Lý do chúng ta cần nghệ thuật trong thời kỳ khủng hoảng

Trong những hỗn loạn do đại dịch COVID-19 tạo nên, mọi người đều chịu những ảnh hưởng nhất định. Tổn thương chắc chắn ai cũng có, dù là một vết gạch lớn hay chỉ là trầy xước nhẹ, nghệ thuật vẫn ở đó và mang đến những vỗ về chữa lành những tâm hồn đang tìm sự an bình.

Nguồn ảnh từ trái sang phải: Brenda Barrios, Thomas Wimberly, Manoel Enrique.

Nghệ thuật tạo điều kiện để chúng ta xem lại ý nghĩa trong hình hài con người, để lên tiếng và thể hiện thông điệp, đồng thời mang mọi người và ý tưởng lại gần nhau.

Khi vượt qua thách thức của cuộc sống bình thường mới trong ngữ cảnh đại dịch toàn cầu, chúng ta nhận thấy rõ hơn những gì cần phải thay đổi trong tình hình xã hội trước khi COVID-19 xảy ra. Chúng ta vẫn đang đối mặt và trải qua cơn đại dịch toàn cầu. Nhân loại đang đấu tranh với nhiều thứ, dịch bệnh, thiên tai, nghèo đói, sự bất công về chủng tộc được thể hiện rõ ràng qua cái chết của George Floyd và các cuộc biểu tình trên toàn cầu. Trong thời kỳ khủng hoảng với những hỗn loạn, chúng ta cần tính nhân văn, cơ hội thể hiện và cộng đồng – những thứ nghệ thuật có thể tạo ra.

Ryan Katz tạo nên tranh vẽ tường Everything Will Be Okay khi hợp tác với The Lytle House Art Initiative và Jason Kofke. Thiết kế bởi: Jason Kofke | Nghệ sĩ vẽ tranh tường: Ryan Tova Katz. Nguồn ảnh: Ryan Katz.

Đại dịch COVID-19 như một ngọn lửa bùng cháy quá ác, soi rọi mọi ngóc ngách chưa hoàn thiện trong các hệ thống kinh tế, xã hội và chính trị của con người. Chúng ta thấy sự bất bình đẳng chủng tộc có tác động như thế nào khi người da màu bị đặt trong tình thế nguy cơ cao hơn trong khung cảnh đại dịch. Chúng ta nhận ra những tác động kinh tế khi chỉ dựa vào những công việc “thiết yếu” với mức lương tối thiểu để sinh sống và đại dịch làm thổi bay tất cả. Chúng ta đang chứng kiến dịch bệnh được chính trị hóa trước mắt là một cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần ngày càng gia tăng như một phản ứng đối với đại dịch COVID-19.

Đây là lúc nghệ thuật cần được trân trọng. Dù lớn hay nhỏ, tác phẩm nghệ thuật vẽ bằng phấn ở vỉa hè hay tranh vẽ tường, nghệ thuật làm thay đổi cách chúng ta sống cuộc đời của mình. Nghệ thuật kiến tạo sự lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta bằng cách giúp con người chi phối cuộc sống của mỗi cá nhân và cho phép chúng ta đến với nhau và tạo nên tập thể. Nghệ thuật cho phép chúng ta giao tiếp từ xa, tạo ra điều tích cực, sự trân trọng và hy vọng trong đại dịch COVID-19. Trong thời kỳ xã hội với những bất công và bất ổn, nghệ thuật là phương tiện khuếch đại những tiếng nói và thông điệp quan trọng.

Nghệ thuật tác động tốt đến sức khỏe của chúng ta

Trong lúc thưởng thức nghệ thuật với các góc nhìn khác nhau ở nhà, những kiến ​​thức bạn đang say sưa sẽ là thứ giúp bạn được khỏe mạnh! Nghệ thuật là công cụ đã được chứng minh làm giảm căng thẳng và duy trì sức khỏe. Có vô số nghiên cứu về lợi ích thể chất và tinh thần của hoạt động nghệ thuật, thậm chí đơn giản là ngắm nhìn một tác phẩm nghệ thuật. Hoạt động và thường thức nghệ thuật có tác dụng lâu dài như tăng cường chức năng não và hệ thống miễn dịch của chúng ta, cũng như đóng góp tích cực cho sức khỏe tinh thần và cảm xúc của con người. Nghệ thuật giúp chúng ta xử lý chấn thương, bày tỏ cảm xúc khó nói thông qua trải nghiệm.

