Khi người thiết kế cũng là người kể chuyện, viết là kĩ năng cần có trong thiết kế

Kĩ năng viết tốt sẽ giúp nhà thiết kế phân tích và dẫn dắt khách hàng dễ dàng hơn và tạo trải nghiệm đáng nhớ.

Thiết kế trong lĩnh vực công nghệ có tầm quan trọng nhất định và các công ty công nghệ dần quan tâm nhiều hơn đến chủ đề thiết kế. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực phần mềm nơi mà những nhà thiết kế được tuyển dụng ngày càng nhiều.

Tuy nhiên công nghệ luôn thay đổi và vai trò của nhà thiết kế trong lĩnh vực này cũng vậy. Hình thức tương tác hàng ngày giữa chúng ta với công nghệ ngày càng thiếu đi các yếu tố thị giác, ví dụ như chat bots và các thiết bị kết nối, do đó thiết kế thị giác dần bị lỗi thời. May mắn thay, thiết kế tốt không chỉ phản ánh qua vẻ bề ngoài mà còn nằm ở cách vận hành và cảm xúc mang lại. Vì thế việc vẽ khung trên Sketch hoặc Photoshop sẽ không còn tỏ ra hiệu quả nữa.

Dù tầm quan trọng của thiết kế thị giác có giảm đi, thiết kế vẫn không hề thoát ly và sẽ giữ vững giá trị qua thời gian nếu nhà thiết kế học cách thích nghi. Đa số các lãnh đạo thiết kế như John Maeda trong bài viết Design in Tech Report tranh luận rằng nhà thiết kế cần biết cách viết mã lập trình để tồn tại. Tuy nhiên nếu bạn là một nhà thiết kế trẻ đầy đam mê, tôi khuyên và cầu xin bạn hãy mặc kệ những người đó đi.

Thiết kế xoay quanh con người chứ không phải dựa vào công nghệ. Để thiết kế ra được những sản phẩm tuyệt vời, bạn không chỉ cần phải hiểu mình đang tạo ra cái gì mà còn là lý do đằng sau. Bạn làm điều ấy bằng việc đồng cảm với khách hàng để cảm nhận được nỗi đau của họ và nhà thiết kế chỉ có thể hoạt động tốt sau khi làm như thế.

Giống như nhà thiết kế, các nhà văn giỏi cũng cần thấu hiểu đối tượng độc giả của họ. Họ thực hiện nghiên cứu bởi việc cốt truyện và nhân vật cần được xây dựng trên nền tảng thực tế, hoàn chỉnh và không tạo khoảng cách. Họ cảm thông cho các nhân vật chính trong ngữ cảnh viễn tưởng hoặc phi tưởng tượng, từ đó không chỉ hiểu được khía cạnh họ là ai mà còn là hành trình trở thành con người như thế.

Ngữ cảnh sử dụng mà bạn tạo ra cho một người làm vườn vô cùng khác biệt so với một nhà khoa học thần kinh.

Sự tương quan giữa kĩ năng viết và thiết kế được thể hiện mạnh mẽ nhất khi nói đến việc xây dựng ngữ cảnh. Cả hai đều cần mức độ nhạy cảm đối với mọi tình huống. Tương tự như khi viết, quá trình thiết kế có nhiều mức độ phức tạp trong ngữ cảnh sử dụng:


Ngữ cảnh cảm xúc.

Một người sẽ cảm thấy thế nào khi sử dụng sản phẩm của bạn – không chỉ ở giai đoạn đang sử dụng mà còn là trước và sau lúc đó? Trạng thái thần kinh của họ thế nào? Liệu họ có đang sử dụng sản phẩm của bạn để bớt chán hay dùng cho quá trình cấp cứu y tế?

Ngữ cảnh môi trường.

Họ đang ở đâu khi sử dụng sản phẩm? Họ đang đang làm gì với đôi tay của mình? Yếu tố nào cần họ chú ý? Có đặt ra giới hạn về thời gian không? Họ đang sử dụng sản phẩm trong lúc lái xe hoặc trong phòng ngủ?

