Định nghĩa ‘hiện thực huyền ảo’ và hành trình từ văn học đến điện ảnh

Từ “Pan’s Labyrinth” cho đến “Paddington”, kỹ thuật kể chuyện này sẽ giúp việc xem phim của bạn trở nên khác thường hơn đó.

Nét đẹp của việc kể chuyện là việc nó gợi nhớ ta về những điều có lẽ đã biết rồi nhưng thường lãng quên. Bằng cách nhìn qua một lăng kính mới, chúng ta có xu hướng thấy thế giới bên trong mình rõ ràng hơn. Một trong những cách để làm được điều này là thêm cơ số phép thuật vào những mặt quen thuộc của thế giới, một kỹ thuật được biết đến với cái tên “hiện thực huyền ảo” (magical realism) – hay nói cách khác, đó chính là thế giới của chúng ta, nhưng phép thuật được sử dụng như một công cụ để ta có thể thấu hiểu nó rõ hơn. Mặc dù trước tiên người xem cần phải xóa bỏ hoài nghi, nhưng hoàn toàn xứng đáng.

Nguồn gốc

Hiện thực huyền ảo là một công cụ “đang lên” hiện nay trong phim ảnh, nhưng nó thật chất có nguồn gốc từ văn học Mỹ Latin. Một trong những “tay chơi” chính giúp phổ biến nó là Gabriel García Márquez với quyển tiểu thuyết 100 Years of Solitude (Trăm năm cô đơn) đã đạt được thành công nhất định. Những tác giả khác đã đóng góp to lớn với thành công của thể loại này là Jorge Luis BorgesIsabel Allende, Isabel là người đã viết quyển sách bán chạy The House of Spirits. Chỉ một vài người phát triển chính cho công cụ kể chuyện này trong văn học, vậy làm thế nào hiện thực huyền ảo có thể len lỏi vào thế giới phim ảnh?

Cách làm này đã bắt đầu xuất hiện đáng kể từ khoảng cuối những năm 80 đến đầu 90 trong phim ảnh, truyền thống của nó vẫn khơi nguồn từ gốc rễ Mỹ Latin với những phim như Like Water for Chocolate của Alfonso Arau, dựa trên tiểu thuyết của Laura Esquivel. Bộ phim đã trở thành kẻ mở đường cho Mexico chiến thắng Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất trong Giải Oscar lần thứ 65 và trở thành phim nói tiếng Tây Ban Nha có doanh thu cao nhất tại Mỹ vào thời điểm đó.

Các nhà làm phim Mỹ Latin khác đã tiếp tục kết hợp chặt chẽ phương thức này vào phim ảnh, một trong những nhân vật đáng chú ý nhất là biên kịch kiêm đạo diễn Guillermo del Toro. Bộ phim Pan’s Labyrinth năm 2006 của ông là một dẫn chứng. Phim lấy bối cảnh Tây ban Nha sau nội chiến, cô bé nhân vật chính Ofelia (Ivana Baquero thủ vai) và người mẹ bệnh tật chuyển đến ở với bố dượng của cô, một chỉ huy độc ác. Bị ép phải lớn lên trong một thế giới tàn bạo và nhẫn tâm, Ofelia khám phá ra mê cung, nơi cô gặp một vị thần đồng áng, người giao cho cô ba nhiệm vụ cần phải hoàn thành. Các yếu tố kỳ ảo phục vụ như một thế giới song song với hiện thực thô bạo mà cô sống. Mê cung là hiện thân của thiên nhiên và sự trưởng thành của Ofelia, những yếu tố ma thuật này dùng để thúc đẩy nhận thức của người xem với bối cảnh câu chuyện về đạo đức và hệ quả.

The Shape of Water (2017)

Gần đây hơn, del Toro tiếp tục đào sâu vào thế giới của hiện thực huyền ảo lần nữa với bộ phim đoạt giải năm 2017 – The Shape of Water. Phim dõi theo đời sống của những cá thể thứ yếu, dường như đã bị cách li khỏi xã hội, với Elisa (Sally Hawkins thủ vai), người phụ nữ câm làm vệ sinh tại phòng thí nghiệm chính phủ. Bằng tất cả chủ ý và mục đích, bộ phim đã cố gắng mô tả bối cảnh thường nhật ở Baltimore khoảng 1962, bất chất sự xuất hiện bất thường của một sinh vật nửa người nửa cá được đưa vào phòng thí nghiệm chính phủ, nơi Elisa sẽ rơi vào lưới tình với anh. Bằng việc giới thiệu sinh vật lạ thường này với khán giả và cho phép chúng ta nhìn anh với góc nhìn của Elisa, ta thấy rõ sự áp bức của người ngoài bằng một đôi mắt khác, và việc yêu một ai đó bởi chính con người họ nghĩa là gì.