Bảng hướng dẫn của Joe Hollier, một phần trong thông điệp dành cho dự án Times Square Art’s. Nguồn: Poster House and Times Square Arts.

Nghệ thuật đã thúc đẩy tạo nên tác động tích cực đến sức khỏe của chúng ta trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khi các gia đình tham gia sáng tạo tại nhà. Khi chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho bản thân trong thời kỳ đại dịch này, nghệ thuật thủ công cho thấy sự tăng vọt. Hoạt động nghệ thuật công cộng cho phép chúng ta nhìn nhận bản thân và danh tính của mình trong một xã hội rộng lớn hơn và cảm thấy thoải mái trong môi trường xung quanh. Khi môi trường của chúng ta đại diện, phản ánh trải nghiệm và cộng đồng , chúng ta sẽ khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Nghệ thuật có thể là công cụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Nghệ thuật giúp truyền đạt nhanh chóng các ý tưởng và thông điệp thông qua những hình ảnh mà người ta có thể ghi nhớ lâu. Nghệ thuật công cộng có thể được sử dụng như một công cụ chỉ đạo trong cuộc khủng hoảng để mang lại lợi ích chung cho mọi người. Khi các nghệ sĩ tạo ra tác phẩm nghệ thuật công cộng với hình ảnh mặt nạ để phản ánh trải nghiệm hiện tại của chúng ta, họ sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến công chúng.

Nghệ thuật hướng dẫn cách mọi người nên tương tác và cư xử trong một không gian nhất định. Các hình ảnh trực quan giúp chúng ta điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với không gian và thể hiện giá trị mà cộng đồng ấy đang ưu tiên. Mọi người đang tham gia vào hoạt động nghệ thuật và đặt mặt nạ lên các bức tượng trên khắp thế giới để truyền đi thông điệp về an toàn nơi công cộng và giãn cách xã hội. Những bức tượng đeo khẩu trang là một lời nhắc nhở thân thiện để mọi người ý thức được việc đeo khẩu trang và tạo dựng một xã hội thống nhất.

Khi chúng ta đeo khẩu trang để giúp giảm sự lây lan của vi-rút COVID-19 trên toàn cầu, khẩu trang trở thành một công cụ mang tính cải tiến. Một loạt các loại khẩu trang sáng tạo đang cho phép chúng ta tiếp tục thể hiện bản thân và khuyến khích mọi người đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Các thiết kế mặt nạ, dù là cho vui hay tiện dụng, đều có thể khuyến khích mọi người đeo thường xuyên hơn và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Việc tham gia và thường thức nghệ thuật không chỉ giúp chúng ta khỏe mạnh hơn mà một số tổ chức nghệ thuật còn tích cực gây quỹ để hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe trong bối cảnh đại dịch COVID-19. NOAH, Tổ chức Quốc gia về Nghệ thuật trong Y tế, đã bắt đầu chiến dịch Nghệ thuật phục hồi cho các bác sĩ lâm sàng. Chiến dịch này đang thực hiện gây quỹ để giúp các nhân viên chăm sóc sức khỏe tránh bị kiệt sức và giải quyết nỗi lo do đại dịch COVID-19 gây ra.

Tranh vẽ tường với hình ảnh một nhân viên chăm sóc sức khỏe và công nhân xây dựng có cánh đeo găng tay đấm bốc và khẩu trang bởi Austin Zucchini-Fowler. Nguồn ảnh: Austin Zucchini-Fowler.

Nghệ thuật giúp chúng ta bày tỏ lòng biết ơn trong những lúc khó khăn

Mặc dù không thể sum họp với bạn bè và gia đình như thường lệ, nghệ thuật cho phép chúng ta tạo ra một thông điệp về lòng biết ơn từ xa. Trong vài tuần qua, các nghệ sĩ thuộc mọi loại hình nghệ thuật ở khắp nơi trên thế giới đã và đang tạo ra các tác phẩm nghệ thuật cảm ơn những người lao động và nhân viên chăm sóc sức khỏe. Ví dụ, thành phố New York đưa ra các thông báo dịch vụ công cộng và thông điệp kĩ thuật số về hy vọng và sự đoàn kết thông qua chiến dịch nghệ thuật quy mô toàn thành phố. Các nghệ sĩ tạo ra các tác phẩm để thay thế biển quảng cáo trên toàn thành phố.