Ngữ cảnh xã hội.

Họ sẽ được những người khác nhìn nhận ra sao khi sử dụng sản phẩm? Liệu nó có khiến họ cảm thấy thích thú hoặc tự hào? Họ có cần sản phẩm của bạn để hỗ trợ giải quyết vấn đề không thể chia sẻ với người khác?


Câu trả lời sẽ xác định chức năng, diện mạo và cách thức sử dụng của sản phẩm. Ví dụ, không quan trọng Snapchat đang sử dụng công nghệ hoặc ngôn ngữ lập trình nào, nếu tôi không thể bật camera trong 3 giây để bắt lấy khoảnh khắc thoáng qua, tính hữu ích và giá trị của nó sẽ giảm đi với tôi.

Quan trọng là bạn phải duy trì ngữ cảnh xuyên suốt và bám sát vào nó trong vòng đời phát triển sản phẩm. Nhà thiết kế giỏi hiểu được cách hợp nhất và tổng kết ngữ cảnh sử dụng. Họ biết cách chia sẻ câu chuyện ấy với các bên cần thiết để đội ngũ sản phẩm có thể điều chỉnh phù hợp. Chia sẻ các chi tiết trong câu chuyện của khách hàng giúp công ty có thể hiểu được và tập trung vào điểm nhức nhối của khách hàng.

Dù trong hình thái chân dung, storyboard, bản đồ hành trình hoặc thậm chí là một bài dẫn chuyện, nhà thiết kế giỏi bắt đầu với góc nhìn rõ ràng và thu hút về khó khăn của khách hàng mà họ đang giải quyết. Tương tự như việc kể chuyện, mỗi dự án thiết kế có một hoặc nhiều nhân vật chính, một ngữ cảnh, một cốt truyện, một mâu thuẫn và giải pháp. Cả nhà văn lẫn nhà thiết kế đều đi đến giải pháp theo nhiều cách tương tự nhau.

Theo đó, học cách viết mã lập trình có thể giúp nhà thiết kế đưa ra quyết định kĩ thuật có ích hơn. Ví dụ, ban đầu Instagram không cho phép bật chế độ landscape và portrait cùng lúc, vì thế nhà thiết kế quyết định đặt khung hình vuông cho mỗi bài đăng. Đó là một quyết định thiết kế thông minh bởi bạn không cần phải chọn cách chụp hình. Nhà thiết thiết có thể đã không thể đưa ra quyết định như thế mà không hiểu biết về mã lập trình, do vậy nhiều trường hợp quan trọng được giao cho những nhà thiết kế biết mã lập trình giải quyết.

Sau tất cả, nếu bạn không thể thấu hiểu người dùng đích thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa. Những gì công ty cần trong thời điểm hiện tại và tương lai gần là nhà thiết kế có thể đóng vai trò của một nhà văn và người kể chuyện. Kĩ năng viết tốt sẽ giúp nhà thiết kế phân tích và dẫn dắt khách hàng dễ dàng và tạo trải nghiệm đáng nhớ. Kết quả cho ra sẽ là một thiết kế toàn diện, tạo sản phẩm mà khách hàng yêu thích và không thể thiếu được.

Tác giả: Yazin Akkawi
Người dịch: Đáo
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

designer personal growth writing writting in design

iDesign Must-try

Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
Designer, đây là những dấu hiệu bạn vẫn đang phát triển
Thỉnh thoảng bạn tự hỏi, liệu mình có đang tiến triển gì trong công việc? Cách rõ nhất để thấy được sự phát triển là đạt được thành tích, mục…
5 con đường khác nhau để trở thành designer
5 con đường khác nhau để trở thành designer
Khi nói đến việc xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực thiết kế, có vô số con đường khác nhau để người ta có thể đi theo. Trong bài viết này,…
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
[UX / UI]: 5 thói quen đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng UX research
 Hôm nay, Joanna – một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng tại Microsoft  sẽ làm sáng tỏ năm thói quen quan trọng cần thực hành trong khi tiến hành nghiên cứu…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…