Một sự tiếp nhận tuyệt vời khác từ các đạo diễn Mexico là Birdman của Alejandro G. Iñárritu khi theo chân một diễn viên hết thời, Riggan Thomson (Michael Keaton thủ vai). Gã nổi tiếng với vai diễn siêu anh hùng được quý mến “Birdman”, một nhân vật không ngừng ám ảnh gã khi cố chứng minh hào quang năm xưa của mình trong quá trình sản xuất vở Broadway mới. Yếu tố hiện thực huyền ảo có thể tìm thấy phần lớn thông qua mối liên kết giữa chính Riggan và quá khứ siêu anh hùng – thứ đã trở thành một kiểu nhân cách khác của gã. Có những khoảnh khắc trong phim khi Riggan thật sự biến đổi thành Birdman về mặt vật lý, điều này giúp ta có sự liên kết với cái tôi và phần ái kỉ đã bị thổi phồng đến mức tước đoạt chính nhân vật.

Lan ra và tìm thấy chính mình

Vào đầu những năm 2000, hiện thực huyền ảo bắt đầu tìm thấy chính nó qua việc được tích hợp vào các bộ phim đến từ những nhà làm phim không-phải-Mỹ-Latin. Một ví dụ là Amélie của Jean-Pierre Jeunet, câu chuyện về một cô gái hướng nội ngày kia nhận ra mục đích sống của mình không gì khác ngoài trở thành một người chuyên làm việc tốt. Amélie lao vào cuộc sống đầy lạ lùng, được mô tả bởi những khoảnh khắc ngắn ngủi rất ma thuật và siêu thực (ví dụ như những bức tranh dõi theo cô hay Amélie tan chảy thành một vũng nước khi nhìn thấy Nino theo nghĩa đen). Việc sử dụng hiện thực huyền ảo giúp khán giả hiểu rõ hơn tâm trí của Amélie và chúng ta thật sự hòa vào thế giới theo cách cô nhìn.

Amélie (2001)

Một bộ phim khác vào khoảng thời kì này đã sử dụng hiện thực huyền ảo một cách thông minh đó là Donnie Darko của đạo diễn Richard Kelly, bộ phim đã tổng hòa được các yếu tố khoa học giả tưởng. Donnie Darko sử dụng phương pháp này một cách rất phức tạp khi theo chân nhân vật chính (thủ vai bởi Jake Gyllenhaal), người đã suýt soát thoát chết nhờ một con thỏ hình người quái gở tên Frank. Lằn ranh giữa hư cấu và thực tại thường xuyên bị xóa mờ xuyên suốt bộ phim, thật khó để nói xem thứ gì mới là sản phẩm đơn thuần từ tâm trí của Donnie. Nhiều luận điểm của người xem có thể được dùng để giải nghĩa những sự kiện trong phim, nhưng sự siêu thực của nó lần nữa đã bổ sung cho người xem thấy tâm trí bên trong của nhân vật chính.

Trong khi đó, có thể ta sẽ không nghĩ đến bộ phim đáng yêu Scott Pilgrim vs. the World của Edgar Wright như một ví dụ điển hình của hiện thực huyền ảo, nhưng nó chắc chắn cũng được xếp vào đó. Dựa tên loạt truyện tranh, bộ phim theo cậu nhóc ất ơ Scott Pilgrim (Michael Cera thủ vai) với nhiệm vụ chiếm lấy trái tim của Ramona Flowers (Mary Elizabeth Winstead thủ vai) – nhưng để làm được điều đó, cậu phải đánh bại 7 anh bồ cũ độc ác của cô. Phim thành công khắc họa tính hài hước cường điệu và phong cách video-game (nếu Scott đánh bại một cậu bồ cũ của Ramona, họ thật sự biến thành một đống xu). Trong khi rất nhiều yếu tố siêu thực và kỳ quái được dùng, chúng đều nhằm hiện thực hóa chủ đề lý tưởng hóa sự lãng mạn trong tình yêu.