Tại Denver, nghệ sĩ Austin Zucchini-Fowler đã bắt đầu một loạt các bức tranh vẽ tường khắc họa các chuyên gia chăm sóc sức khỏe như những thiên thần – đeo khẩu trang, có cánh và đeo găng tay đấm bốc. Zucchini-Fowler đã mở rộng series này bao gồm các ngành nghề khác với sự xuất hiện của một giáo viên có đôi cánh trong tuần lễ Tri ân Giáo viên vào đầu tháng 5 và một đầu bếp có cánh xuất hiện trên bức tường ở trung tâm thành phố.

Nghệ thuật khiến cho không gian xung quanh thêm ý nghĩa

Khi ngày càng có nhiều người đi dạo xung quanh khu phố như một cách để bước ra khỏi nhà mà vẫn tuân theo các nguyên tắc giãn cách xã hội, nghệ thuật giúp chúng ta hòa nhập với không gian ấy và những người xung quanh chúng ta.

Thông điệp hỗ trợ từ cộng đồng trong suốt thời kì đại dịch COVID-19 diễn ra.

Tại các khu phố trên khắp nước Mỹ, các gia đình đã tạo ra những bức tranh vẽ tường và thông điệp nghệ thuật. Hoạt động “Vẽ trong khi đi bộ” cho phép nhà sáng tạo và người đi bộ trải nghiệm các địa điểm theo từng quan niệm cá nhân. Tương tự như vậy, mọi người trang trí cửa sổ bằng các biển báo và đèn giáng sinh để thể hiện tinh thần khích lệ mọi người bằng phương tiện trực quan. Trái tim làm bằng đèn Giáng sinh xuất hiện trên khắp nước Mỹ như một cách để lan tỏa sự tích cực và tạo ra sự kết nối trực quan với những người hàng xóm.

Các nghệ sĩ đã nổi dậy trong tình hình này với nhiều dự án nghệ thuật tập trung vào các chủ đề về vi-rút Corona và tình hình cách ly phong tỏa. Banksy đã thể hiện một cách tinh nghịch về cuộc sống ở nhà của mình với cảnh làm việc tại nhà hỗn loạn trong phòng tắm. Trong bức tranh vẽ tường Everything Will Be Okay của mình, Ryan Katz chia sẻ thông điệp về sự thoải mái với cộng đồng của cô ấy khi hợp tác với The Lytle House Art Initiative. Katz bắt đầu một sáng kiến mới để quyên góp các bức tranh vẽ tường xung quanh thành phố nhằm thúc đẩy sự tích cực và vẻ đẹp trong thời gian đại dịch COVID-19 diễn ra. Bức tranh vẽ tường đầu tiên của cô sẽ là tác phẩm cao bốn tầng để chào mừng thế hệ sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của Đại học Northwestern.

Nghệ thuật là sự thể hiện ý nghĩa của con người

Làm và thường thức nghệ thuật cho phép chúng ta xử lý và chiêm nghiệm những trải nghiệm của mình. Nghệ thuật giúp chúng ta thể hiện và hiểu được thế giới xung quanh mình. Mỗi người đều là những cá thể độc nhất trong hành trình sáng tạo và gắn bó với nghệ thuật của nhân loại. Trong lịch sử, con người là những sinh vật có phương thức biểu hiện trực quan. Hang động của bàn tay, Cueva de las Manos, ở Argentina là một ví dụ về phương thức biểu hiện bằng hình ảnh trong những ngày đầu của nền văn minh sớm. Các tác phẩm nghệ thuật trong hang động carbon có niên đại ước tính khoảng 7300 năm trước Công nguyên. Những bức tường trong hang động này cho thấy sự kết hợp giữa cảnh săn bắn và dấu tay có thể được tạo ra bằng cách thổi vật liệu sơn qua xương rỗng hoặc cây lau sậy. Những bàn tay và hình minh họa chồng lên nhau cho thấy góc nhìn về cuộc sống ở thời điểm quá khứ và tạo dựng nên mối liên hệ giữa ngày nay với tổ tiên thời kỳ đồ đá của chúng ta.

