Hiroyuki Doi: ‘Bằng cách vẽ vòng tròn, tôi cảm thấy mình đang sống và hiện hữu trong vũ trụ.’

Doi đã viết rằng “việc sử dụng các vòng tròn để tạo ra hình ảnh” đã giúp ông giảm bớt đau buồn mà bản thân cảm thấy sau khi em trai mình qua đời. Kể từ thời điểm đó, những vòng tròn của ông đã ám chỉ đến những chủ đề như “sự thoát xác của linh hồn, vũ trụ, sự chung sống của các sinh vật, tế bào của con người, cuộc đối thoại của con người và bình yên”.

Tại Nhật Bản, Hiroyuki Doi đã có một sự nghiệp thành công với tư cách là một đầu bếp bậc thầy tại một số nhà hàng hàng đầu của Tokyo. Trong thời gian rảnh rỗi, ông bắt đầu nghiên cứu nghệ thuật bằng cách tạo ra những bức tranh vẽ vòng tròn nhỏ – những nét vẽ đơn giản về các đối tượng thường ngày như hoa hoặc đồ vật. Sau đó, đột nhiên, cuộc đời khiến ông phải rời khỏi nhà bếp của mình và dành toàn bộ năng lượng cho việc làm nghệ thuật. Một quyết định đã khiến ông tạo ra những tác phẩm độc đáo và hiếm có trong nghệ thuật ngày nay.

Hình ảnh vị nghệ sĩ đang làm việc trong studio ở Tokyo.

Sinh năm 1946 tại Nagoya, Doi rất thích ẩm thực, nghệ thuật và văn hóa khi còn trẻ. Ông đã lên đường đến Tokyo để hoàn thiện kỹ năng nấu nướng của mình và trở thành một đầu bếp, ông đã dùng tiền tiết kiệm để tài trợ cho các chuyến đi tìm hiểu thực tế đến châu Âu.

“Tôi đã thực hiện một số nghiên cứu nghiêm túc về nghệ thuật và ẩm thực, đến các viện bảo tàng để xem các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của phương Tây và ăn những bữa ăn mà công thức và nguyên liệu đã được tôi nghiên cứu kỹ lưỡng.”

Hiroyuki Doi

Vào thập niên 80, Doi đang ổn định sự nghiệp của mình ở Tokyo một cách thoải mái thì đột ngột người em trai của ông qua đời vì khối u não. Đau khổ vì sự mất mát ấy, nhà ẩm thực chuyển sang làm nghệ thuật để giải tỏa. Ông đã từ bỏ công việc đầu bếp của mình nhưng cảm thấy không chắc chắn về việc thay đổi hướng đi của bản thân có thể dẫn ông ấy đến đâu.

Linh hồn, 2014.

Kể từ sau sự qua đời của em trai, mô-típ vòng tròn của ông đã ám chỉ đến những chủ đề như “sự chuyển đổi của linh hồn, vũ trụ, sự chung sống của các sinh vật sống, tế bào của con người, cuộc đối thoại của con người và hòa bình”. Tất nhiên, hình tròn là một trong những hình dạng cơ bản nhất trong tự nhiên, nghệ thuật và thiết kế. Mạnh mẽ trong tính biểu tượng của nó, nó đại diện cho các chủ đề cộng hưởng như sự đầy đủ, thống nhất, rộng lớn, và bao bọc.

Chúng ta đang sống trong thời đại xã hội được công nghệ hóa, tôi tin rằng việc sử dụng bàn tay của con người phải được chú trọng nhiều hơn. Đó là một trong những lý do tại sao tôi tiếp tục vẽ tay với các tác phẩm mới của mình. Bằng cách vẽ, tôi bắt đầu cảm thấy nhẹ nhõm, một lúc nào đó tôi bắt đầu cảm thấy có điều gì đó khác rồi bản thân đã cho phép tôi vẽ những tác phẩm này. Giả sử mọi sinh vật là một hình tròn, tồn tại trên thế giới này, tôi có thể vẽ được bao nhiêu sinh vật trong số chúng? Đó là việc làm cả đời và thử thách của tôi. Tôi phải tiếp tục làm việc, nếu không sẽ chẳng có gì tồn tại cả. Bằng cách vẽ các vòng tròn, tôi cảm thấy mình đang sống và hiện hữu trong vũ trụ.

Hiroyuki Doi
Không đề, 2010.

Doi sử dụng bút vẽ DR của thương hiệu Pilot do Nhật Bản sản xuất, có các đầu bằng polyacetal giúp giữ nguyên hình dạng của chúng. Không giống như bút có đầu bằng nỉ, mực không bị độn lên khi sử dụng hoặc khô đi, mà thay vào đó, mực dầu của chúng sẽ tuôn ra đều đến giọt cuối cùng. Ngòi bút ông thích là một loại đầu ngòi siêu mảnh, 0,005 mm. Thông thường, ông vẽ trên giấy thủ công washi của Nhật Bản, bao gồm các lớp bồi giấy làm bằng sợi từ vỏ của những cây bụi hoặc cây kozo (giống cây dó để làm giấy dó ở Việt Nam), ganpi hoặc mitsumata, mà ông hay mua tại Ozu Washi, một cửa hàng nổi tiếng ở Tokyo bắt đầu kinh doanh từ năm 1653.

Nhìn cận cảnh hơn các vòng tròn li ti như bọt biển do ông vẽ.

