Nghệ thuật và kinh tế vượt ra ngoài thị trường - (Phần 1)

“Ngay cả khi ta có thể không nhận ra, nhưng các nghệ sĩ thường là những người quan sát nhạy bén các sự kiện kinh tế, có khả năng hình thành, thông qua nghệ thuật, những can thiệp quan trọng vào tình trạng hàng hóa của đối tượng thẩm mỹ, và chiều hướng kinh tế của giá trị và trao đổi nói chung. Nền kinh tế không bao giờ là một hệ thống chỉ đơn thuần bên ngoài tác phẩm nghệ thuật, mà là một vật chất xã hội góp phần tạo ra các hình thái nghệ thuật khác nhau.” Đây chính là nhận xét để tổng kết cho bài viết của chúng ta ngày hôm nay, Nghệ thuật và Kinh tế vượt ra ngoài thị trường – bài nghiên cứu được thực hiện bởi Maggie Cao, Sophie Cras và Alex J. Taylor.

Vậy, làm cách nào và với những luận điểm nào mà nhóm nghiên cứu có thể đưa ra được nhận xét này? Cùng theo dõi bài viết để hiểu thêm về những luận điểm của nhóm nghiên cứu, cũng như hiểu rõ về giá trị của một tác phẩm nghệ thuật, cũng như người nghệ sĩ, trong nền kinh tế ngày nay.

Kiến thức về lịch sử học nghệ thuật, có khả năng đã xuất hiện cùng thời điểm với sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản tiêu dùng, đã cụ thể hóa khái niệm về tác phẩm nghệ thuật như một thứ hàng hóa để giao dịch. Tuy nhiên mối liên hệ giữa kinh tế và nghệ thuật bao gồm nhiều thứ hơn, chứ không chỉ đơn giản là thị trường nghệ thuật – giá bán đấu giá, con đường sự nghiệp, và các chiến lược marketing, những tiêu chí thường xuyên được sử dụng để đóng khung khía cạnh kinh tế học của nghệ thuật. Một vấn đề với nhiều nghiên cứu về thị trường nghệ thuật là trọng tâm nghiên cứu thường, cùng lúc, quá hẹp và quá rộng.

Trọng tâm nghiên cứu quá rộng khi thông qua các phương pháp tiếp cận xã hội học, định lượng hoặc truy xuất lịch sử thông tin, bài nghiên cứu làm sáng tỏ một cách mạnh mẽ các câu hỏi theo định hướng thị trường về tính xác thực, giá cả và sự uy tín, tuy nhiên bởi thế mà lại có xu hướng không chú ý đến khía cạnh thực hành nghệ thuật của cá nhân hay thể hiện đầy đủ tính phức tạp của các mối quan hệ kinh tế mà một tác phẩm nghệ thuật duy nhất có thể tạo nên. Tương tự, trọng tâm nghiên cứu trở nên quá hẹp khi chỉ tập trung vào các mạng lưới của những người nghệ sĩ, đại lý, nhà sưu tập và bảo tàng, các bài nghiên cứu có xu hướng cô lập thị trường nghệ thuật với phần còn lại của nền kinh tế, mà không hề xét duyệt thêm các lực lượng kinh tế vĩ mô rộng lớn hơn mà nghệ thuật có thể tác động.

“Những ý tưởng được trình bày trong bài tiểu luận này là kết quả của sự hợp tác lâu dài, liên tục của các tác giả và những đóng góp trí tuệ của nhiều học giả”
Ảnh bởi Annie Spratt trên Unsplash

Chắc chắn rằng có những ngoại lệ nằm ngoài sự khái quát này, nhưng, những khuynh hướng như vậy xuất hiện trong thị trường những nghiên cứu về nghệ thuật đã làm hạn chế tính sâu sắc mà các câu hỏi kinh tế có thể mang lại cho lịch sử nghệ thuật. Có tầm nhìn vượt ra ngoài thị trường nghệ thuật có thể giúp chúng ta nhấn mạnh tầm quan trọng mang tính kinh tế của các đối tượng nghệ thuật, trong một phạm vi rộng hơn của các lĩnh vực xã hội và ngôn luận, mà không bỏ quên giá trị của tác phẩm nghệ thuật ở các khía cạnh về vật chất và thẩm mỹ.

