Mary Cassatt - Gương mặt nữ nghệ sĩ Ấn tượng trong lịch sử hội hoạ (P1)

Với tư cách là nghệ sĩ nổi tiếng thuộc trường phái Ấn Tượng, Mary Cassatt (1844-1926) được xem như một trong những hoạ sỹ nữ quan trọng nhất trong lịch sử nghệ thuật thế giới.

Là một phụ nữ Mỹ chưa chồng sống tại Paris, Cassatt đã có thể làm nên tên tuổi trong xu hướng nghệ thuật mà nam chiếm lĩnh, hạ gục kỳ vọng giới tính ở thế kỷ 19 và mở đường cho những nghệ sĩ nữ sau này.

Ngoài việc thưởng tranh, hiểu thêm về bối cảnh xung quanh nghệ thuật của Cassatt cũng là một điểm quan trọng giúp chúng ta trân quý hơn vai trò của bà trong trường phái Ấn tượng và nghệ thuật hiện đại. Trong khi những tác phẩm nổi tiếng nhất được sáng tác khi đã chính thức trở thành một nghệ sĩ, niềm đam mê vẽ lại xuất phát từ khi bà còn thơ bé.

Left: Mary Cassatt, Self-Portrait (1878) (Photo: The Met via Wikimedia Commons)

Đam mê nghệ thuật khi còn nhỏ

Vì phần lớn sự nghiệp của Cassett diễn ra tại châu Âu, không có gì lạ khi việc du hành qua nhiều nước thuở nhỏ là điều dấy lên lòng yêu nghệ thuật trong bà. Những năm 1850, Cassatt dành nhiều năm tại Đức và Pháp, nơi bà học tiếng và bắt đầu phát triển năng khiếu vẽ. Sau khi trở về Philadelphia, bà tham gia Học viện Mỹ thuật Pennsylvania, nơi bà bắt đầu học vẽ vào năm 1861.

Trong khi cha mẹ bà ủng hộ niềm đam mê nghệ thuật, họ cũng giống như nhiều người khác lúc bấy giờ, tin rằng hội hoạ không phải là một ngành nghề phù hợp dành cho phụ nữ. Tuy thế, bà vẫn tiếp tục quá trình học nghệ thuật của mình đến năm 1865, và bắt đầu thấy mệt mỏi vì bị kiềm nén bởi việc mình là sinh viên nữ. Một năm sau, bà chuyển đến Paris, Pháp, nơi sự nghiệp bắt đầu đơm hoa kết trái.


Cuộc sống tại Paris

Charles Soulier, Paris in 1865 (Photo: Library of Congress via The National Gallery of Art via Wikimedia Commons)

Theo truyền thống, những nghệ sĩ tài hoa nhất sống tại Paris đều học tại Trường Mỹ thuật (École des Beaux-Arts). Nhưng vì giới tính của mình, Cassatt đã không được nhập học. Để bù đắp sự thiếu hụt này, bà kết hợp tự học (bà được dạy riêng bởi Jean-Léon Gérôme, một hoạ sĩ Pháp nổi danh) với việc thực hành bằng cách sao chép tranh ở Louvre.

Mary Cassatt, Two Women Throwing Flowers (1872) (Image via Wikimedia Commons)

Bên cạnh việc tạo ra bản sao chép các tuyệt tác, Cassatt cũng sáng tác các tranh của chính bà những năm đầu ở Paris, bao gồm Two Women Throwing Flowers. Với mong muốn được chọn vào triển lãm ở salon truyền thống – một buổi triển lãm thường niên giới thiệu những bức tranh được tuyển chọn kỹ lưỡng – phần lớn các tác phẩm đều được vẽ theo trường phái Hiện thực. Tức giận vì bị từ chối hết lần này đến lần khác và không vui vì cách salon đối xử với phụ nữ, bà đã bỏ con đường này và tìm thấy nơi chốn của mình bên cạnh những hoạ sĩ Paris cấp tiến, những người theo trường phái “Ấn tượng”.


Trường phái Ấn tượng

Cassatt được mời đến triển lãm với những hoạ sĩ Ấn tượng khác bởi Edgar Degas, một nghệ sĩ có tác phẩm mà Cassatt ngưỡng mộ hàng năm trời. Hoạ sĩ Ấn tượng có đặc trưng là những nét cọ dày, hứng thú với những chủ đề thường ngày, và có thói quen vẽ ngoài trời. Trong khi phần lớn nghệ sĩ theo trường phái này – bao gồm Claude Monet, Édouard Manet, and Pierre-Auguste Renoir— đều là nam, thì họ vẫn chấp nhận triển lãm tranh những nghệ sĩ nữ, Berthe Morisot và, đương nhiên, cả Mary Cassatt nữa.

Mary Cassatt, Little Girl in Blue Armchair (1878) (Image via Wikimedia Commons)

Cassatt bắt đầu triển lãm tác phẩm của mình – như bức tranh trứ danh Little Girl in Blue Armchair—cùng với các hoạ sĩ Ấn tượng vào năm 1879, năm năm sau triển lãm chính thức đầu tiên của họ. Quãng thời gian sau sự nghiệp của bà, bà bỏ hẳn trường phái Hiện thực và studio của mình để tạo nên những bức tranh Ấn tượng ngoài trời.

(còn tiếp)


Nguồn: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

ấn tượng hội hoạ lịch sử nghệ thuật mary cassatt nghệ thuật vẽ tranh

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…