Scott Pilgrim vs. the World (2010) với phong cách ảnh hưởng từ video-game

Nguồn cảm hứng với chủ đề tương tự là Ruby Sparks của Jonathan Dayton Valerie Faris. Tiểu thuyết gia Calvin Weir-Fields (Paul Dano thủ vai) đang vật lộn với việc bí ý tưởng khi nhảy vào sáng kiến về một cô gái giả tưởng tên Ruby Sparks (Zoe Kazan thủ vai). Calvin càng viết về Ruby, anh càng rơi vào tình yêu với cô. Một ngày nọ, Calvin thức dậy và thấy Ruby bằng xương thịt đang sống trong nhà mình. Mặc dù tiền đề này là điều không thể xảy ra theo logic, nhưng những nhân vật trong phim đủ nhanh để chấp nhận nó như một phần đời sống. Hiện thực huyền ảo được dùng ở đây để nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc lý tưởng hóa và khao khát được kiểm soát trong một mối quan hệ.

Một ví dụ được nhiều người yêu mến về hiện thực huyền ảo trong phim là Paddington của Paul King. Bộ phim theo chân một một chú gấu hình người đang cố gắng sống cho chính mình trong thời đại mới ở London (và sự thật là một con gấu biết nói rõ ràng cũng dễ chấp nhận, đó là vẻ đẹp của hiện thực huyền ảo). Bộ phim Paddington có thể trông ngớ ngẩn và trẻ con với một số người, nhưng vị thế của các nhân vật trong Paddington tại xã hội thành thị đương thời đã giúp bộ phim thành công nắm lấy chủ đề bài ngoại, phân biệt đối xử, nỗi sợ bị thay thế một cách rất đặc sắc và duyên dáng – một chiến công ấn tượng mà bất cứ bộ phim nào cũng muốn đạt được.

Paddington (2014)

Hiện thực huyền ảo cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong truyền hình đương thời. Trở về gốc rễ của nó ở Mỹ Latin, loạt phim thành công của Netflix tên Narcos cũng có yếu tố hiện thực huyền ảo được thêm thắt và mở ra bằng một câu tiêu đề như sau: “Hiện thực huyền ảo được định nghĩa là những gì xảy ra khi một bối cảnh siêu thực tế và chi tiết bị xâm chiếm bởi thứ gì đó quá lạ lùng để tin. Và một hiện thực huyền ảo đáng tin đã được sinh ra ở Colombia.”

Một loạt phim khác được kết hợp hiện thực huyền ảo là Jane the Virgin của CW (cũng được ảnh hưởng mạnh từ Mỹ Latin). Nhân vật chính Jane Villanueva (Gina Rodriguez thủ vai) thường gặp những gợi ý ma thuật trong cuộc sống thường nhật, dù đó là một phiên bản khác của chính cô đang tự đưa lời khuyên hay một bức ảnh sống dậy và nói chuyện với cô.

Jane the Virgin (2014-2019)

Có lẽ điều quan trọng nhất để nhận ra hiện thực huyền ảo là nó cho ta thấy cách sáng tạo câu chuyện có thể giúp ta hiểu rõ hơn về thế giới rất thật mà ta đang sống. Theo một cách lạ kỳ, nó vô cùng hợp lý – đôi khi ta cần điều gì đó bất bình thường để giúp chuyển đổi góc nhìn, để câu chuyện được tiếp tục. Và có lẽ chúng sẽ làm thế giới của chính chúng ta trở nên kỳ diệu hơn một chút.

Tác giả: Siobhan Spera
Dịch: Chi
Nguồn: filmschoolrejects

Cùng tác giả

#Tag

birdman Edgar Wright Guillermo del Toro magical realism movie inspiration phim ảnh tua phim

iDesign Must-try

Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Sau khi liên hoan phim năm 2020 bị huỷ bỏ vì đại dịch, ngày hội điện ảnh sẽ trở lại vào tháng 7 này tại Cannes. Hãy cùng tìm hiểu…
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
Tàn Thể: Tiền truyện là phim hoạt hình ngắn được DeeDee Annimation Studio phát hành vào đầu năm 2019. Tàn thể được giới thiệu với tham vọng thiết lập một…
The Devil Wears Prada tròn 15 tuổi: Khám phá 15 bộ phim tiêu biểu về giới thời trang
The Devil Wears Prada tròn 15 tuổi: Khám phá 15 bộ phim tiêu biểu về giới thời trang
Thấm thoắt đã 15 năm trôi qua từ ngày The Devil Wears Prada ra mắt và trở thành tượng đài của những bộ phim mang đề tài thời trang. Hãy…
5 nhân vật mắc bệnh tâm lý gây ám ảnh nhất trong vài thập kỷ qua
5 nhân vật mắc bệnh tâm lý gây ám ảnh nhất trong vài thập kỷ qua
Dù sắm vai chính diện hay phản diện, những nhân vật có mang trong mình căn bệnh tâm lý ám ảnh luôn có một sức hút đối với khán giả.…