Mise en Scene là gì và cách bậc thầy Wes Anderson sử dụng nó

Mise en Scene – đó là một cụm từ được nhắc đến nhiều lần trong các bài viết liên quan đến làm phim, nó nói lên thần thái toát ra từ phim.

Nhưng Mise en Scene là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Và ai biết cách sử dụng nó tốt nhất? Sau bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về Mise en Scene và lý do tại sao bạn không nên bỏ qua nó.

Mise en Scene là gì?

Được dịch từ tiếng Pháp, Mise en Scene có nghĩa là “sự sắp xếp các phân cảnh và đạo cụ sân khấu trong vở kịch”. Trong phạm trù phim ảnh, nó là tất cả những thứ liên quan xuất hiện trước ống kính máy quay, bao gồm bố cục, dựng hiện trường, ánh sáng và nhân vật. Mise en Scene là cách mọi thứ kết hợp với nhau; hay nói cách khác, là hành động kết hợp chúng lại cùng nhau.

Vâng, không thể phủ nhận tầm quan trọng của Mise en Scene trong ngành phim. Khi được sử dụng đúng cách, nó “biến tấu” bộ phim từ một loạt các hình ảnh động thành một hình thức nghệ thuật biểu diễn có mục đích – Một cái gì đó “bùng nổ” và thu hút cảm xúc người xem.

Nếu bạn từng xem một bộ phim và mong muốn hoá thân vào nhân vật trong phim, đó có thể là “kết quả” của Mise en Scene. Luôn là bổ ích khi học hỏi thêm từ một nhà làm phim khác để trau dồi tay nghề của mình. Bạn sẽ được truyền cảm hứng khi thấy những kỹ thuật của họ.

Để giải thích cách sử dụng Mise en Scene một cách tốt nhất, chúng ta hãy chọn một đạo diễn hiện đại, một bậc thầy thủ công, và người đó đã thực sự tạo nên phong cách độc đáo cho riêng mình. Tất nhiên đó là “phù thuỷ” Wes Anderson.

Wes Anderson, bậc thầy của Mise en Scene

Hình ảnh của phù thủy trong một vị trí mà ông rất thích – chính giữa khung hình.

Từ bộ phim đầu tay “Bottle Rocket” đến tác phẩm gần đây “Isle of Dogs”, Wes Anderson vẫn liên tục giữ vững vị trí nhà làm phim hàng đầu thế giới, chủ yếu là do cách kể chuyện trực quan cùng phương pháp độc đáo của ông. Có một phong cách Wes Anderson không thể nhầm lẫn trong tất cả các sản phẩm. Chi tiết và bố cục rõ ràng, tỉ mỉ, những nhân vật buồn cười cùng màu sắc sống động.

Phim của ông vừa cụ thể như các tác phẩm điện ảnh của Stanley Kubrick, vừa nhẹ nhàng như phim tình cảm hài đáng ra không nên tồn tại. Tuy nhiên, nó đã thành công vì vận dụng chính cách tiếp cận của Wes Anderson.

Đã đến lúc chúng ta nên tìm hiểu kĩ hơn về Mise en Scene và bàn luận về các yếu tố chính của nó. Từ đó, chúng ta sẽ xem cách Wes Anderson đã sử dụng chúng vào việc làm phim như thế nào.

Bố cục: Kể chuyện trực quan trong mọi khung hình

idesign isle of dogs 07
Bố cục đối xứng yêu thích của Wes Anderson trong bộ phim mới nhất “Isle of dogs”

Phần dễ thấy nhất trong một bộ phim Wes Anderso là bố cục phim. Bố cục, theo thuật ngữ phim, là cách sắp xếp mọi thứ trong khung hình.

Ông “đặt” các nhân vật, đồ vật ở đâu trong khung hình?

Ông cho khán giả thấy điều gì?

Điều gì ẩn giấu sau những thước phim của ông?

