Những họa sĩ Nhật Bản của thế kỉ 20 mà bạn nên biết (Phần 4)

Tiếp tục đến với phần bốn của series các họa sĩ Nhật, hãy cùng tìm hiểu xem chúng ta sẽ có những ai trong bài viết này!

Đến với giai đoạn này thì chúng ta sẽ chào đón các danh họa của đầu thế kỉ 20, kết thúc phần của những người vào cuối thế kỉ 19 trước đó. Bước sang một thập kỉ mới, các thế hệ hội họa tiếp theo của Nhật Bản lại tiếp tục phá bỏ những quan niệm hội họa truyền thống để hòa nhập với hội họa thế giới. Tuy nhiên, họ vẫn khéo léo giữ gìn lại được nét Nhật Bản trong tác phẩm của mình.

Migishi Kotaro (1903 – 1934)

Vào thời còn là học sinh trung học, Migishi Kotaro bắt đầu quan tâm đến tranh sơn dầu và học vẽ từ một thầy giáo địa phương. Khi hoàn thành chương trình học sơ cấp vào năm 1920, ông đến Tokyo và được xem các bức tranh của Paul CézanneVan Gogh tại một cuộc triển lãm. Phong cách mà ông quyết định theo đuổi là Yoga.

Bướm bay trên tầng mây, 1934
Vỏ ốc tự do, 1934. Ông từng cho ra mắt một bộ thơ tên “Bướm và vỏ ốc” với tranh minh họa đi kèm.

Năm 1921, một tác phẩm của ông lần đầu được triển lãm và tạo được tên tuổi nhất định. Cũng trong cùng năm, ông kết hôn nữ họa sĩ Yoshida Setsuko (sau đổi tên thành Migishi Setsuko), lúc này bà mới ra trường. Năm 1928, ông, vợ và một người bạn, họa sĩ Chokai Seiji tổ chức cuộc triển lãm của riêng ba người.

Chân dung cô gái choàng khăn đỏ, 1924
Dàn hợp xướng, 1933

Sau năm 1932, ông ngày càng bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật hiện đại của Pháp; và trưng bày một số tác phẩm của mình tại một cuộc triển lãm tiên phong ở Paris, cũng như tại Hiệp hội Nghệ thuật Tiến bộ ở Tokyo. Ông kết hợp các ý tưởng từ trường phái Biểu hiện Trừu tượng với Dã thú, sau đó chuyển sang trường phái Siêu thực. Đáng tiếc là ông qua đời đột ngột trong một chuyến du lịch vào năm 1934.

Migishi Setsuko (1905-1999)

Migishi Setsuko từng theo học Okada Saburosuke khi còn theo học tại Học viện Mỹ thuật Hongo vào 1921. Năm 1924, sau khi tốt nghiệp đại học, cô kết hôn với họa sĩ Migishi Kotaro và cũng theo đuổi phong cách Yoga giống chồng của mình. Tuy nhiên, phong cách vẽ phương Tây của hai vợ chồng không hợp thị hiếu nhiều người nên họ từng gặp khó khăn vì không bán được tranh.

Năm 1946, bà thành lập Hiệp hội Nữ nghệ sĩ và được biết đến là người đã góp phần nâng tầm vị thế của các nữ nghệ sĩ vào thời điểm đó. Hai mươi năm sau khi chồng mất, bà đến Pháp lần đầu tiên và định cư ở Burgundy. Đến năm 1968, cùng với con trai của mình tạo ra những kiệt tác tranh phong cảnh ở các vùng châu Âu. Bà vẽ tranh để chiến đấu chống lại sự cô đơn ở một đất nước xa lạ và sự suy giảm của cơ thể do lão hóa.

Nổi tiếng với việc sử dụng màu sắc đẹp và các tác phẩm hoa, phong cách vẽ tranh của bà đã thay đổi qua nhiều năm, đặc biệt là sau khi sang Pháp. Bà trở lại Nhật Bản vào năm 1989, ở tuổi 84, tiếp tục công việc của mình tại nhà và xưởng may của gia đình. Năm 1994, bà được nhận Bằng khen Văn hóa, danh hiệu cao quý nhất mà chính phủ trao tặng cho những người có đóng góp lớn. Bà không ngừng vẽ tranh cho đến khi qua đời vào năm 1999 ở tuổi 94.

