Léonard Tsuguharu Foujita nói gì về mèo và phụ nữ?

Không chỉ là một họa sĩ thành công trong việc kết hợp phong cách vẽ truyền thống của Nhật và lối vẽ hiện đại của phương Tây, Léonard Tsuguharu Foujita còn nổi tiếng là một họa sĩ chuyên vẽ mèo.

Léonard Tsuguharu Foujita (1886-1968) sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Tokyo. Ngay sau khi tốt nghiệp trung học, Foujita muốn đi du học ở Pháp, nhưng theo lời khuyên của Mori Ogai (bác sĩ quân đội làm việc cho cha ông và sau này là nhà văn nổi tiếng Nhật Bản), ông quyết định học nghệ thuật phương Tây ở Nhật Bản trước. Với khát vọng làm nghệ thuật ở phương Tây với cái tôi cực lớn, ông từng viết thư cho cha mình rằng: “Hãy xem như con đã chết cho đến khi con nổi tiếng.”

Léonard Tsuguharu Foujita với phong cách không thể lẫn vào đâu trong giới hội họa
Một bức ảnh Foujita đứng cùng Pablo Picasso và Ossip Zadkine năm 1960.

Năm 1910, khi ông 24, Foujita tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật và Âm nhạc Quốc gia Tokyo và sang Paris vào 3 năm sau đó. Vừa đến đây, họa sĩ người Chile, Manuel Ortiz de Zárate đã bị thu hút bởi vẻ ngoài đặc biệt và thanh lịch của ông, cả hai nhanh chóng trở thành bạn bè. Ngày hôm sau, Zárate đưa ông đến xưởng vẽ của Pablo Picasso. Foujita bị ấn tượng mạnh mẽ bởi các tác phẩm của danh họa người Tây Ban Nha, hai người lúc sau vừa là bạn bè vừa là đối thủ của nhau trong giới nghệ thuật.

Vì quá tuổi để nhập học Beaux-Arts, ông đã đăng ký làm người chép tranh tại Louvre. Bị ấn tượng bởi nét cổ xưa và vẻ đẹp cách điệu của phương Tây, Foujita nhanh chóng nhận ra rằng mình cần phải điều chỉnh góc nhìn của mình, một là đối lập, hai là pha trộn với nghệ thuật phương Tây. Ông đã chọn cách thứ hai, một con đường mà không một nghệ sĩ Nhật Bản nào dám đi trước đó. Phong cách độc đáo của ông ngay lập tức mê hoặc cả công chúng và các nhà phê bình. Nước đi này của Foujita đã khiến ông không mất nhiều thời gian để thành công tại Paris.

Không khó để bắt gặp Foujita ở nhiều bữa tiệc của người giàu tại Paris. Bức ảnh chụp tại nhà hàng Versailles năm 1929.
Foujita cũng là họa sĩ hiếm hoi khi sở hữu một studio thuộc dạng “sang chảnh” tại Paris, nhiều họa sĩ đương thời đến nhà ông chơi cũng vì lý do này. Chưa kể ông còn có hẳn camera để quay lại quá trình vẽ.

Triển lãm cá nhân đầu tiên vào tháng 6 năm 1917 tại Gallery Chéron là một chiến thắng tuyệt đối. 110 bức màu nước của ông đã bán hết ngay lập tức. Một trong những vị khách đầu tiên và ở lại nhiều giờ chính là người bạn thân Picasso, ông đã mua rất nhiều tranh của bạn thân mình tới mức không cầm được nữa thì thôi. Từ đó Foujita được yêu cầu phải vẽ ra hai bức màu nước mỗi ngày để phục vụ nhu cầu cao của khách hàng.

Scéne de Rue (1917) là một trong những tác phẩm đầu tiên của Foujita tại Paris.

Sự thành công của ông là nhờ vào công thức vẽ bí mật mà ông đã giấu trong nhiều năm. Đó là một chiếc cọ vẽ mỏng dùng để tô đen trắng và lớp men trắng. Chiếc cọ được làm bằng dầu hạt lanh hỗn hợp, phấn nghiền hoặc chì trắng và magiê silicat. Các họa sĩ phương Tây chưa bao giờ biết đến món bảo bối này và nhờ nó, những bức tranh của ông mang một màu ánh kim huyền ảo, mê hoặc khiến người xem mê mẩn. Tác phẩm của ông tương phản rõ rệt với Henri MatisseGeorges Braque, những họa sĩ đã sử dụng cọ lớn và màu sáng.

