Jimmy Marble tự sự về con đường nghệ thuật đầy khúc ngoặt

Nhiếp ảnh gia kiêm đạo diễn Jimmy Marble hiện đang sống tại Los Angeles, luôn biết rất rõ rằng mình muốn trở thành nghệ sĩ từ nhỏ, nhưng con đường đến với sự nghiệp nhiếp ảnh và làm phim thì không hề bằng phẳng như vậy.

Dưới đây là buổi phỏng vấn với Jimmy tại studio Silver Lake nơi anh kể về lúc bắt đầu với tư cách một nhà văn, và mối liên kết giữa ngôn ngữ, kỹ năng, và màu sắc trong phim tường thuật; về việc dành hàng giờ để đến được nơi bạn muốn; và cách mà không gian studio có thể giúp bạn tái tập trung mỗi ngày.

Làm cách nào anh đến được vị trí bây giờ, hơn là đi theo con đường bình thường như bao người?

Bạn nghĩ như thế nào là “bình thường”?

Ồ, anh là một nghệ sĩ, nhà thiết kế, và đạo diễn – chứ không phải là nha sĩ đâu nhé!

Tôi hoàn toàn không phải là một nha sĩ (cười lớn). Đó là phần tồi tệ của việc trở thành nghệ sĩ, dẫu vậy – không phải lúc nào cũng có một con đường rõ ràng. Không như người ta nói, “Được rồi, bạn làm thế này, thế kia, thế nọ, và bạn sẽ ổn!” và sau đó bạn có một sự nghiệp, rồi bỗng dưng khoản nợ sinh viên của bạn biến mất. Tôi là một người thích theo đuổi mục tiêu, nếu bạn nhìn xung quanh, bạn sẽ thấy những đầu việc với ô tick mà tôi cần thực hiện.

Anh thật biết cách tổ chức!

Nhưng tôi thật sự không như vậy! Tôi cần phải dán đầy tường những mục tiêu của mình để tập trung. Tôi nghĩ rằng tôi luôn biết nơi mình muốn đến. Vì vậy tôi cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa vị trí tôi đang đứng và nơi tôi muốn đến, sau đó tôi sẽ thực hiện những việc cần làm để đạt được nó.

Hướng về việc làm phim ư?

Tôi luôn muốn làm phim tường thuật. Tôi bắt đầu bằng việc làm video âm nhạc, sau đó dẫn đến vài hợp đồng thương mại, rồi đến cơ hội làm việc trong những dự án cá nhân. Số tiền dư và thời gian này dẫn tôi đến với nhiếp ảnh. Tôi đã có rất nhiều ý tưởng cho dự án, nhưng dễ dàng hơn nhiều với việc ra ngoài và chụp một tấm ảnh hơn là quay một bộ phim ngắn.

Trong vài năm đầu, tôi bị ám ảnh với việc tạo ra nhiều nhiều những bức ảnh, vì tôi thích cảm giác sáng tạo, và thèm khát sự chuyển động không ngừng. Nhưng tôi không bao giờ ngờ rằng sẽ có một sự nghiệp từ đó. Khi bắt đầu bước vào tuổi 20, tôi chẳng có đam mê gì ráo vào việc trở thành nhiếp ảnh gia. Thậm chí đến năm 26, tôi vẫn không có tí đam mê nào. Và khi 27 tuổi, tôi thật sự đắm chìm với nó, và bắt đầu theo đuổi nghiêm túc. Một khi chạm ngưỡng 30, tôi có một sự nghiệp chụp ảnh nhiều nhặn hơn đạo diễn rất nhiều, tôi nhận ra mình muốn quay đầu và tập trung vào đạo diễn nhiều hơn. Nhưng không vì vậy mà tôi bỏ hẳn nhiếp ảnh – tôi vẫn cố gắng trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Tôi chỉ muốn chắc rằng mình nắm rõ hướng đi mình muốn.

Anh nói rằng anh luôn biết rằng mình muốn đi đến đâu, nhưng anh đang cố gắng tìm kiếm phương hướng để đạt được nó. Anh có biết điều này khi còn nhỏ không?

Cơ bản thì từ lúc tôi có thể viết, tôi đã ám ảnh với việc kể nên những câu chuyện. Từ lớp hai, tôi về nhà và trèo vào máy gõ chữ ngay lập tức rồi bắt đầu tung hoành câu chuyện.

Anh viết truyện thể loại nào?

Cũng tuỳ thôi. Tôi từng có những người thầy vô cùng tuyệt vời, họ đã khuyến khích tôi viết nhiều hơn. Vào giờ ăn trưa, họ sẽ để tôi đọc lên những mẩu chuyện của mình cho cả lớp nghe. Tôi thích việc đó khủng khiếp! Chúng là những mẩu chuyện vui, và tôi thì thích đứng trước đám đông và làm họ cười.

Lúc đó giống anh đang biểu diễn nhỉ!

Đúng vậy, nó giống buổi trình diễn ở mức độ nào đó. Nửa viết lách, nửa biểu diễn, và cảm giác hồi hộp lẫn phấn khởi khi ở trước đám đông. Ở trường tiểu học, tôi có một người thầy dạy vẽ tuyệt vời. Tôi chỉ muốn học giờ của thầy càng nhiều càng tốt, vì vậy tôi luôn ngồi ở đó, và luôn luôn vẽ. Tôi không phải là một nghệ sĩ minh hoạ giỏi, sẽ không bao giờ là vậy, nhưng tôi sẽ luôn tạo ra những bức tranh thú vị như của Bosch vậy. Về kỹ thuật, chúng chẳng tốt chút nào, nhưng luôn có một câu chuyện gì đó đằng sau những bức tranh này.

