Làm thế nào để tiếp tục khi bản thân không có ý muốn làm?

Thực tế mà nói, không có điều gì đang ngăn cản bạn, chỉ có bản thân không muốn làm mà thôi.

Chúng ta đều có một dự án mà mình bỏ dở, một dự án với thời hạn hoàn thành ngày càng đến gần. Đồng thời có một người khách với cuộc gọi mà bạn cần phải nghe máy – người không làm gì khác ngoài việc liên tục phàn nàn và tiêu tốn thời gian quý giá của bạn. Mà nè, bạn không định đi tập thể hình thường xuyên hơn trong năm nay sao?

Bạn có hình dung được mình sẽ thấy bớt tội lỗi, áp lực và khó chịu thế nào nếu có thể khiến bản thân làm những việc bắt buộc phải hoàn thành mà không muốn đó chưa? Chưa kể đến việc bạn có thể trở nên hạnh phúc và năng suất hơn.

Tin (cực) tốt là bạn có thể hình thành thói quen không bỏ bê công việc nếu áp dụng chiến lược hợp lý. Việc xác định chiến lược nào cần sử dụng sẽ phụ thuộc vào lý do khiến bạn hình thành thói quen trì hoãn:


Nguyên nhân #1: Bạn bỏ bê công việc vì sợ rằng mình sẽ làm mọi thứ rối tung lên.

Giải pháp: Áp dụng chiến lược tâm lý “tập trung phòng ngừa”.

Có hai hướng để nhìn nhận bất kì một công việc nào. Bạn có thể thực hiện một công việc bởi vì biết rằng mọi thứ có thể trở nên tốt hơn thời điểm hiện tại – một thành tựu hoặc kết quả đạt được. Nếu hoàn thành dự án này thành công, tôi sẽ có thể gây ấn tượng với sếp hoặc nếu chăm chỉ tập thể hình thì mình sẽ có ngoại hình đẹp. Các nhà tâm lý học gọi đây là hiện tượng tập trung xúc tiến. Nghiên cứu cho thấy rằng khi mang yếu tố tâm lý này, bạn sẽ có động lực hoạt động để tạo kết quả và điều này sẽ trở nên hiệu quả nhất khi bạn trong trạng thái háo hức và lạc quan. Nghe có vẻ rất tốt phải không? Nếu cảm thấy mình sẽ có thể làm mọi thứ rối tung lên thì đây không phải là điều mà bạn cần tập trung. Lo âu và nghi ngờ sẽ làm giảm động lực xúc tiến, khiến bạn có xu hướng không làm gì cả.

Điều bạn cần là một cách nhìn nhận việc cần làm mà không bị tác động bởi những nghi ngờ, lý tưởng là cách nhìn giúp bạn trở nên thành công. Khi có hiệu ứng tập trung phòng ngừa, thay vì nghĩ về kết quả tốt hơn có thể đạt được, bạn sẽ thấy công việc giống như một cách để nắm giữ những gì mình đã có nhằm tránh cảm giác mất mát. Đối với tập trung phòng ngừa, việc hoàn thành dự án thành công là một cách khiến sếp không trở nên tức giận hoặc bỏ lơ bạn. Tập thể dục thường xuyên là một cách để bản thân không bị “trôi đi”. Nhiều nghiên cứu mà tôi đã nêu trong quyển sách Focus cho thấy rằng động lực phòng ngừa được củng cố bởi nỗi lo sợ rằng điều gì đó sẽ bị hỏng. Khi bạn tập trung vào việc tránh những mất mát, rõ ràng cách duy nhất để thoát khỏi nguy hiểm là hành động ngay. Càng lo lắng thì bạn sẽ bắt đầu thực hiện công việc càng nhanh.

