Lost art: Những tác phẩm được sinh ra để bị tiêu hủy

Liệu chúng ta có nên tiếc thương cho những tác phẩm nghệ thuật được sinh ra chỉ để bị tiêu hủy?

Trong công cuộc tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật bị mất, chúng ta có xu hướng quy chụp rằng những tác phẩm nghệ thuật bị tiêu hủy thường là những thứ mang đầy bi kịch và buồn đau cho người yêu nghệ thuật, cá nhân người sưu tầm và chính nghệ sĩ ấy. Tuy nhiên thực tế có nhiều tác phẩm nghệ thuật được tạo ra chỉ để bị tiêu hủy. Nghệ thuật “được sinh ra” với định mệnh gắn với cái chết là có tồn tại. Trong những trường hợp như thế, những người yêu nghệ thuật thường tiếc thương vì đã không thể chứng kiến tác phẩm hoàn thiện trước khi nó bị tiêu hủy hoặc than khóc rằng tác phẩm bị nghệ sĩ chỉ định vận mệnh là phải bị bỏ đi.

Chúng tôi tán dương Max Brod, bạn của Franz Kafka, người mà hẳn Kafka sẽ kết tội vì đã thiêu hủy tất cả các bản viết tay sau cái chết của ông. Brod quyết định rằng việc ra đi của bộ sưu tập là xác đáng, đi ngược lại với những mong ước của bạn ông. Những phần văn bản của Kafka được xuất bản và được coi là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất trong lĩnh vực văn học. Năm 1970 lúc mà nghệ sĩ hậu đương đại John Baldessari chuyển sang nghệ thuật khái niệm, ông đã thiêu hủy tất cả các tác phẩm trừu tượng của mình. Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt sinh ra từ đống tro tàn ấy với cái tên Cremation Project sau đó đã trở thành di sản của nghệ sĩ.

John Baldessari, The Cremation Project (1970)
John Baldessari, The Cremation Project (1970) © John Baldessari.

Tuy vậy, tục lệ các nghệ sĩ phá hủy tác phẩm của họ gần như trở thành một hiện tượng của kỉ nguyên hiện đại. Trước thế kỉ thứ 18, sự nổi dậy của các phòng trưng bày và thị trường nghệ thuật, đặc biệt là trước thời kì công nghiệp hóa của quá trình sản xuất hội họa, khi màu sắc được đem bày bán bằng tiền trong hình dạng các ống hoặc hộp nhỏ. Các nguyên liệu thô dành cho hội họa và điệu khắc rất đắt nên thật ngu ngốc khi phá hủy tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm thời đó gần như được thực hiện theo chỉ định; chúng không nằm yên trong phòng studio của nghệ sĩ cho đến khi một người mua hoặc nhà trưng bày xuất hiện. Vì vậy bên cạnh các tình huống bất thường, ví dụ như Botticelli đưa tranh mình vẽ vào quyển tiểu thuyết Bonfire of the Vanities của Savonarola để thể hiện lòng trung thành thì các nghệ sĩ trước thời kì hiện đại đa phần không thể phá hủy những gì họ tạo ra.

Các nghệ sĩ thường hay bảo quản các nguyên liệu bằng cách tái sử dụng chúng. Trong suốt thời kì Phục Hưng, giấy da cừu và giấy thường phục vụ cho việc vẽ tranh không đắt; chúng không hề đắt hơn những tấm bảng gỗ phẳng nhưng cũng không phải là món hàng bị phá hủy bừa bãi như vậy. Do đó, các nghệ sĩ thường vẽ phác thảo lên các trang giấy da cừu và giấy thường ấy, cả mặt trước lẫn mặt sau ở mọi nơi. Vải cũng được tái sử dụng và công nghệ hiện đại cho phép chúng ta có thể tìm hiểu phần phía dưới của lớp vẽ là gì.

Nghiên cứu tranh vẽ với sự hỗ trợ của tia x-rays, tia cực tím và tia hồng ngoại có thể tạo ra tranh ảnh, tiềm ẩn nhưng vẫn sống động nằm phía dưới các lớp vẽ trên bề mặt. Nếu ánh sáng khiến các lớp phía trên mờ đi, phần tranh phía dưới có thể hiện lên trên bề mặt, dần dần hiện ra các đường nét mờ gọi là pentimenti. Điều này có thể được kiểm chứng trong bức tranh vẽ một đứa trẻ đang bú ti người mẹ đang khỏa thân, bên cạnh một con bò và cừu (có lẽ là một cảnh trong lễ Thánh Đản), được tìm thấy phía dưới bức tranh Blue Period Old Guitarist (1903-04) nổi tiếng của họa sĩ Pablo Picasso. Trong những trường hợp như thế, công nghệ là yếu tố chủ chốt để khiến những nhân tố này xuất hiện.

Trong khi hầu hết các tác phẩm nghệ thuật bị hủy bỏ có thể là do sự phù phiếm hoặc theo chủ nghĩa hoàn hảo, nhưng bên cạnh đó cũng có những yếu tố thúc đẩy khác. Khi Ingres (1780–1867) tái hôn, người sợ sau của ông không coi trọng tác phẩm vẽ người vợ trước trong trạng thái khỏa thân của ông nằm ở studio. Bức tranh này biến mất, có lẽ là bị phá hủy hoặc truyền lại cho nghệ sĩ khác. Một bức ảnh năm 1852 về bức tranh trong studio của ông là tất cả những gì còn sót lại về một kiệt tác.

Heather Benning, The Dollhouse (June 2007). Wood, plaster, paint, mixed media – existing abandoned house
Heather Benning, The Dollhouse (June 2007).

