Những minh hoạ ba chiều mang đậm chất thần tiên của Irma Gruenholz

Mọi người thường hay nói khi ta cố gắng tìm kiếm một sự nghiệp mình yêu thích, hay nhìn về tuổi thơ là để xem điều gì khiến ta mê mẩn hàng giờ liền mà không biết mệt.

Đó có phải là giờ phút chìm đắm trong những cuốn tiểu thuyết, những chuyến phiêu lưu ngoài thiên nhiên cùng gia đình, hay nhảy múa như chẳng có ai ở đó mỗi khi bật bài hát yêu thích lên?

Đối với Irma Gruenholz, niềm đam mê của cô lại dành cho những đồ vật ba chiều, và điều này đã trở thành một nghề mà cô tự mày mò và tạo ra những tác phẩm thu hút trí tưởng tượng của người hâm mộ khắp thế giới. Hãy cùng khám phá về Irma qua một vài câu hỏi về nghề nghiệp, quá trình phát triển từ đó đến nay qua buổi trò chuyện trên báo Pendulum dưới đây nhé.

Bạn hãy kể về hoàn cảnh lớn lên và con đường đưa bạn đến vị trí hiện tại được không?

Từ khi còn nhỏ, tôi đã cảm thấy một sự kết nối đặc biệt với những đồ vật ba chiều, đồ thủ công và miniature (các đồ vật được phỏng thực tế dưới kích thước nhỏ hơn). Tôi dành hàng giờ chơi đùa với đất sét, xây nhà bằng giấy và tự làm búp bê.

Tôi luôn yêu thích nghệ thuật và ứng dụng của nó vào cuộc sống thường ngày, vì vậy tôi học thiết kế đồ hoạ, thứ đem đến nền tảng vững chắc cho những tác phẩm của tôi trong mảng minh hoạ, nhưng tôi không theo học bất cứ khoá nào chuyên về minh hoạ hay điêu khắc; vì thế bạn có thể nói là tôi tự học.

Bạn có thể mô tả những chất liệu mà mình sử dụng trong việc tạo ra những minh hoạ bằng đất sét của mình không?

Chất liệu chính mà tôi sử dụng là đất sét và chất dẻo plasticine. Tôi thường chọn một trong hai hoặc kết hợp cả hai dựa trên vẻ ngoài mà tôi muốn đạt được. Ngoài hai chất liệu đó, tôi rất thích đưa vào những chất liệu khác dựa trên tính chất của dự án như gỗ, vải, giấy, cành cây, đồ vật tìm thấy được… Đây là một điều tôi thích nhất khi làm việc với những minh hoạ ba chiều.

Bạn mô tả phong cách minh hoạ của mình như thế nào? Nó đã phát triển thế nào qua nhiều năm?

Tôi thấy thật khó để mô tả về phong cách minh hoạ của mình. Tôi nghĩ rằng làm việc với những tác phẩm ba chiều phần nào định hình phong cách của mình. Tôi không thích giới hạn trong vài phong cách, vì vậy tôi luôn khám phá những khả năng của mỗi dự án và thử nghiệm các phương án mới.

Mặc kệ kỹ thuật tôi dùng là gì, tôi thích sự đơn giản, cả trong bố cục và hình dáng lẫn màu sắc. Trong “chủ nghĩa tối giản cổ điển”, tôi thích tái tạo bản thân trong một vài chi tiết mà có thể thêm vào những giá trị kể chuyện trong minh hoạ của mình. Tôi cũng thích làm việc với chất liệu và đưa vào hiệu ứng ánh sáng trên những chất liệu khác nhau.

Lúc ban đầu, phong cách của tôi ngây thơ hơn và tôi sử dụng những màu sắc rất sáng, để tạo ra sự tương phản màu sắc. Dần dần khi đưa vào nhiều chất liệu, chú ý nhiều hơn vào texture, bảng màu của tôi trở nên dịu hơn dựa vào tính chất của dự án để tạo ra sự hoà quyện hợp lý.

Bạn thường tìm cảm hứng cho tác phẩm ở đâu?

Tôi tìm cảm hứng trong cuộc sống: âm nhạc, tranh vẽ, nhiếp ảnh, điêu khắc, bản vẽ phối cảnh, thiết kế, kiến trúc sư, thơ ca, thiên nhiên, những cuộc hội thoại…Tôi thích đi bộ giữa rừng và tìm cảm hứng từ thiên nhiên mà tôi đưa vào trong tác phẩm của mình.

Dự án mà bạn thích nhất hay nhớ nhất từng thực hiện?

Có một dự án rất đặc biệt, đó là khi thực hiện minh hoạ cho cuốn sách mang tên “Il Ballerino del Silenzio” viết bởi Ivo Rosati. Câu chuyện kể về một nhân vật bí ẩn nọ đã tận dụng sự tĩnh lặng và bóng tôi của màn đêm để nhảy múa, đây là cách anh ta tránh bị người khác nhìn thấy. Câu chuyện diễn ra trong đêm, vì vậy tôi phải tạo ra ánh đèn đêm nhưng không muốn khung cảnh trở nên quá tôi. Để tạo ra hiệu ứng mong muốn với ánh sáng và bóng tối, tôi đã phải chụp nhiều bức ảnh của từng cảnh với chế độ phơi sáng khác nhau, sau đó hoàn tất công đoạn chỉnh sửa trên máy tính.

Tôi thích vẻ thi thơ của câu chuyện và cách câu chữ của nó tạo nên những hình dung mở.

Lời khuyên nào mà bạn muốn gửi đến những nghệ sĩ minh hoạ muốn phát triển phong cách của mình?

Tôi sẽ nói rằng đừng ám ảnh với chuyện tìm phong cách riêng. Đó là thứ bạn phải liên tục định hình khi phát triển. Điều quan trọng nhất là luôn tò mò và không ngại thử nghiệm.

Để xem nhiều hơn những tác phẩm của cô, hãy tham quan trang web của Irma tại đây.

Nguồn: Pendulum Magazine

Cùng tác giả

#Tag

3D Irma Gruenholz minh hoa nghệ thuật nhân vật phỏng vấn thủ công đất sét

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…