Tamako Kataoka (1905-2008)

Tamako Kataoka từng theo học phong cách hội họa truyền thống Nihonga tại Trường Nghệ thuật Đặc biệt dành cho phụ nữ ở Tokyo. Bà đã quyết định học tiếp lên cao học để có thể trở thành giảng viên Mỹ thuật trong nhiều năm liền. Tuy nhiên chuyến du lịch 40 ngày đến phương Tây năm 1962 mới thực sự ảnh hưởng và bắt nguồn sự nghiệp hội họa của bà. Bộ tranh vẽ núi Phú Sĩ và một số ngọn núi khác tại Nhật Bản đã trở thành một biểu tượng.

Nhà phê bình nghệ thuật Sarah Custen đã bình luận về xúc tác độc đáo của Kataoka đối với sự ảnh hưởng của các họa sĩ nổi tiếng của Mỹ như sau: “Phong cảnh của Kataoka gợi nhớ đến Georgia O’Keeffe, và loạt tranh ‘Countenance’ (Biểu cảm) của cô khiến người ta không thể nghĩ đến ai khác ngoài Pop art của Andy Warhol, nhưng các tác phẩm của cô lại không thể bắt chước được. Trong khi phần lớn nghệ thuật Nhật Bản thiên về sự khuôn phép và truyền thống, các bức tranh của Kataoka lại thể hiện sự chân thực và cảm xúc cá nhân. Ví dụ, bà thường sử dụng lá vàng và bạc để làm nổi bật các bản in, một kỹ thuật được bà sử dụng trong nhiều tác phẩm Nihonga trước đó. Bằng cách vẽ một bức tranh về khung cảnh truyền thống… một người có thể tham gia vào quá trình xác định truyền thống là gì.”

Núi Phú Sĩ ngày đẹp trời, 1991

Đến giữa những năm 1960, bà trở thành trưởng khoa của Đại học Nghệ thuật tỉnh Aichi. Chính tại đây, bà đã dạy những sinh viên có mong muốn hiện đại hóa phong cách nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản. Sau khi nhìn thấy tác phẩm của cô giáo mình, một học viên đã nhận ra sự đẹp đẽ của chúng và khuyến khích cô giáo mình nên tiếp tục làm nghệ thuật.

Chân dung Katsushika Hokusai, 1971. Tác phẩm nằm trong loạt tranh vẽ các nhân vật lịch sử của bà vào thập niên 70.
“Nhót tây” là một trong những tác phẩm đời đầu của bà khi chưa bị ảnh hưởng bởi phương Tây. Đây cũng là bức tranh đầu tiên được chọn để triển lãm vào năm 1930.

Phong cách vẽ của bà về sau được gọi là “Getemono” để mô tả những mảng màu đậm và chói kết hợp thêm những đường nét nghiệp dư. Năm 1989, bà nhận Huân chương Văn hóa và được xếp vào bộ 3 người phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất trong hội họa bên cạnh Yuki OguraShoen Uemura. Bà sống độc thân cả đời để dạy học và vẽ tranh cho đến năm 103 tuổi.

Iwasaki Chihiro (1918-1974)

Nếu ai đã từng đọc tác phẩm Toto-chan bên cửa sổ sẽ nhận ra nét vẽ của Iwasaki Chihiro. Ở Nhật Bản, bà nổi tiếng với mệnh danh là họa sĩ vẽ về hạnh phúc và hòa bình của trẻ em, các tác phẩm của bà đều vẽ bằng màu nước. Ngay từ nhỏ, bà đã được truyền cảm hứng bởi các họa sĩ nổi tiếng từng vẽ minh họa sách thiếu nhi như Kiichi OkamotoTakeo Takei và Shigeru Hatsuyama. Nhờ vậy mà ngay từ lúc có thể cầm bút, bà đã bắt đầu thể hiện năng khiếu hội họa của mình.