Trong ba năm qua, các tác giả đã triệu tập hàng loạt các hội nghị nhằm tìm kiếm những hướng tiếp cận mới tới nghệ thuật và kinh tế. Những ý tưởng được trình bày trong bài tiểu luận này là kết quả của sự hợp tác lâu dài, liên tục của các tác giả và những đóng góp trí tuệ của nhiều học giả đã tham gia vào các sự kiện kể trên. Tác giả đề xuất rằng, các tác phẩm nghệ thuật thường là bằng chứng vật chất tốt nhất cho các cuộc tranh biện, hoặc các điều kiện kinh tế mang tính trừu tượng. Trong thời kỳ của cuộc khủng hoảng tài chính, các học giả trên nhiều lĩnh vực ngày càng chú ý đến các khía cạnh vật chất và sự hiện thân của giao dịch kinh tế và tiền tệ, cũng như ý nghĩa chuyển dịch của hàng hóa trong việc lưu thông xuyên quốc gia và bối cảnh hội nhập văn hóa. Họ đã góp phần vào việc tu chính các thuật ngữ kinh tế cổ điển, chiếu theo quan điểm lịch sử xã hội học, như “sản xuất” và “tiêu dùng” trở thành “làm giàu” và “thu thập”. Việc tham dự vào mối quan hệ cộng sinh giữa tư duy nghệ thuật và kinh tế, như nhóm tác giả muốn làm, sẽ không chỉ mở ra cuộc nghiên cứu về nghệ thuật tại Hoa Kỳ mà còn giúp các nhà sử học nghệ thuật có một vị thế tốt hơn trong cuộc đối thoại liên ngành đang diễn ra trong thời điểm hiện nay.

1. Các vấn đề kinh tế vĩ mô thông qua lăng kính của các tác phẩm nghệ thuật

Các tác phẩm nghệ thuật thể hiện được sự ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, vượt ra ngoài giới hạn của thế giới nghệ thuật, bao gồm các mối quan hệ lao động và dòng vật chất liên quan đến các lĩnh vực khác của quá trình thương mại xuyên quốc gia. Lấy ví dụ về loạt tác phẩm nghệ thuật Voltri-Bolton Landing (Từ Voltri tới Bolton Landing) của David Smith, cái tên đã mô tả rõ con đường lưu chuyển của những sản phẩm thép mà Smith thu thập được từ một nhà xưởng đã đóng cửa ở thị trấn nhỏ Voltri tại Ý, rồi vận chuyển đến xưởng của anh ấy ở Upstate New York. Những tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện, như mọi người có thể nhận thấy, đã bảo tồn được các công cụ và kỹ thuật thủ công bị đào thải bởi quá trình tự động hóa công nghiệp, nhưng chính điều này cũng đồng thời đảo chiều quá trình nhập khẩu phế liệu mà ngành công nghiệp thép Ý, trong tình trạng thiếu nguyên liệu, đã phải phụ thuộc vào. Ví dụ, trong tác phẩm VB XVII 1963, Smith đã gắn một đoạn thép dài, trơn bóng, và có kết cấu hình chữ l trên một giá đỡ được ngẫu hứng tạo nên bằng các phần tử phế liệu. Hai bánh xe nhỏ, có ráp căm đóng vai trò là ranh giới giữa vật liệu cũ và vật liệu mới, điểm trang đầy ẩn ý cho khối hình xi lanh từ các nhà máy ép kim loại, nơi đã biến chất thải tiêu dùng từ Mỹ thành thép của Ý sẵn sàng xuất khẩu. Ngay cả khi các tác phẩm nghệ thuật dường như hướng đến những mối quan tâm chủ yếu về hình thức, và có lẽ đặc biệt là khi các tác phẩm ấy chuyên hóa về loại hình này, sự giao thoa của vật chất với những hệ thống lao động và sản xuất có thể bộc lộ logic kinh tế, đã được mã hóa trong tác phẩm.

Các tác phẩm thuộc chuỗi VB XVII 1963 của nghệ sĩ David Smith

Mối liên hệ giữa việc sản xuất nghệ thuật và nền kinh tế chuyển đổi không nên được coi là ngẫu nhiên trong lịch sử của nghệ thuật Hoa K. Khi những thử nghiệm theo chủ nghĩa hiện đại với những hình thái trừu tượng và vật liệu độc đáo thách thức các công thức của luật thuế quan và hải quan (như trong các trường hợp xuất nhập khẩu, mà ở đó các tác phẩm của Constantin Brancusi và Andy Warhol được đánh giá là thực dụng hơn so với các đối tượng nghệ thuật khác), các nghệ sĩ và nhà sưu tập ngày càng tìm thấy nhiều điểm chung trong việc ủng hộ tự do hóa thương mại, đồng thời tạo nên sự phản đối có tính liên minh trước sự tham gia của nhà nước vào các vấn đề phân loại và đánh giá thẩm mỹ. Cho dù trực tiếp vướng mắc vào chính sách kinh tế, hay đơn giản hơn là luân chuyển bên cạnh và giữa các đối tượng khác của môi trường thương mại quốc tế, quỹ đạo của các tác phẩm nghệ thuật thông qua hệ thống tuần hoàn của chủ nghĩa tư bản toàn cầu sẽ không thể xóa nhòa được ý nghĩa cũng như công dụng đầy tính tư tưởng của chúng.

(Còn tiếp)

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas 
Nguồn: Arts and Economics Beyond the Market, Maggie Cao, Sophie Cras, Alex J. Taylor

Cùng tác giả

#Tag

Artplas kinh tế kinh tế và nghệ thuật nghệ thuật Series Nghệ thuật và ?

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Đó là năm 1858. Cezanne mới mười tám. Người bạn thân nhất của cậu, Emile Zola, vừa rời đi Paris, bỏ cậu ở lại Aix-en-Provence.