Foujita ngồi cạnh người mẫu khỏa thân nổi tiếng Kiki năm 1920, đằng sau là bức chân dung mà ông vẽ Kiki.
Foujita đang vẽ nàng thơ của ông, Lucie Badoud cùng chú mèo từng xuất hiện trong nhiều tác phẩm.

Những tác phẩm tranh khỏa thân và mèo đã giúp ông kiếm được bộn tiền trong sự nghiệp. Toàn bộ đều được vẽ phẳng, pha trộn ảnh hưởng của phương Tây với hình ảnh truyền thống của Nhật Bản. Phong cách độc đáo này được đúc kết từ mỹ học Nhật Bản và Ấn Độ-Ba Tư, góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp cho phong cách Art Deco của những năm 1920.

“Nu couché à la toile de Jouy” (1922) là tác phẩm vẽ nude đầu tiên của Foujita, có thể thấy rõ những họa tiết của Nhật được ông sử dụng trong bức tranh.
Tác phẩm “Youki and a Cat” năm 1923 khi ông bắt đầu đưa mèo vào làm mẫu vẽ.

Năm 1925, ông được trao tặng Huân chương Léopold, một trong ba phong tước hiệp sĩ danh dự của Bỉ hiện nay. Năm 1930, ông cho ra mắt “Book of Cats” (Sách về mèo) gồm 20 tác phẩm tranh khắc về mèo và chỉ sản xuất 500 bản. Tác phẩm lúc sau nhanh chóng bán chạy và trở thành một trong 500 cuốn sách hiếm từng được bán, đồng thời cũng là cuốn sách nổi tiếng nhất về mèo.

“Book of Cats” (1930) hiện vẫn đang là cuốn sách về mèo có giá trị cao, kể cả một bản in của 1 trang cũng rất nhiều tiền.

“Tôi không giống một người phụ nữ không thể sống mà không nuôi một con mèo khi về già. Không nhất thiết phải là mèo lai, tôi thường nhặt mấy con mèo hoang. Ở Pháp không có nhiều mèo hoang cho lắm, nhưng tôi vẫn nhìn thấy tầm 2 đứa mỗi năm. Sau đó tôi đưa chúng về chăm sóc.” Foujita nói với tờ Nager sur la Terre năm 1926.

“Lý do khiến tôi thích làm bạn với mèo là chúng có hai tính cách khác nhau: một là hoang dã và một là thuần dưỡng. Đây là điều khiến chúng trở nên thú vị. Nếu bạn nuôi một con sư tử con hoặc một con hổ con trong nhà của mình, miễn là chúng còn nhỏ, nhưng sau một thời gian, bạn sẽ không biết phải làm gì với chúng. Mèo là một loài động vật hoang dã và tôi thích điều đó. ”

Tác phẩm “Couturier Cat” (1927) từng được dùng để làm bìa sách cho nhiều tác phẩm liên quan về mèo.

“Những quý cô muốn quyến rũ đàn ông nên được bao quanh mình bởi những con mèo. Ở đàn ông thì tôi không thấy được, nhưng ở phụ nữ, mỗi người lại có khả năng làm đẹp bản thân một cách kỳ diệu. Nhưng tiếc thay, hầu hết bọn họ chưa học được khả năng này vì chưa hiểu được bài học mà mấy con mèo có thể dạy…”

Tác phẩm “Potrait of Emily Crane Chadbourne” (1922)
Tác phẩm “My Dream” (1947)

Sau thời gian ở Nhật, ông quay lại Pháp vào thập niên 50 và có một cuộc đời thầm lặng với người vợ thứ 5. Năm 1955, ông nhập quốc tịch Pháp là lấy tên Léonard dựa trên thần tượng Léonardo da Vinci. Ở tuổi 80, tác phẩm cuối cùng của ông là thiết kế, xây dựng và trang trí Nhà nguyện Foujita trong khu vườn của nhà Mumm ở Reims. Ông đã hoàn thành vào năm 1966, hai năm trước khi ông qua đời ở tuổi 81. Ông được chôn cất ở Reims, giống như một vị vua Pháp.