Sau đó có nhiều nghệ sĩ tạo ra một tác phẩm, rồi quyết định phá hủy nó để tạo một tác phẩm mới. Năm 2007, họa sĩ người Cananda Heather Benning (b.1980) đã xây dựng một ngôi nhà búp bê kích thước thật từ một ngôi nhà ở nông trại bị bỏ hoang. Trong hơn 18 tháng, bà đã tái tạo lại ngôi nhà, tạo nên một khối kiến trúc dân dã với các phòng chứa đầy ảnh, sách và một bên của tòa nhà được thay thế bằng kính để dễ dàng nhìn thấy. The Dollhouse là một vật thể đẹp đẽ và mang tính siêu thực trong hình dạng đồ chơi của một đứa trẻ, đánh vào sự tò mò của chúng ta về cuộc sống của người khác vào thời điểm khi truyền hình thực tế đang rất thịnh hành. Tuy nhiên sự ra đời của ngôi nhà vào khoảng năm 1968 trở nên không ổn định vào năm 2013. Nhận ra sự tất yếu trong quá trình sụp đổ, Benning quyết định biến thảm họa tiềm tàng này thành một tác phẩm nghệ thuật mới. Trong khi những bức ảnh tuyệt đẹp về căn nhà này còn tồn tại, tòa nhà thì lại không như vậy. Bà đã đốt nó vào năm ấy trong một quyển sách với tựa đề Death of the Dollhouse.

Tác phẩm điêu khắc bằng gỗ to lớn về tổng thống Trump bởi Tomaž Schlegl trong ngôi làng Alpine of Sela ở Slovenia (khoảng một tiếng cách xa nơi đệ nhất phu nhân Melania được sinh ra) đã trở thành tiêu điểm khi được công bố vào ngày 29 tháng 08 năm 2019. Tuy nhiên một vài người dân địa phương lại không mấy ấn tượng – họ lo ngại rằng nó ám chỉ sự nhạo bán chứ không phải là sự ghi nhận cho ngôi làng thôn quê của họ. Nó được đề nghị đặt tại một thị trấn của Moravče gần đó, theo lời đùa trên tờ báo Slovenian. Nó được đưa đến đó vào đầu tháng 02 năm 2020. Một vài ngày sau đó, bức tượng một lần nữa trở thành tiêu điểm khi một kẻ phá hoại đốt nó dưới sân nhằm thể hiện hành động phá hoại.

Điều buồn cười là nghệ sĩ thiết kế nên bức tượng ấy lại hoàn toàn phấn khởi trước sự hủy hoại của nó. Người nghệ sĩ là một người bạn sống cách xa khoảng vài dặm ở Slovenian Alps. Khi lần đầu hình dung về bức tượng, anh có nói với tôi và vợ khi đang ngồi ở hành lang, ăn đậu phộng và hút thuốc. Schlegl dự tính nó sẽ là một tác phẩm mang hơi thở đương đại. Ý tưởng là sẽ đốt nó vào dịp lễ Halloween 2019. Tuy nhiên dân địa phương lại lo lắng về việc thiêu đốt tượng Trump (họ đã lo lắng về sự tồn tại của một bức tượng chế giễu vị tổng thống Mỹ). Schlegl cảm thấy rằng tác phẩm không hoàn thiện nếu thiếu đi kết cục bị thiêu đốt dưới ngọn lửa.

In this photo provided by the municipality of Moravce, wooden sculpture resembling U.S. president Trump is on fire, in Moravce, Slovenia, Thursday, Jan. 9, 2020. The wooden nearly eight-meter high (26 feet) statue mocking U.S. President Donald Trump that was constructed last year, has been destroyed by fire in the homeland of his wife Melania Trump
Một bức tượng bằng gỗ hình tổng thống Mỹ Donald Trump bị đốt cháy tại Moravce, Slovenia vào ngày 9 tháng 1 năm 2020 tại các thành phố trực thuộc Moravce.

Do đó, một kế hoạch mới được sinh ra nhằm chuyển bức tượng đi nơi khác và để nó được “sống”. Thị trưởng của Moravče coi đây là một cơ hội để nâng cao tầm nhìn của thị trấn và thu hút du khách. Bức tượng được chuyển từ Sela sang Moravče, cách xa khoảng 13 km. Một buổi lễ lớn được tổ chức nhân dịp di dời nó và rồi bức tượng hóa tro bụi chỉ trong vài ngày.

Schlegl muốn đốt cháy bức tượng để tượng trưng cho sự sụp đổ của chủ nghĩa dân túy và các nhà lãnh đạo chủ nghĩa phát xít mới nói chung. Động cơ thực sự cho hành động này trở nên tầm thường. Khi tổ chức buổi lễ, vài người nghe nhiều đứa trẻ thành niên ở địa phương kể về việc lấy xăng đốt bức tượng. Đó dường như thiên về một hành động đùa cợt của những đứa trẻ để được chú ý. Tuy nhiên vô tình chúng lại dấy lên sự tranh cãi và trở thành tiêu điểm toàn cầu. Dù động cơ của những kẻ phá hoại là gì đi nữa, người nghệ sĩ cảm thấy phấn khởi rằng tác phẩm của mình cuối cùng cũng được “hoàn thành”.

Tác giả: Noah Charney
Người dịch: Đáo
Nguồn: The Art Newspaper

Cùng tác giả

#Tag

art destruction blue period old guitarist bonfire of the canities botticelli franz kafka lost art pentimenti

iDesign Must-try

Bạn đã biết về 6 mẫu tư thế thường xuất hiện trong các kiệt tác nghệ thuật?
Bạn đã biết về 6 mẫu tư thế thường xuất hiện trong các kiệt tác nghệ thuật?
Khi thưởng thức các kiệt tác hội họa thế giới, bạn đã từng thử tạo dáng như David của Michelangelo, Birth of Venus của Botticelli, hay thử ngả người trên…