Đó là một nhiệm vụ khó khăn với vô vàn sự lựa chọn khác nhau. Phim là phương tiện truyền tải nội dung một cách trực quan, vì vậy điều quan trọng là đảm bảo mọi thứ trong khung hình, bất kể đó là gì, đều phải trực quan và hấp dẫn.

Bố cục đi liền với kỹ thuật quay phim, liên quan tới các loại ống kính và chuyển động của máy ảnh, nhưng cũng cần xác định rõ cảnh phim và góc quay. Nhận thức được bố cục của khung hình sau đó chọn góc quay, là cách giúp bạn kiểm soát “diện mạo” của bộ phim.

Đây là điều mà bạn sẽ không muốn chỉ làm ngẫu hứng. Sau đây là một danh sách các lời khuyên về bố cục và kỹ thuật quay phim, giúp bạn tự tin bắt đầu bất kỳ dự án nào. Bạn càng chuẩn bị kĩ mọi thứ thì bạn càng dễ dàng xác định và đạt được mục tiêu hơn.

Quay lại với Wes Anderson một chút: Ngay cả một người chưa bao giờ xem bộ phim nào cũng sẽ nhận ra một đặc điểm quan trọng trong bố cục phim của Wes Anderson: tính đối xứng.

Một cảnh đổi xứng từ phim Moonrise Kingdom.

Được trang bị với vốn ngân sách lớn hơn và các hiệu ứng kỹ thuật số tiên tiến, những bộ phim hiện đại thường có xu hướng hoành tráng và hào nhoáng hơn những bộ phim cũ. Các đạo diễn hiện đại cũng ứng dụng nhiều hiệu ứng chuyển động máy ảnh, nhưng Wes Anderson lại khá thích cái chân máy tuy cũ mà xịn của ông. Điều này tạo nên hiệu ứng kỳ lạ. Thay vì cảm giác như cưỡi tàu lượn, phim của Wes Anderson lại mang cho chúng ta cảm giác như những ngôi nhà búp bê. Mọi thứ được sắp xếp và dàn dựng một cách hoàn hảo. Khán giả như những vị khách mời, xem để khám phá mọi kẽ hở của bộ phim. Mỗi cảnh phim góc rộng hay bắt cận cảnh chủ thể đều được trình chiếu để chúng ta thoả sức khám phá. Nó giống như chúng ta là những thám tử nhí tò mò. Đó là một trong những nét độc đáo trong phim của Wes Anderson.

Dựng hiện trường: Lột xác bộ phim của bạn

Hiện trường bộ phim “The Life Aquatic with Steve Zissou”.

Chính cái tên “Dựng hiện trường” cũng đã ít nhiều giải thích cho chính nó.

Hiện trường là tất cả mọi thứ được sử dụng trong thực tế để tạo nên không gian hoặc thời gian. Nó là “tủ quần áo” của bộ phim. Bằng cách làm việc với nhà thiết kế sản xuất, đạo diễn sẽ dựng hiện trường để tạo ra thế giới trong khung hình. Điều này không chỉ bao gồm các chi tiết lớn như phòng ốc, bối cảnh, xe đa năng, mà ngay cả những chi tiết nhỏ cũng được chú ý: đạo cụ, những đồ vật nhỏ như bút cũng có thể thêm vào bất kỳ cảnh quay nào.

Câu chuyện xảy ra khi nào?

Nếu phim của bạn diễn ra trong quá khứ, các đạo cụ đơn giản như điện thoại quay số có thể giúp bạn truyền đạt “khoảng thời gian quá khứ” tới khán giả. Nếu nó diễn ra trong tương lai, hiện trường của bạn sẽ cần phải mô tả thế giới trong tương lai.

Để phù hợp với phép ẩn dụ “thế giới này là một ngôi nhà búp bê”, hiện trường phim của Anderson đã mô tả chi tiết về những nhân vật có mặt trong phim. Mọi cảnh quay có sự xuất hiện của cái bàn đều được bao phủ bởi các đạo cụ được dàn dựng một cách hoàn hảo. Mỗi phòng ngủ đều được bày trí như có người thật sống ở đó. Bộ phim “The Royal Tenenbaums” đã thực hiện điều này rất tốt. Khi phim giới thiệu về ba đứa trẻ Tenenbaum, chúng ta có thể hiểu và mường tượng ngay về chúng.