Chuyến viếng thăm Việt Nam

Năm 1941, Hội Giao lưu Văn hóa Quốc tế và Viện Mỹ Thuật Hoàng Gia Nhật Bản tổ chức hai cuộc triển lãm tiếp nối nhau tại Hà Nội, Foujita đã có trách nhiệm sang Việt Nam cùng một nhóm họa sĩ cách tân của Nhật. Tại Hà Nội, ông đã gặp lại người bạn xưa đã từng quen biết ở Paris vào năm 1925, họa sĩ Nam Sơn (tên thật Nguyễn Văn Thọ, 1890-1973), một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam ở trường Mỹ Thuật Quốc Gia Pháp.

Ở buổi triển lãm, Foujita tham gia thực hiện một số ký họa các du khách đến tham dự, đổi lại một khoản tiền nhỏ để dùng làm từ thiện. Những bức vẽ đó được lưu lại trong cuốn catalogue “Exposition de la Peinture Japonaise contemporaine” (1941), hiện không rõ ai ở Việt Nam đang giữ.

Bức vẽ kí họa họa sĩ Nam Sơn do Foujita thực hiện.

Ở Hà Nội, Foujita và họa sĩ Sekiguchi Shungo mỗi buổi chiều đều đến xưởng vẽ của họa sĩ Nam Sơn ở số 68 Nguyễn Du để vẽ, và nhờ ông tìm mẫu vẽ. Tại đây, Foujita đã thực hiện các bức Thiếu nữ Hà Nội, Vườn hoa văn phòng quân đội Nhật tại Indochine, Con đê Hà Nội, Ngôi nhà cũ ở Hannam…

Bức tranh “Thiếu nữ Hà Nội” năm 1941.

Tờ họa báo Bắc Phi đã từng đăng một bức ảnh của vua Hàm Nghi đang nói chuyện với họa sĩ Foujita. Ông là người đã nhận xét về các tác phẩm của họa sĩ Tử Xuân – Hàm Nghi rằng: “Các tác phẩm của ông rất thú vị, cho thấy các phẩm chất của một họa sĩ thực thụ và trên hết là một sự nhạy cảm lớn”.

Biên tập: Navi Nguyen

Cùng tác giả

#Tag

art deco Georges Brasque Henri Matisse họa sĩ Nam Sơn Japanese artist Léonard Tsuguhara Foujita mẹo Pablo Picasso phụ nữ

iDesign Must-try

Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Những nụ cười tỏa nắng của bông hoa nhỏ hồn nhiên đã được Saki ghi lại hoàn hảo, cảm giác chân thực đến người xem cũng đã không ít lần…
Tính nữ trong những tác phẩm của Quỳnh Chu
Tính nữ trong những tác phẩm của Quỳnh Chu
Quỳnh Chu là hoạ sĩ đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Các tác phẩm của cô hướng tới tính nữ rất nhiều. Trong đó, người phụ nữ…
Xưởng vẽ - khu biệt thự tiện nghi view biển Địa Trung Hải của Picasso được rao bán với giá 27 triệu USD
Xưởng vẽ - khu biệt thự tiện nghi view biển Địa Trung Hải của Picasso được rao bán với giá 27 triệu USD
Gần đây, xưởng vẽ của Pablo Ruiz Picasso đã được rao bán với giá trị lên đến 27 triệu USD. Khu biệt thự bên bờ sông này được xây dựng…
Betty Acquah và điệu múa của những đường cọ màu sắc mang nét đẹp người phụ nữ Ghana
Betty Acquah và điệu múa của những đường cọ màu sắc mang nét đẹp người phụ nữ Ghana
Betty Acquah là một nữ hoạ sĩ theo chủ nghĩa Nữ quyền ngụ tại Ghana. Trong các tác phẩm của cô, nét đẹp của những người phụ nữ cần cù…
Pablo Picasso (Phần 2)
Pablo Picasso (Phần 2)
Trong phần hai của loạt hai bài về Picasso, ta tìm hiểu di sản của người nghệ sĩ có sức ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng này, cũng như các…
Pablo Picasso (Phần 1)
Pablo Picasso (Phần 1)
“Tôi vẽ sự vật theo cách tôi nghĩ về chúng, chứ không theo những gì tôi thấy.” – Picasso nói như thế. Và dù khi ông hợp tác với Braque…