Khoa học Thần kinh: Cách Nghệ thuật chữa lành cho ta

Bạn có biết rằng việc ngắm nhìn một bức họa có thể làm giảm thiểu các triệu chứng của bệnh Parkinson hoặc việc nghe nhạc giúp làm tăng cơ hội sống sót của một bệnh nhân ung thư? Sau đây là những gì xảy ra trong não bộ của chúng ta khi áp dụng nghệ thuật vào trị liệu.

Ngày nay ở Montréal, Canada, nếu một người đang phải đối mặt với bệnh trầm cảm hoặc với những bệnh mãn tính như tiểu đường, và ngay cả khi họ đang tiếp nhận chăm sóc giảm nhẹ, họ cũng có thể được bác sĩ kê một “đơn thuốc bảo tàng”: đơn thuốc yêu cầu đến thăm một viện bảo tàng với sự đồng hành của một người thân hoặc một nhân viên điều dưỡng. Đây chính là nghệ thuật trị liệu, và là điều mà nhà thần kinh học Pierre Lemarquis, tác giả của cuốn sách “L’art qui guerit” (Tạm dịch “Nghệ thuật giúp chữa lành”) được phát hành bởi nhà xuất bản Hazan vào tháng 11 năm 2020, đang nghiên cứu.

1. Những lợi ích đáng kể từ nghệ thuật

Sử dụng âm nhạc trong hóa trị giúp giảm nhẹ các tác dụng phụ như đau nhức, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, khó chịu, v.v. Âm nhạc và nghệ thuật thị giác được sử dụng để đối phó với bệnh Alzheimer, như một công cụ giúp khơi lại ở bệnh nhân những ký ức, sở thích, hay bản sắc của họ. Như trong một đoạn video đã cho thấy, một cựu diễn viên múa ba lê đã nhớ lại một trong những vũ đạo của bà khi nghe bản nhạc mà bà đã từng biểu diễn.

Theo Tiến sĩ Pierre Lemarquis, những lợi ích của nghệ thuật đã được biết đến từ hàng nghìn năm trước:
Có lẽ chính Aristotle là người đầu tiên nhắc tới tác dụng thanh tẩy của nghệ thuật. Aristotle bày tỏ trong các tác phẩm thơ của mình rằng, nếu chúng ta đến nhà hát, việc xem các diễn viên diễn cho phép chúng ta trải nghiệm cảm xúc của họ, thông qua sự truyền cảm, và từ đó có thể giải phóng bản thân khỏi những xung động tâm lý. Quan điểm này của ông sau đó đã được xác nhận lại bởi các công trình của ngành khoa học thần kinh.

2. Nghệ thuật, một liệu pháp chữa trị

Bằng cách ngắm nhìn một bức tranh, chúng ta cảm nhận được các sắc thái đa dạng khác nhau của cảm xúc và cảm giác. Sự cảm nhận đó có được một phần là do nghệ thuật đã tạo ra các phản ứng hóa học trong não bộ chúng ta.

“Cách nghệ thuật tác động đến chúng ta gần giống như một loại thuốc chữa trị, bởi lẽ khi chúng ta kết nối với một tác phẩm nghệ thuật, có bao nhiêu chất đã được tiết ra? Chúng ta đã tìm thấy dopamine, chắc chắn là có cả serotonin – loại chất có trong tất cả các loại thuốc chống trầm cảm, và cả morphin nội sinh cũng được tìm thấy.” – Tiến sĩ Pierre Lemarquis, nhà thần kinh học.

Việc ngắm nhìn một bức tranh tạo ra phản ứng hóa học trong não bộ con người @Getty

Những hormone này đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể chúng ta. Ví dụ như, dopamine tham gia điều khiển chức năng vận động, đây cũng chính là hormone bị thiếu ở những người mắc bệnh Parkinson. Hormone này cũng tác động trực tiếp lên phần não nơi kiểm soát động lực sống và các mong muốn của chúng ta.

Đối với các bệnh nhân tiểu đường ở Montréal, việc đi thăm bảo tàng đã giúp họ giảm nồng độ hormone cortisol – là nguyên nhân gây ra căng thẳng thần kinh.

“Chúng ta cũng biết rằng khi ta nhìn ngắm một tác phẩm nghệ thuật, chẳng hạn nếu ta quan sát bức họa Mona Lisa, não bộ khi ấy sẽ khiến chúng ta cảm thấy như thể ta đang thực sự đứng trước một người phụ nữ, trước nàng Mona Lisa thực sự. Như thể chúng ta đang trò chuyện với nàng. Thật thần kỳ, khi các tác phẩm nghệ thuật không phải là những thực thể sinh học lại được bộ não của chúng ta nhìn nhận như những con người sống động.” – Tiến sĩ Pierre Lemarquis, nhà thần kinh học.

Bằng cách nhìn nhận nghệ thuật như những thực thế sống, bộ não của con người kích hoạt các “tế bào thần kinh phản chiếu” liên kết với mạch thần kinh đồng cảm, điều này giải thích tại sao một bài hát có thể khiến bạn cảm thấy được an ủi. Nghệ thuật cũng kích hoạt các mạch thần kinh hạnh phúc và tưởng thưởng, kích thích niềm vui sống của con người.

Nghệ thuật kích thích sự kết nối của các mạch thần kinh @Getty

Vào năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một báo cáo dựa trên 900 bài báo khoa học. Các nhà nghiên cứu đã chia các loại hình nghệ thuật thành 5 loại:

  1. Nghệ thuật thị giác
  2. Nghệ thuật biểu diễn
  3. Văn hóa (bảo tàng, lễ hội, …)
  4. Nghệ thuật số
  5. Văn học

Tất cả các loại hình nghệ thuật trên đều được ghi nhận là có tác động tích cực đối với sức khỏe của chúng ta. Nghệ thuật mang đến sự trợ giúp không chỉ về mặt tâm lý, mà còn về mặt sinh lý, xã hội và hành vi, bằng cách đem lại cảm giác dễ chịu, thoải mái. Tuy nhiên, phương thức trị liệu này ngày nay vẫn chưa được khai thác rộng rãi.

WHO luôn ủng hộ việc phát triển khả năng tiếp cận với âm nhạc trong quá trình phẫu thuật, hoặc khả năng tiếp cận nghệ thuật trong các bệnh viện, v.v.

“Đến một ngày nào đó có lẽ chúng ta sẽ nhận ra rằng nghệ thuật về bản chất chỉ là một phương thuốc chữa lành” – Nhà văn J. M. G. Le Clézio.

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas 
Nguồn: Neurosciences : comment l’art nous guéris, Elsa Mourgues

Cùng tác giả

#Tag

Artplas Chức năng của Nghệ thuật nghệ thuật Series Nghệ thuật và ? Ý nghĩa của Nghệ thuật

iDesign Must-try

Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Đó là năm 1858. Cezanne mới mười tám. Người bạn thân nhất của cậu, Emile Zola, vừa rời đi Paris, bỏ cậu ở lại Aix-en-Provence.
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Các nhà khoa học thần kinh hiện biết rằng những gì chúng ta nhìn thấy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một thứ gọi là quá trình xử lý từ…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
"Dù cố gắng đến đâu, Cézanne vẫn không thể thoát khỏi những diễn dịch xảo quyệt của não mình. Trong những bức tranh trừu tượng của ông, Cezanne muốn thể…