Cô bé và những bông hoa hồng, 1966
Những đứa trẻ và chú cún con, 1967

Bà từng theo học viết thư pháp cùng Yang Zhou và vẽ tranh sơn dầu của Tai Nakatani vào năm 18 tuổi, nhưng bị bố mẹ cấm cản theo đuổi đam mê của mình. Sau cuộc hôn nhân sắp đặt vào năm 20 tuổi và di tản do chiến tranh, bà mới thực sự bắt tay vào sáng tác hội họa từ những hiện thực mà bản thân phải chứng kiến. Có thể thấy tác động của chiến tranh đã ảnh hưởng nhiều đến góc nhìn nghệ thuật của bà về sau.

Trăng tròn, 1965
“Người mẹ và đứa con trong ngọn lửa chiến tranh” là cuốn sách tranh cuối cùng của bà khi đang trên giường bệnh chống trọi với bệnh tật.
Kể cả khi đến cuối đời, bà vẫn nghĩ về những đứa trẻ mồ côi là nạn nhân do chiến tranh ở Việt Nam,
bà đã luôn mong mỏi hòa bình sẽ đến với những đứa trẻ đó.

Sau chiến tranh, Chihiro bắt đầu làm việc với các nhà xuất bản tạp chí, áp phích, sách giáo khoa. Năm 1949, một biên tập viên đặt vẽ một tác phẩm kamishibai có tên “Câu chuyện của một người mẹ” để phục vụ cho việc dạy học, sự thành công của tác phẩm này đã thúc đẩy bà trở thành một họa sĩ minh họa chuyên nghiệp. Bà dành cả đời mình để vẽ các câu chuyện về thiếu nhi cũng như bìa sách cho các tác phẩm có nội dung tương tự.

Hodaka Yoshida (1926-1995)

Hodaka Yoshida là một trong những họa sĩ theo trường phái hiện đại với chất liệu sơn dầu, từ năm 1950 trở đi, ông đã tạo những kiệt tác bằng tranh in khắc gỗ. Cũng phải nói thêm rằng ông xuất thân trong một gia đình mà bố mẹ là Hiroshi YoshidaFujio Yoshida, đều là những họa sĩ sơn dầu và tranh in khắc gỗ có tiếng. Tuy nhiên, Hokada đã quyết định chọn phong cách trừu tượng, một phong cách mà cả bố mẹ đều không theo đuổi cũng như bị bố mình xem thường.

Công việc, 1963
Thiên đường, không rõ

Một sự khác biệt trong phong cách hội họa của Hokada đó là thay vì mọi người sẽ cải thiện theo đường thẳng, ông cải thiện phong cách theo một hướng rất đột ngột. Mỗi giai đoạn trong cuộc đời ông lại ảnh hưởng đến phong cách, ví dụ như năm 1955, ông đã đến Mexico và tiếp xúc với các tạo tác và kiến ​​trúc sơ khai của thời Tiền Columbian đã góp phần định hướng lại hoàn toàn góc nhìn nghệ thuật. Trong suốt sự nghiệp của mình, người ta có thể thấy ông vay mượn nhiều trường phái nhưng vẫn tạo ra một phong cách riêng cho bản thân.

Căn nhà xập xệ, 1984
Công việc, không rõ

Công nghệ in mà Hodaka sử dụng không chỉ giới hạn ở bản khắc gỗ, mà bao gồm in đơn bản, khắc gỗ, khắc đồng, lụa, in thạch bản, và thường sử dụng các kỹ thuật chuyển ảnh. Về mặt này, ông là người tiên phong tại Nhật Bản trong những năm 1960 và 70. Nhờ di sản mình để lại, Hokada đã giúp cho dòng họ Yoshida trở thành một dòng họ nổi tiếng trong giới hội họa. Vợ ông là Chizuko Yoshida và con gái Ayomi Yoshida đều là họa sĩ nổi tiếng, riêng đứa con trai Takasuke Yoshida trở thành nhà thiết kế trang sức.

Matazo Kayama (1927-2004)

Xuất thân trong một gia đình có bố là nhà thiết kế thời trang nổi tiếng, Matazo Kayama là một họa sĩ sử dụng nhiều kỹ thuật hỗn hợp. Các tác phẩm của ông tạo ấn tượng về sự giao thoa giữa tranh và ảnh. Năm 1950, ông bắt đầu kết hợp các yếu tố rời rạc của chủ nghĩa lập thể, cũng như các yếu tố của chủ nghĩa vị lai Ý trong loạt tranh của mình về các loài chim và động vật. Ông cũng được xếp vào nhóm các họa sĩ nổi bật sau chiến tranh.