Doi kết hợp truyền thống của nghệ thuật châu Á và phương Tây, đề cập đến truyền thống Trung-Nhật về tranh mực vốn đã trở nên phổ biến từ thời Edo trở đi. Ông biết về truyền thống hướng ngoại và tự học ở phương Tây, cũng như nghệ thuật tiên phong ở Nhật do Atsuko Tanaka và các nghệ sĩ khác của phong trào gutai thời hậu chiến. Gần đây hơn, những thành tựu của Doi có thể được so sánh với những thành tựu của nghệ sĩ Yayoi Kusama.

Tìm cách quảng bá tác phẩm

Người bạn thân Yoshiko Otsuka, sau này trở thành giám đốc kinh doanh và đại lý nghệ thuật tại Tokyo đã nhớ lại: “Doi đã vẽ các bức tranh bằng sơn dầu hoặc màu nước về hoa, đồ ăn và các chủ đề khác; các bức vẽ vòng tròn của anh ấy phát triển rất chậm. Anh ấy bắt đầu vẽ các hình tròn của mình vào khoảng năm 1985, nhưng tôi đã không thấy chúng cho đến một thời gian sau đó. Lúc đầu tôi nghĩ chúng thật kỳ quặc, bởi vì tôi chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì giống vậy, nhưng sau đó tôi bắt đầu đánh giá cao tính năng động, sự nhạy cảm và chuyển động của chúng”.

Vài năm trước, Otsuka bắt đầu trưng bày các bản vẽ vòng tròn trừu tượng của Doi cho bất kỳ ai chịu khó xem xét chúng. Việc đào tạo tại chỗ, sự ham hiểu biết (không phải lúc nào cũng được đánh giá cao ở Nhật Bản), và sự lanh lẹ về giới nghệ thuật của Otsuka đã trở thành một phần không thể thiếu trong câu chuyện của một đầu bếp khi quyết định chuyển sang làm nghệ thuật. Ngày nay, cô điều hành trường Mỹ thuật quốc tế Yoshiko Otsuka có trụ sở tại Tokyo.

Không đề, 2015.

Năm 1999, Otsuka lúc này sống ở Hoa Kỳ khi còn là học sinh trao đổi, cô đã đến New York để tìm kiếm các phòng trưng bày đại diện cho Doi. Cô biết rất ít về cách mà thế giới nghệ thuật vận hành. Một trong những người bạn ở New York đã đề nghị cô đến thăm phòng trưng bày SoHo của Phyllis Kind, một người từ lâu đã được công nhận là một người đam mê nghệ thuật không chuyên, nghệ thuật ngoại đạo và các lĩnh vực nghệ thuật tự học khác.

Hai năm sau, Doi và Otsuka cùng nhau đến New York, họ xuất hiện tại phòng trưng bày của Kind mà không cần hẹn trước và yêu cầu được gặp nhà buôn tranh huyền thoại. Kind nhớ lại: “Phòng trưng bày có đầy đủ các nghệ sĩ và tôi không muốn xem thêm tác phẩm của ai. Nhưng những vị khách Nhật Bản này đã đi một chặng đường dài và mang theo một gói giấy nâu đầy hấp dẫn. Tôi đã xem các bức vẽ của Doi và vô cùng ngạc nhiên trước mức độ choáng ngợp trong tác phẩm của anh ấy. Bằng cách nào đó, anh ấy đã làm cho sự choáng ngợp đó trở nên hữu hình. Nghệ thuật của anh ấy đưa ra một ví dụ tuyệt vời về điều mà tôi luôn tìm kiếm trong bất kỳ tác phẩm của nghệ sĩ nào – sự chân thực.”

Các bức vẽ của Doi được Kind mô tả là có sự bồng bềnh, tạo thành khối kết tụ của các vòng tròn nhỏ giống như các chòm sao hoặc các đám mây cuồn cuộn. Chúng được thực hiện một cách cẩn thận, mang nét thanh thản của thiền định. Thoạt nhìn, chúng dường như có chung mối quan hệ với nghệ thuật vẽ bằng mực in cổ điển của Đông Á, nhưng phương thức vẽ lại hoàn toàn khác nhau. Kind tiếp tục trưng bày tác phẩm của Doi tại phòng trưng bày của riêng cô và tại Hội chợ Nghệ thuật Ngoại đạo. Các tác phẩm của ông đã được đưa vào triển lãm Nét vẽ ám ảnh của Bảo tàng Nghệ thuật Dân gian Hoa Kỳ vào năm 2005.

“Những bức vẽ của ông ấy vừa hiển vi vừa có vẻ nghịch lý như chứa đựng sự rộng lớn, vô tận của vũ trụ, hoặc bầu trời đầy sao”.

Lindsay Pollock viết trong tác phẩm Nghệ thuật ở Mỹ (2011)
Một video phóng sự về họa sĩ Hiroyuki Doi.

Thông qua nghệ thuật của riêng mình, ông cố gắng thể hiện cảm giác thư thái và bình yên, đồng thời ông vẫn là một người nhiệt thành tin tưởng vào giá trị và sức mạnh biểu đạt của các tác phẩm nghệ thuật thủ công. Sau đó, ông nói rằng mình hạnh phúc biết bao vì bản thân đã khám phá ra nghệ thuật và nghệ thuật cũng đã tìm thấy ông.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

art brut Hiroyuki Doi hội họa Nhật Bản hội họa đươn Navi Nguyễn nghệ thuật ngoại đạo outsider art trừu tượng

iDesign Must-try

Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Yoshitomo Nara sinh năm 1959 tại Aomori, là một trong những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật và âm nhạc…
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Vì sao Nhật Bản lại có những phát minh kì quặc khó có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày?
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh tại Mỹ đã bắt đầu như thế nào?