Những bàn tay chồng lên nhau trong hang động Cueva de las Manos.

Người cổ đại không chỉ ghi lại cuộc sống của họ thông qua nghệ thuật mà họ còn sử dụng nghệ thuật như phương thức thể hiện bản thân. Ngày nay chúng ta cũng làm điều này — nghệ thuật tạo ra cộng đồng bằng cách mô tả các sự kiện được chia sẻ và thể hiện quan điểm cá nhân của chúng ta.

Chúng ta định hình trải nghiệm của mình thông qua các nền văn hóa mà mình tạo ra và tham gia. Văn hóa, bao gồm các phong tục, tương tác xã hội và hoạt động đều được thúc đẩy bởi nghệ thuật. Dù là âm nhạc, ẩm thực hay nghệ thuật thị giác, văn hóa và nghệ thuật là hai thứ không thể tách rời.

Chúng ta thấy được sự chuyển hướng sang nghệ thuật ngày càng nhiều trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Nhiều người đã chuyển sang tham gia vào lĩnh vực hoạt động nghệ thuật như một nguồn an ủi và tạo nên sức mạnh. Tham gia và thường thức nghệ thuật giúp chúng ta kết nối với trải nghiệm con người phổ quát hơn. Đó có thể là hoạt động sáng tạo nghệ thuật tại nhà, tranh tường công cộng, xem kịch, nghe nhạc hoặc sự quan tâm vừa mới nhen nhóm trong nghệ thuật ẩm thực, nghệ thuật là sự thể hiện cho ý nghĩa của việc làm người.

Nghệ thuật thúc đẩy hiểu biết chung giữa các cộng đồng

Khi vật lộn với những điều bất bình đẳng luôn tồn tại trong cuộc sống, chúng ta thấy rằng nghệ thuật được sử dụng như công cụ để tạo ra các cộng đồng mạnh mẽ hơn. Nghệ thuật không chỉ giúp chúng ta hiểu được bản thân mà còn thúc đẩy sự thấu hiểu lẫn nhau ở một mức độ sâu sắc hơn.

Chúng ta có thể tham gia vào hoạt động nghệ thuật trực tuyến để kết nối sâu hơn với các vấn đề và sự kiện mà mình không tiếp xúc được bằng việc duy chuyển vật lý. Có vô số cách để trải nghiệm nghệ thuật trên nền tảng ảo trong COVID-19. Các bảo tàng đang chuyển hướng các cuộc triển lãm sang tổ chức trực tuyến. Các phòng trưng bày cũng tổ chức các buổi khai mạc chương trình và các buổi nói chuyện về nghệ sĩ trực tuyến. Các viện bảo tàng cũng đang làm việc để thông tin đến cộng đồng nhiều hơn.

Trong quá khứ, các bảo tàng đã thể hiện sự bất bình đẳng trong cấu trúc và truyền thống của họ khi phản đối các nền văn hóa khác và thu thập các tác phẩm nghệ thuật một cách bất công. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều viện bảo tàng nỗ lực để khắc phục quá khứ này. Nhiều tổ chức đang làm việc để mang về, tái diễn giải và tái ngữ cảnh hóa các bộ sưu tập của họ. Với việc sử dụng Internet trong tầm tay, việc tiếp cận tác phẩm nghệ thuật từ những tiếng nói chưa được đại diện trong lịch sử trở nên dễ dàng và quan trọng hơn bao giờ hết.

Ví dụ như Viện Dân quyền Birmingham là một bảo tàng và trung tâm nghiên cứu ở Birmingham, Alabama khai thác các cuộc đấu tranh của Phong trào Dân quyền trong những năm 1950 và 1960. Viện đang tích cực tìm hiểu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với các cộng đồng người da đen và có một kho lưu trữ lịch sử truyền miệng trực tuyến.