Tôi hứng thú với việc anh cảm thấy như thế nào về cách tiếp cận một câu chuyện bằng thị giác so với ngôn ngữ. Chúng có vai trò như thế nào trong những câu chuyện anh kể?

Có một điều là, một kịch bản luôn rất khác so với một bài văn xuôi. Với văn xuôi, bạn vẽ ra toàn bộ khung cảnh. Tác giả yêu thích của tôi là Gabriel García Márquez, và thật chóng mặt khi chỉ trong một câu ông ấy có thể đong trọn mọi cảm xúc mà bạn từng có trong cuộc sống. Tôi không thể hiểu được; nó quá đẹp. Nhưng khi bạn kể một câu chuyện bằng thị giác, qua hình ảnh chuyển động, bạn có thể sắp đặt những hình ảnh, thước phim, đồ vật, và thiết kế chúng bằng cách nào đó. Vì vậy bạn đạt được hình ảnh đối lập với những gì đi ngay sau nó và gây ảnh hưởng lên hình ảnh trước, điều này có thể thay đổi hoàn toàn cách bạn nhìn nhận hình ảnh đầu tiên. Có rất nhiều thứ phải làm với hình ảnh cho phép bạn chơi đùa với cảm xúc một cách vô thức. Giống như âm nhạc vậy – một chút ấn tượng hơn, nơi bạn cố gắng tạo ra nhiều xúc cảm hơn nữa.

(xem Poor Cherries)

Bộ phim này anh cùng viết với một người bạn à?

Đúng vậy, với Forest Perrine, một nghệ sĩ vẽ tranh tường ở Seattle. Anh ấy đã làm một bản đề nghị hoành tráng cho dự án tranh tường này, dựa trên bộ phim của Iran Taste of Cherry. Bạn xem nó chưa?

Chưa, tôi chưa xem.

Bộ phim kể về một người đàn ông cố gắng tự tử. Anh ta đã có sẵn một cái hố để làm mồ rồi, và đang kiếm ai đó cùng ra ngoài sa mạc và hoả thiêu anh ta. Trên chuyến hành trình, anh ta gặp một gã cố gắng thuyết phục mình từ bỏ ý định. Lý lẽ của gã này là, “Nghe này, tao hiểu là cuộc sống khốn nạn, nhưng ít nhất nó cũng có vị cherry.” Forest, người được truyền cảm hứng rất nhiều từ bộ phim, đã hoàn thành bản đề xuất dự án tranh tường của mình với vô vàn cảm xúc khác nhau, một điều khiến tôi vô cùng xúc động, nhưng chính quyền Seattle từ chối thực hiện dự án. Tôi nghĩ rằng nó thật sự rất đẹp, điều này vẫn cần được thực hiện, nên tôi hỏi rằng anh ấy có muốn biến dự án thành một bộ phim không.

Anh có lời khuyên nào dành cho một nhiếp ảnh gia hoặc đạo diễn mới vào nghề không?

Hãy tìm người nào mà bạn thích, một người chăm chỉ, và làm việc chăm chỉ hơn họ. Tôi đã 31 rồi, và đã trong trạng thái hùng hục trong vòng 8 năm. Khi tôi chuyển đến LA và mới bắt đầu, tôi nghĩ rằng những người tôi biết sẽ thành công, và tôi cũng sẽ thành công. Đó là vẻ đẹp của tuổi trẻ – bạn tiệc tùng cùng nhau, làm việc cùng nhau, tất cả những người bạn sẽ trở nên nổi tiếng và thành công. Nhưng bạn bắt đầu thấy họ từ bỏ dần. Những người còn sót lại là những người yêu mọi mặt của công việc, vì họ yêu thích việc mình làm. Quan trọng là ai sẽ là người làm việc hăng say nhất.

Anh vẫn làm việc hăng hái chứ?

Mọi lúc. Tôi thậm chí còn chưa bao giờ ngừng hăng say. Giống như tôi là câu mở đầu của chương hai trong một cuốn tiểu thuyết – vẫn cố gắng định hình sự nghiệp mà tôi muốn mình có.

Không gian ảnh hưởng như thế nào đến công việc của anh?

Vợ tôi và tôi đã có văn phòng được một năm, nó thật tiện lợi làm sao. Tôi phát triển nhiều hơn với tư cách nghệ sĩ, và tôi đã có thể chụp nhiều ảnh cá nhân hơn. Tôi đang làm phim ngắn thứ hai của mình chỉ trong một năm, đó là điều chưa bao giờ xảy ra trước đây.

Nếu tôi có thể cho thêm một lời khuyên nào, đó sẽ là hãy thuê một văn phòng ngay khi bạn có khả năng. Lý tưởng hơn khi nó không nằm trong nhà. Đừng chọn căn hộ hai phòng ngủ – hãy chọn một nơi biệt lập mà bạn phải trả mọi hoá đơn.


Nguồn: thegreatdiscontent

Cùng tác giả

#Tag

jimmy marble làm phim nhiếp ảnh thiết kế

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Những tấm vải tuyn thanh tao với chuyển động ma mị trên đồng cỏ và dưới những tán cây được ghi lại trong những bức ảnh mới nhất của Thomas…