Tôi biết rằng điều này nghe không vui chút nào, đặc biệt là nếu bạn thuộc thể loại tâm lý xúc tiến, tuy nhiên có lẽ không có cách nào để vượt qua nỗi lo sợ làm mọi thứ rối tung lên tốt hơn là suy nghĩ nghiêm túc về những hậu quả khi không làm gì cả. Bạn cần phải tiếp tục làm việc với nỗi lo sợ thường trực, dù cảm giác vô cùng tệ hại nhưng ít ra nó cũng hiệu quả.


Nguyên nhân #2: Bạn không thực hiện công việc vì không “muốn” làm

Giải pháp: Hãy gạt đi cảm giác của bạn. Chúng đang làm ngán đường bạn đấy.

Trong quyển sách The Antidote: Happiness for People Who Can’t Stand Positive Thinking, Oliver Burkeman nêu rõ rằng đa phần khi chúng ta nói những điều như “Tôi không thể thức dậy sớm vào buổi sáng,” hoặc “Tôi không có động lực tập thể dục,” thì thực sự là chúng ta không khiến bản thân mình có ý chí muốn làm những điều ấy. Không có ai trói buộc bạn vào giường mỗi sáng cả. Và bảo vệ ngoài phòng tập thể hình cũng không hề ngăn bạn bước vào bên trong. Thực tế mà nói, không có điều gì đang ngăn cản bạn, chỉ có bản thân không muốn làm mà thôi. Burkeman từng đặt câu hỏi rằng, “Ai nói bạn cần phải đợi đến khi mình ‘muốn’ làm điều gì đó để thực hiện nó?”

Hãy dành thời gian nghĩ về điều này bởi nó thật sự quan trọng. Đôi lúc chúng ta đều có suy nghĩ rằng để cảm thấy có động lực và làm việc hiệu quả mình cần có ý chí muốn làm việc. Tôi thật sự không biết vì sao chúng ta lại tin vào điều này bởi nó hoàn toàn vô lý. Ở một khía cạnh nào đó bạn cần tận tâm với những gì mình làm, bạn cần phải có ý muốn hoàn thành dự án, trở nên khỏe mạnh hơn hoặc thức dậy sớm hơn để bắt đầu ngày mới. Tuy nhiên bạn không cần phải có ý muốn thực hiện chúng.

Thật ra, như Burkeman có chỉ ra, nhiều nghệ sĩ, nhà văn và nhà cải cách dần trở nên giống như thế vì tính chất phụ thuộc vào guồng công việc thôi thúc họ đầu tư lượng thời gian nhất định trong một ngày bất kể bản thân có cảm thấy mệt nhoài hay không có cảm hứng. Burkeman khiến chúng ta gợi nhớ về quan điểm của nghệ sĩ nổi tiếng Chuck Close rằng “Cảm hứng là dành cho dân nghiệp dư. Những người còn lại chỉ cần có mặt và đi làm thôi.”

Vì thế nếu bạn đang ngồi đó, bỏ dở công việc bởi vì mình không muốn làm, hãy nhớ rằng bạn không cần phải có ý muốn để làm việc đâu. Chẳng có thứ gì ngăn cản hay làm bạn chùn bước cả.


Nguyên nhân #3: Bạn bỏ dở công việc bởi nó khó khăn, nhàm chán hoặc không thoải mái khi làm

Giải pháp: Sử dụng phương pháp lên kế hoạch mệnh đề nếu-thì.

Chúng ta thường giải quyết vấn đề này với ý chí kiên cường rằng vào lần tới, mình sẽ bắt đầu công việc sớm hơn. Tất nhiên nếu thật sự có quyết tâm thực hiện, chúng ta sẽ không bỏ dở công việc lúc ban đầu. Nghiên cứu cho thấy rằng mọi người có thói quen đánh giá quá cao năng lực tự kiểm soát của mình và thường xuyên dựa vào nó để giúp họ vượt qua khó khăn.