Nghệ thuật cho phép chúng ta ghi lại các sự kiện

Các sự kiện thế giới thường được ghi nhớ thông qua những tác phẩm nghệ thuật mang tính biểu tượng. My God, Help Me to Survive This Deadly Love là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất trên Berlin Wall. Tác phẩm của Dmitri Vrubel vào năm 1990 ghi lại cảnh Leonid Brezhnev và Erich Honecker ôm hôn nhau vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và là tư liệu để mọi người hiểu về thời kỳ trước khi Berlin Wall sụp đổ.

Gần bức tranh của Vrubel trên Berlin Wall là tác phẩm mới nhanh chóng trở thành biểu tượng trong việc đại diện cho thời kì đầu của đại dịch COVID-19. Tranh vẽ tường của nghệ sĩ Eme Freethinker trở thành một dấu ấn trong công viên công cộng Mauerpark ở Berlin. Gollum,một nhân vật trong bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫn, được khắc họa với đôi mắt hoang dã và thân hình tựa như con ếch khi đang cầm một cuộn giấy vệ sinh.

Gollum và chú sóc nổi tiếng trong phim Kỉ băng hà đang cầm cuộn giấy vệ sinh – thứ được săn lùng trong bối cảnh dịch COVID-19, thực hiện bởi Eme Freethinker, Berlin, Đức, 2020.Nguồn ảnh: EME Street Art.

Ngày càng có nhiều tác phẩm nghệ thuật xuất hiện trên khắp Hoa Kỳ và thế giới để ghi lại sự kiện COVID-19 và những trải nghiệm khác. Nghệ thuật khiến công bằng xã hội trở nên hiện hữu và ghi lại các phong trào, thông qua đó tập hợp sự ủng hộ và tạo ý thức cộng đồng trong thời kỳ khủng hoảng.

Nghệ thuật mang lại cho chúng ta những lợi ích vô cùng to lớn cho cá nhân và xã hội. Chúng ta đều có thể dựa vào nghệ thuật để vượt qua khoảng thời gian khó khăn. Nghệ thuật nhắc nhở chúng ta rằng mình không đơn độc và mỗi cá nhân đều trải qua những thứ tương đồng trong cuộc sống.

Thông qua lăng kính nghệ thuật, chúng ta hãy cùng nhau cảm nhận những cảm xúc sâu sắc nhất, có thể tìm kiếm trải nghiệm, kết nối và tạo ra tác động.

Biên tập: Đáo

Cùng tác giả

#Tag

arts Covid-19 nghệ thuật chữa lành nghệ thuật trong mùa Covid-19 đảo

iDesign Must-try

Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid
Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid
Đại dịch Covid đã làm thay đổi mọi quy trình trong xã hội và thiết kế UX/UI cũng không ngoại lệ. Mặc dù vaccine phần nào giúp chúng ta đẩy…
‘Tách biệt, trong sự hòa hợp’, dự án ảnh nghệ thuật lấy cảm hứng từ đại dịch Covid-19
‘Tách biệt, trong sự hòa hợp’, dự án ảnh nghệ thuật lấy cảm hứng từ đại dịch Covid-19
Khi tạo ra ‘Detached, in Harmony’, Walls muốn khai thác sắc thái và sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết để phản ánh tình trạng thế giới trong…
Chủ nghĩa Tối đa lên ngôi - Hệ quả của đại dịch Covid-19?
Chủ nghĩa Tối đa lên ngôi - Hệ quả của đại dịch Covid-19?
Một nguyên nhân sâu xa cho sự lên ngôi của chủ nghĩa Tối đa được cho là hệ quả của sự tự do đột ngột sau đại dịch Covid-19 khi…
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 2)
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 2)
Để khách hàng ghi nhớ tên thương hiệu, bạn cần phải thể hiện nhiều hơn là vẻ đẹp về mặt hình ảnh. Trong phần 2 của bài viết này, các…
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 1)
Nếu bạn đang muốn tạo dựng một thương hiệu, tân trang lại mọi thứ hoặc đơn giản là muốn cập nhật các phong cách xây dựng thương hiệu mới nhất…
Hướng dẫn tự làm tác phẩm nghệ thuật cắt dán chủ đề siêu thực
Hướng dẫn tự làm tác phẩm nghệ thuật cắt dán chủ đề siêu thực
Hoạt động cắt dán thúc đẩy phá vỡ các quy tắc và kết hợp những yếu tố khác nhau theo nhiều cách bất ngờ. Hãy cùng iDesign khám phá một…