/meo meo/ Câu chuyện đằng sau những bức tranh mèo độc đáo của Utagawa Kuniyoshi

Trái với sự trung thành và niềm tin yêu tột độ nơi đáy mắt của chó, mèo lại có một công thức riêng để đánh gục trái tim chúng ta. Trong nghệ thuật cũng nổi lên biết bao nhiêu kẻ sẵn sàng quy hàng và dâng hiến cả cuộc đời nghệ thuật của mình dành cho lũ mèo. Mức độ tùy biến linh động, sắc thái từ kiêu kỳ, lãnh đạm đến ngơ ngẩn, lắm lúc lại vô cùng đáng yêu, được tái hiện đa dạng trong các tác phẩm là minh chứng cho tình yêu mãnh liệt ấy. Hãy cùng chúng mình điểm mặt những kẻ cuồng mèo trong lịch sử nghệ thuật qua loạt bài /meo meo/ nhé!

Vào thời Edo (1603-1868) hưng thịnh, tranh in khắc gỗ ukiyo-e là một loại hình nghệ thuật phổ biến, họa sĩ nào càng có phong cách đa dạng thì họ càng bán được tranh. Utagawa Kuniyoshi (1798-1861) là một bậc thầy trong thế kỉ 19 này, ông cũng là nghệ sĩ ukiyo-e cuối cùng trong số các nghệ sĩ nổi tiếng của thời kì đó. Xuất thân nghèo khó khiến ông mất nhiều thời gian để lập nghiệp, nhưng cuối cùng, ông đã tìm thấy thành công nhờ một loạt các bức tranh minh họa đa dạng qua từng thời kì.

Tác phẩm “Câu chuyện về Nippondaemon và hòn đá linh hồn mèo” (1847) được dựa trên vở kịch kabuki cùng tên.

Giống như hầu hết người Nhật, Kuniyoshi cũng rất yêu mèo. Khi ông trở thành giáo viên, các học sinh để ý rằng xưởng vẽ thầy mình luôn đông đúc mèo. Niềm yêu thích mèo của ông đã len lỏi vào tác phẩm, và chúng xuất hiện trong nhiều bản in xuất chúng nhất của ông. Đôi khi chúng còn xuất hiện như những nhân vật trong các câu chuyện nổi tiếng; hay trong những bức thư pháp mà ông vẽ.

Theo lời một người học trò kể lại, khi một trong những con mèo của Kuniyoshi qua đời, ông sẽ chôn cất nó tại đền Eko-in. Ông thậm chí còn có một bàn thờ Phật tại nhà dành cho mèo và linh vị cho từng con mèo của mình. Mọi con mèo từng sống cùng ông cũng được ghi chép vào một cuốn sổ.

Chuỗi tác phẩm “Từ đồng âm của mèo” (Neko no ateji) năm 1841 của ông là một ví dụ hoàn hảo về sự sáng tạo của Kuniyoshi trong cách vẽ mèo. Ông thể hiện những con mèo tạo thành hình dạng tên các loại cá khác nhau bằng hán tự. Những tác phẩm này thể hiện bản chất vui vẻ và hoạt bát của Kuniyoshi, đồng thời nó cũng khẳng định rằng ông là một người dễ mến.

Lũ mèo dưới ánh trăng, 1846
Sáu nhà thơ mèo, 1846

Đôi khi Kuniyoshi nhân hóa mèo trong tác phẩm của ông. Chúng sẽ được mặc trang phục và làm những hoạt động của con người. Mặc dù những loại hình minh họa này rất thú vị, nhưng cũng có một lý do sâu xa hơn đằng sau.

Vượt qua sự kiểm duyệt của Mạc phủ

Vào đầu những năm 1840, Mạc phủ Tokugawa tin rằng quyền lực chính trị của nhà nước đang bắt đầu lỏng lẻo. Để khẳng định lại quyền lực, họ đã thực hiện cải cách đất nước gồm các chính sách nghiêm ngặt và áp bức nhằm tăng cường sự kiểm soát. Trong đó, một lệnh cấm dành cho các diễn viên kabuki, kỹ nữ và geisha. Đối với Mạc phủ Tokugawa, những nghề này đại diện cho những thứ xa xỉ mà xã hội không thể chạm tới, việc diễn kịch khiến các nghệ sĩ bị cổ súy là đang kích động xã hội.

Tác phẩm “Chuyện về chàng Genji” (1942) được dựa trên vở kịch nổi tiếng cùng tên.
“Nhân tướng 100 con mèo” (1842) là một câu đố của Kuniyoshi thách thức người xem đoán được tên của các diễn viên kabuki.