Vận động viên có những dụng cụ chơi tennis
Nhà văn có thư viện riêng của cô
Và khung hình của một nhà kinh doanh … toàn là những thiết bị dùng trong công ty

Hiện trường là một yếu tố quan trọng của Mise en Scene đối với bất kỳ bộ phim nào, và nó có thể ảnh hưởng tới mạch phim.

Mạch phim có thể thu hút người xem ngay lập tức. Và với các hiệu ứng phù hợp, bạn có thể định hình trải nghiệm của khán giả. Đừng quên xét đến phần cuối phim. Từng giây từng phút trong bộ phim của bạn đều là những yếu tố quan trọng khi nói đến Mise en Scene.

Chúng ta sẽ kết thúc phần này với những sai lầm về niên đại.

Một ví dụ về sự sai niên đại sẽ là bất cứ thứ gì thuộc về một khoảng thời gian khác với thời gian hiện tại, giống như kiểu “giày thể thao Adidas vào những năm 1600”. Nhưng khi được sử dụng đúng cách, điều này có thể mang lại chiều sâu cho bộ phim.

Những đồ vật sai niên đại có thể cho biết các nhân vật đã bị mắc kẹt trong quá khứ như thế nào, như trong phim “The Royal Tenenbaums” hay “Rushmore” của Anderson. Những đồ vật này cũng có thể làm cho một bộ phim có vẻ như diễn ra trong nhiều thập kỷ cùng một lúc, như thể nó tồn tại trong vũ trụ của chính nó. Một số bộ phim của Tarantino đã vận dụng yếu tố này một cách chuyên nghiệp.

Diễn viên Uma Thurman vác kiếm Nhật và mặc bộ đồ Lý Tiểu Long trong phim “Kill Bill” của đạo diễn Quentin Tarantino.

Khi lên khung phim, hãy nghĩ về các nhân vật và thế giới trước, sau đó là cách tạo dựng hiện trường để phản ánh điều đó.

Ánh sáng: Chịu trách nhiệm một nửa cho các khung ảnh thiên anh hùng ca

Cường độ, chiều sâu và góc của ánh sáng có thể ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của cảnh phim. Điều quan trọng cần nhớ là ánh sáng là cảm xúc. Nó mô tả cảm xúc của nhân vật hoặc một tình huống: vui vẻ hay tuyệt vọng, thoải mái hay ấn tượng.

  • Soft light (ánh sáng nhẹ): giữ mọi thứ tự nhiên và ít đổ bóng. Gel màu và các thấu kính khác nhau có thể làm kỹ thuật này. Nó tạo nên cảm xúc cho cảnh phim, cho dù đó là hạnh phúc hay buồn rầu, một cách rất nhẹ nhàng.
  • Harsh light (ánh sáng mạnh), như bạn mong đợi, thì hoàn toàn ngược lại. Kỹ thuật này tạo ra hiệu ứng đổ bóng. Những phần sáng/tối của chủ thể sẽ xuất hiện. Harsh light có thể biểu thị sự sợ hãi, hoang mang và cảm giác bí ẩn. Không có gì ngạc nhiên khi những bộ phim kinh dị đều sử dụng harsh light trong các cảnh quay.

Ngoài harsh light và soft light, góc sáng hay hình học ánh sáng khác nhau cũng ảnh hưởng đến cảnh phim. Sau đây là một số lời khuyên về các kiểu ánh sáng nên sử dụng cho các cảnh quay nhất định.

Một cảnh quay ngập tràn sắc hồng trong “Grand Budapest Hotel”.

“Grand Budapest Hotel” là bộ phim sôi động và thú vị, do đó ánh sáng trong phim rất mềm mại và ấm áp. Tuy nhiên, kịch bản của Anderson lại kêu gọi các cảnh quay bạo lực, vì vậy ông đã điều chỉnh ánh sáng để phù hợp với nội dung phim.