Mặt trăng và ngựa vằn, 1954
“Rồng thần Sumiryu” (1997) được xem là kiệt tác để đời của ông. Tuy nhiên tác phẩm gốc năm 1984 hiện đang nằm ở
trần đền chính Kuonji ở Minobu với kích thước là 11 mét vuông được thực hiện bằng 23.500 miếng vàng lá.

Vào khoảng năm 1960, ông đã đi du lịch, triển lãm và tổ chức hội nghị ở nước ngoài. Cũng trong thời gian này, ông từng thực hiện nhiều tác phẩm tranh tường bằng gốm tại các nhà thờ, bao gồm cả Đại sứ quán Nhật Bản tại Hoa Kỳ. Năm 1973, ông được nhận giải thưởng về Nghệ thuật Nhật Bản và nhận Giải thưởng của Bộ Văn hóa vào năm 1980 . Ông trở thành giáo sư tại Đại học Nghệ thuật Tokyo vào năm 1988.

Tác phẩm “Đàn chim hạc” từng được in lên đuôi hãng hàng không Anh quốc.
Tác phẩm “Cơn sóng vào mùa xuân và thu”được trưng bày tại suối nước nóng Owani thuộc tỉnh Aomori.
Nằm trong bộ sưu tập của hãng BMW, đây là chiếc BMW 535I được ông trang trí vào năm 1990.

Mặc dù để lại nhiều công trình thủ công nổi tiếng, sự sáng tạo và ham học hỏi của ông vẫn không bị suy giảm kể cả vào những năm cuối đời, ông đã thử thách bản thân ở thế kỉ 21 với thiết kế đồ họa bằng máy tính bảng.

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp

Cùng tác giả

#Tag

Họa sĩ Nhật Bản TK 20 Hodaka Yoshida hội họa Nhật Bản Iwasaki Chihiro Japanese artist Japanese culture lịch sử hội họa Matazo Kayama Migishi Kotaro Migishi Setsuko Tamako Kataoka

iDesign Must-try

Có gì trong buổi tọa đàm ca’talks #03 ‘Nghệ thuật Hậu Hiện Đại - Quan hệ với Hiện đại & Vị trí trong Đương đại’?
Có gì trong buổi tọa đàm ca’talks #03 ‘Nghệ thuật Hậu Hiện Đại - Quan hệ với Hiện đại & Vị trí trong Đương đại’?
Vừa qua, ngày 26.08.2023 tại không gian Toong Tràng Thi, số 8 Tràng Thi, Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm ca’talks #03 “Nghệ thuật Hậu Hiện Đại –…
Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Những bức vẽ cô bé có gương mặt ‘hờn dỗi cả thế giới’ trị giá triệu USD của Yoshitomo Nara
Yoshitomo Nara sinh năm 1959 tại Aomori, là một trong những nghệ sĩ đương đại nổi tiếng nhất Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật và âm nhạc…
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Những nụ cười tỏa nắng của bông hoa nhỏ hồn nhiên đã được Saki ghi lại hoàn hảo, cảm giác chân thực đến người xem cũng đã không ít lần…
Picasso qua năm thời kỳ hội họa
Picasso qua năm thời kỳ hội họa
Pablo Picasso là một trong những danh hoạ đình đắm của thế kỷ 20. Các tác phẩm của ông thay đổi theo từng thời kỳ lần lượt là: thời kỳ…
Hiroyuki Doi: ‘Bằng cách vẽ vòng tròn, tôi cảm thấy mình đang sống và hiện hữu trong vũ trụ.’
Hiroyuki Doi: ‘Bằng cách vẽ vòng tròn, tôi cảm thấy mình đang sống và hiện hữu trong vũ trụ.’
Hình tròn trong tác phẩm của Hiroyuki Doi ẩn chứa điều gì? Vì sao ông lại vẽ hình tròn cả đời mình?
Paul Binnie và những bức tranh ukiyo-e theo phong cách phương Tây
Paul Binnie và những bức tranh ukiyo-e theo phong cách phương Tây
Khám phá những bức tranh in khắc gỗ của Paul Binnie kết hợp với hội họa ukiyo-e của Nhật Bản.