Hãy cho bản thân một ân huệ và chấp nhận sự thật rằng ý chí của chúng ta là có hạn. Không phải mọi thứ đều xoay quanh thử thách khiến bản thân làm những việc bạn thấy rất khó khăn, nhàm chán hoặc kinh khủng. Thay vì vậy, hãy lên kế hoạch bằng mệnh đề nếu-thì để hoàn thành công việc

Sử dụng mệnh đề nếu-thì không chỉ dừng lại ở việc quyết định bước nào cần được thực hiện để hoàn thành công việc mà còn là vị trí và thời điểm làm việc.

Nếu đồng hồ điểm 2 giờ chiều thì tôi sẽ dừng những gì đang làm lại và bắt đầu soạn báo cáo mà Bob đã yêu cầu.

Nếu sếp không đề cập yêu cầu của mình tại cuộc họp thì tôi sẽ nhắc lại nó trước khi kết thúc.

Bằng cách quyết định trước nội dung, thời điểm và vị trí mà thực hiện công việc, bạn sẽ không do dự cân nhắc mọi thứ khi đến lúc chín mùi. Sẽ không có những câu hỏi như mình có thật sự cần làm việc này không? Việc này để làm sau được không? Hoặc có lẽ mình nên làm việc khác. Thời điểm mà chúng ta cân nhắc mọi thứ chính là lúc ý chí quyết tâm trở nên thật sự quan trọng để đưa ra quyết định khó khăn. Tuy nhiên mệnh đề nếu-thì có thể làm giảm đáng kể nhu cầu đè lên trên ý chí của bạn bằng cách đảm bảo rằng bạn đã đưa ra quyết định đúng đắn trước thời điểm quan trọng. Thật ra, mệnh đề nếu-thì được thể hiện trong hơn 200 nghiên cứu làm tăng tỉ lệ giữ vững mục tiêu và năng suất thêm trung bình 200% đến 300%.


Tôi nhận ra rằng 3 chiến lược đề nghị đến bạn – suy nghĩ về những hậu quả khi thất bại, gạt đi cảm giác và tham gia lên kế hoạch cụ thể – nghe không vui tai bằng lời khuyên “Hãy theo đuổi đam mê!” hoặc “Hãy lạc quan lên!”. Tuy nhiên chúng đều có những lợi thế hiệu quả thực tế và bạn sẽ thành công nếu áp dụng chúng.

Tác giả: Heidi Grant
Người dịch: Đáo
Nguồn: Havard Business Review

Cùng tác giả

#Tag

personal growth procrastination self-motivation tips for work

iDesign Must-try

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “lỡ đụng tay” vào tác phẩm nghệ thuật
“Những cú chạm của sự tò mò và ngây thơ” là cách mà con người muốn tận hưởng cảm giác gần gũi với ý tưởng kiệt xuất của sáng tạo.…
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Sao chép trong hội họa: Ăn cắp hay công cụ học tập?
Quá trình sao chép thật chất là một cách học tuyệt vời về việc kiểm soát chất lượng tác phẩm và phát triển phong cách cá nhân khi bạn có…
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Tại sao chúng ta không thể ngừng việc chạm tay vào các tác phẩm nghệ thuật?
Nghệ thuật luôn có một vẻ quyến rũ khó cưỡng và chỉ chờ đợi sơ hở của con người để cám dỗ sự vuốt ve của chúng ta. Bạn đang…
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
‘Kiến trúc có thể chữa lành’: Katie Swenson chia sẻ về loại hình kiến trúc mà cô theo đuổi
Katie là một nhà lãnh đạo thiết kế, nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà giáo dục được công nhận trên toàn quốc. Trước khi gia nhập MASS vào đầu…
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?
‘Garfield’ và ‘Calvin and Hobbes’ là ví dụ cho hai phương thức sáng tạo rất khác biệt, dù có chung một hình thức là comic strip (các khung truyện tranh…
4 bí kíp để tập luyện tự tin giữa muôn vàn sáng tạo
4 bí kíp để tập luyện tự tin giữa muôn vàn sáng tạo
Có thể rất khó để giữ được tự tin, thậm chí khi mọi thứ quanh ta rất thanh bình. Và thật không may thời gian gần đây mọi thứ không…