Có một cảnh quay rượt đuổi ở cuối phim và một nhân vật bị sát hại, toàn bộ cảnh này được quay trong bóng tối. Khi chiếu ánh sáng, ở đây đạo diễn sử dụng harsh light, tia sáng chiếu qua rất nhanh trên cặp kính và khuôn mặt.

Giây phút sợ hãi của Jeff Goldblum.

Anderson có thể giữ mức ánh sáng phù hợp trong suốt bộ phim, để khán giả không bị mất cảm giác ấm áp, như chiếc áo khoác bên cạnh lò sưởi.

Tuy nhiên, nếu vậy các cảnh quay rượt đuổi sau đó sẽ diễn ra như một trò hề. Nhưng không, Anderson đã thay đổi ánh sáng một cách đáng kể để tạo ra sự căng thẳng và cuối cùng gây sốc chúng ta. Từ thời điểm ánh sáng thay đổi, chúng ta hiểu rằng các nhân vật đang gặp nguy hiểm thực sự. Nó mang lại một cảm xúc hoàn toàn mới cho phần cuối của bộ phim.

Sự đa dạng là gia vị của làm phim. Bạn cần phải biết khi nào cần thay đổi ánh sáng.

Diễn xuất: Nghệ thuật gây ấn tượng

Yếu tố cuối cùng của Mise en Scene là diễn xuất. Điều này, tất nhiên sẽ đề cập đến sự thể hiện của các diễn viên. Họ có tinh tế hay ấn tượng không? Làm cách nào để một nhân vật thoại phù hợp?

Bước đầu tiên ở đây là phải có dàn diễn viên tốt. Như một câu nói cũ, “90% công việc của đạo diễn sẽ hoàn thành trong buổi casting diễn viên”.

Lối diễn xuất có thể tạo nên một bộ phim hay hoặc phá vỡ tất cả. Sau đây là một vài lời khuyên tuyệt vời về cách một nhà làm phim với “khoản ngân sách nhỏ” có thể chọn diễn viên phù hợp cho các phân đoạn.

Chỉ đạo diễn xuất theo Mise en Scene là đề cập đến cách bố trí các diễn viên trong mỗi cảnh. Mà còn được gọi là chốt cảnh.

Họ đứng ở đâu?

Có bao nhiêu diễn viên trong khung hình?

Họ được sắp xếp vào một nhóm như thế nào?

Đây là những câu hỏi để bạn tự hỏi mình khi nhìn vào khung hình. Một trong những câu hỏi phổ biến nhất của một đạo diễn là làm thế nào để quay Shot-Reverse-Shot – kỹ thuật được sử dụng khi 1 nhân vật nhìn 1 nhân vật khác, sau đó hiển thị hình ảnh của nhân vật được nhìn, tạo cảm giác có sự trao đổi giữa 2 người.

https://www.youtube.com/watch/5UE3jz_O_EM

Nhà làm phim có thể giữ cả hai diễn viên, người đang nói và một phần của người họ nói chuyện cùng, trong khung hình. Điều này tạo nên sự rõ ràng: ai là người tham gia cuộc trò chuyện. Thế nhưng cặp đôi đạo diễn anh em Coen lại xử lý theo một hướng hoàn toàn khác. Họ sử dụng ống kính góc rộng và chỉ quay nhân vật đang nói.

Còn các bộ phim của Wes Anderson, nổi tiếng với những cảnh quay đối xứng, có một lựa chọn khác. Ông thường quay chính diện các diễn viên và chỉ để một mình diễn viên đó trong khung hình, cho dù người đó đang nói chuyện với ai hay tạo dáng với một tư thế kì quặc.

