ưu tiên việc đặt cược vào nhân tố con người và yêu cầu những ai theo sát dự án phải nghĩ ra ý tưởng thay vì mua kịch bản. Những câu chuyện ấy luôn xuất phát từ một khởi nguồn rất cá nhân. Nó mất rất nhiều thời gian, nhưng chúng tôi đang có nhiều hơn các nhân sự nữ và văn hóa đa dạng hơn trong quá trình phát triển. Điều này thật sự thú vị. Nó mất nhiều thời gian nhưng một điều chắc chắn là vẫn đang diễn ra.

Tác giả: Josh Spiegel
Người dịch: Đáo
Nguồn: Polygon

Cùng tác giả

#Tag

Disney inside out pixar soul tua phim

iDesign Must-try

Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Từ lá thư từ chối họa sĩ nữ của Walt Disney cho đến vị trí của phụ nữ trong ngành nghệ thuật
Câu chuyện đằng sau việc nữ giới luôn bị lép vế trong ngành công nghiệp phim hoạt hình.
Gặp gỡ Vinni Pukh - phiên bản gấu Pooh dí dỏm của Liên Xô
Gặp gỡ Vinni Pukh - phiên bản gấu Pooh dí dỏm của Liên Xô
Khác với hình tượng gấu vàng áo đỏ mũm mĩm của Disney, Winnie the Pooh (tiếng Nga: Vinni Pukh) phiên bản Liên Xô là chú gấu con màu nâu nhỏ…
Sleeping Beauty: Từ đột phá nghệ thuật đến câu chuyện hậu cảnh đầy tranh cãi
Sleeping Beauty: Từ đột phá nghệ thuật đến câu chuyện hậu cảnh đầy tranh cãi
Sleeping Beauty (Công chúa ngủ trong rừng) là phim dài thứ 16 của Walt Disney Studio. Tác phẩm được công chiếu vào ngày 29/11/1959 và là một trong những bộ…
Đằng sau mối tình của Carl và Ellie trong phim ‘Up’: Cảm hứng từ câu chuyện có thật
Đằng sau mối tình của Carl và Ellie trong phim ‘Up’: Cảm hứng từ câu chuyện có thật
Chuyến hành trình đầy gian nan, thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị của bộ phim Up đã trở thành tuổi thơ của rất nhiều khán giả. Trong đó,…
‘Turning Red’: Bộ phim đánh dấu quá trình ‘bình thường mới’ của Pixar
‘Turning Red’: Bộ phim đánh dấu quá trình ‘bình thường mới’ của Pixar
Sau hai dự án phải ra mắt trên nền tảng trực tuyến vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Turning Red là bộ phim mới nhất được nhà Pixar lên lịch…
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…