Vào giai đoạn đương thời, Kuniyoshi không phải là nghệ sĩ duy nhất tìm cách để vượt qua sự kiểm duyệt của nhà nước. Sự độc đáo của ông là việc thường hay minh họa các diễn viên kabuki nổi tiếng ở dạng động vật, ông thường thêm những chi tiết nhỏ để gợi ý về danh tính của diễn viên. Mặc dù cuộc cải cách chắc chắn mang lại nhiều hạn chế cho các họa sĩ, nhưng chúng cũng thúc đẩy họ nghĩ ra những cách mới và sáng tạo để giao tiếp với người xem. Và bản in của Kuniyoshi cực kỳ phổ biến vào thời điểm đó, những người hâm mộ kabuki rất thích giải đố các manh mối giúp họ xác định từng diễn viên.

Chơi đùa dưới trận tuyết đầu mùa (1847-1852) là tác phẩm mà Kuniyoshi thực hiện sau khi việc kiểm duyệt chấm dứt.

Vào cuối những năm 1840, các cuộc cải cách cũng ngừng hiệu lực, và Kuniyoshi bắt đầu vẽ lại những bản in truyền thống hơn là về các diễn viên. Tuy nhiên, bản tính vui tươi và tình yêu mèo của ông vẫn còn. Mọi người thường mô tả hình ảnh ông mặc áo kimono và ngồi vẽ với một chú mèo nằm trong lòng mỗi ngày. Ngay cả khi ra ngoài vì công việc, ông cũng bí mật mang theo những chú mèo bên mình. Không những vậy, ông còn thường xuyên gợi ý cho các học sinh của mình vẽ nhiều tranh về mèo. Nhờ đó, sau thành công của Kuniyoshi, số lượng tranh minh họa mèo trong các bản in ukiyo-e dường như đã tăng lên đáng kể.

Mặc dù có nhiều tác phẩm về mèo nổi tiếng, một trong số đó vẫn khiến nhiều người đặt câu hỏi về tác phẩm “53 con mèo đại diện cho các trạm ở Tokaido,” mỗi ga đại diện cho một ga trên con đường nối Tokyo với Kyoto. Tác phẩm thể hiện khả năng quan sát mèo độc nhất vô nhị của Kuniyoshi. Ông đã nắm bắt các sắc thái và chuyển động tinh tế của từng con mèo một cách hoàn hảo. Tất cả chúng đều khác biệt và mỗi con trong số chúng trông như thể có một tính cách riêng.

53 con mèo đại diện cho các trạm ở Tokaido, 1850.

Thực chất, bộ tranh của Kuniyoshi được dựa trên chuỗi các tác phẩm cùng tên của Utagawa Hiroshige. Tokaido hay ‘Con đường Biển Đông’ có 53 trạm vận chuyển khác nhau dọc theo tuyến đường, và những trạm này cung cấp chuồng trại, thức ăn và chỗ ở cho du khách. Hiroshige thì tái hiện lại tất cả các trạm thông qua một loạt cảnh quan khác nhau, Kuniyoshi quyết định thể hiện chúng qua cách chơi chữ với mèo. Ví dụ, ga 41 của Tokaido được gọi là Miya. Tên này nghe có vẻ giống từ oya (親) có nghĩa là ‘cha mẹ’, nên nhà ga được minh họa bằng hai con mèo con với mẹ của chúng.

Một số tác phẩm vẽ mèo khác của Utagawa Kuniyoshi:

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

Họa sĩ Nhật Bản hội họa Nhật Bản Mèo trong hội họa Navi Nguyễn nhật bản series meo meo tranh minh họa ukiyo-e Utagawa Kuniyoshi

iDesign Must-try

Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Tất tần tật về quy trình tạo tác một chiếc mặt nạ Noh truyền thống của Nhật Bản
Noh là loại hình nghệ thuật sân khấu sớm nhất ở Nhật Bản và vẫn được biểu diễn cho đến ngày nay. Được phát triển vào thế kỷ 14, Noh…
Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Yoshitomo Nara sinh năm 1959 tại Aomori, là một trong những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật và âm nhạc…
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
‘Underground Library’ - Thư viện ngầm dành cho các mọt sách tại Nhật Bản
Những gò cỏ nhấp nhô ở Cánh đồng Kurkku đã ngụy trang thành một khu vực thiền định để đọc sách và nghỉ ngơi. Được khai trương vào tháng trước…
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Những chiếc bánh mì phát sáng khó tin đến từ Yukiko Morita
Nghệ sĩ người Nhật Bản đồng thời là một cựu thợ làm bánh – Yukiko Morita đã đưa tình yêu bánh mì vào công việc sáng tạo của mình bằng…
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?