Với rất nhiều các nhân vật khác nhau cùng tông giọng nói, được quay theo cùng một cách đối xứng, hiệu ứng này đã phát triển nét duyên dáng độc đáo của Wes Anderson.  Tuy nhiên không phải Wes Anderson từ trước tới nay không thử những điều mới. Trong bộ phim “The Royal Tenenbaums” và “The Life Aquatic with Steve Zissou”, có nhiều cảnh quay góc rộng. Trong “The Royal Tenenbaums”, nhân vật Margot là kẻ bị ruồng bỏ. Vì vậy ở hầu hết mọi cảnh quay với một nhóm người, cô đều đứng phía sau hoặc lệch qua một bên khung hình.

Margot, thui thủi bên góc trái.

Trong cảnh quay cao trào của “The Life Aquatic with Steve Zissou”, tất cả các nhân vật đều ở chung trong một chiếc tàu ngầm nhỏ. Vị trí họ ngồi phụ thuộc vào mức độ thân thiết của họ với nhân vật chính ở trung tâm.

Mọi người đang cố ngồi càng gần Bill Murray càng tốt.

Có quá nhiều thứ phải bàn đến. Diễn viên đứng hay ngồi đều mang lại một mức độ tự tin nhất định. Các diễn viên xuất hiện nhỏ hơn trong khung hình cũng là một chi tiết hiển thị tầm quan trọng của vai diễn trong phim.

Chốt cảnh có thể đem lại hiệu ứng cảm xúc lớn và tinh tế đối với khán giả.

Tổng kết lại

Mise en Scene là cách một nhà làm phim kết nối tất cả các yếu tố lại với nhau để tạo ra trải nghiệm tổng thể cho khán giả. Wes Anderson là một bậc thầy của kỹ năng này.

Bây giờ đến lượt bạn. Với những gì bạn đã biết về Mise en Scene, hãy thử áp dụng nó vào các dự án của riêng bạn.

Hãy chuẩn bị danh sách cảnh quay và bảng phân cảnh để có một cảnh quay tốt hơn. Quá trình này cũng có thể giúp bạn giải phóng thời gian để tìm những thứ mới và đảm bảo rằng bạn cũng có được chính xác những gì bạn cần.

Tiếp tục luyện tập, nhưng đừng quên tiếp tục nghiên cứu các nhà làm phim bạn yêu thích để học các mẹo và kỹ thuật từ họ.

Tác giả: Clay Conger
Dịch giả: Thảo Tăng
Nguồn: studiobinder

Cùng tác giả

#Tag

isle of dog làm phim Mise en Scene phim ảnh Stanley Kubrick thủ thuật phim tua phim wes anderson

iDesign Must-try

Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
‘The French Dispatch’: Sự trở lại ấn tượng của đạo diễn Wes Anderson
‘The French Dispatch’: Sự trở lại ấn tượng của đạo diễn Wes Anderson
Trở lại sau ba năm kể từ dự án Isle of Dogs, đạo diễn Wes Anderson vẫn khiến khán giả phải không ngừng xuýt xoa với óc thẩm mỹ và…
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Phía sau những khung hình nên thơ như tranh vẽ của phim hoạt hình Luca (Pixar)
Trong khi hầu hết các phim hoạt hình cố gắng mang lại vẻ ngoài chân thực cho các nhân vật và bối cảnh, mục tiêu của những người đứng sau…
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Loạt phim ngắn nêu bật thực trạng vô gia cư trong thời đại Covid
Isy và Leigh Anderson là một cặp đôi làm việc ở Manchester với cái tên “Photography by Anderson.” Bộ đôi từng đoạt giải thưởng chuyên về chụp ảnh chân dung…
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Những điều cần biết về liên hoan phim Cannes 2021 trước ngày khai màn
Sau khi liên hoan phim năm 2020 bị huỷ bỏ vì đại dịch, ngày hội điện ảnh sẽ trở lại vào tháng 7 này tại Cannes. Hãy cùng tìm hiểu…
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
‘Tàn Thể: Tiền truyện’ - Đấng tối cao hay phần tăm tối của loài người?
Tàn Thể: Tiền truyện là phim hoạt hình ngắn được DeeDee Annimation Studio phát hành vào đầu năm 2019. Tàn thể được giới thiệu với tham vọng thiết lập một…