Những tựa phim Oscar để bạn thưởng thức trong kỳ giãn cách xã hội (phần 4)

Những tựa phim Oscar tuần rồi thế nào? Bạn đã cày hết các bộ phim mà iDesign đã đề xuất? Tuần này, chúng mình sẽ khám phá thêm 4 tựa phim đặc sắc khác trong năm 2017, 2018. Bắt đầu thôi!

13. Green book (2018) – Cẩm nang Xanh

Trailer phim Green book (2018)

Đạo diễn: Peter Farrelly

Diễn viên: Viggo Mortensen, Mahershala Ali, Linda Cardellini, Sebastian Maniscalco

Xếp hạng IMDb: 8,2/10

Green Book kể về hành trình xuyên miền Nam nước Mỹ của hai con người khác biệt về địa vị, trình độ và sắc tộc

Câu chuyện của phim Green Book kể về hành trình xuyên miền Nam nước Mỹ của Tony Vallelonga, một nhân viên gác cửa quán bar người Mỹ gốc Ý, cùng một nghệ sỹ dương cầm nổi tiếng người Mỹ gốc Phi Don Shirley. Dù là một người có địa vị trong xã hội, Don Shirley vẫn phải chịu đựng sự bạo lực và phân biệt đối xử từ những người da trắng, và phải đi theo những địa điểm được chỉ dẫn trong quyển cẩm nang The Negro Motorist Green Book dành riêng cho khách du lịch da màu. Trong khi đó, Tony, hiện đã thất nghiệp và tri thức kém, cũng miễn cưỡng chấp nhận trở thành tài xế và trợ lý riêng cho Don. Do vậy, giữa hai người nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn do sự khác biệt về ý thức hệ, quan điểm tôn giáo, văn hóa và nhận thức về sắc tộc.

Nick Vallelonga lấy thông tin từ những cuộc phỏng vấn riêng tư dành cho bố anh và nghệ sĩ dương cầm Don Shirley

Kịch bản của Green Book được chấp bút bởi chính con trai của Tony là Nick Vallelonga, hợp tác cùng Brian Hayes Currie và Peter Farrelly. Được biết, Nick lấy thông tin từ những cuộc phỏng vấn riêng tư dành cho bố anh và nghệ sĩ dương cầm Don Shirley, cũng như những bức thư giữa bố và mẹ.

Green Book cũng nhận được những lời nhận xét tích cực từ giới phê bình

Ra mắt tại Mỹ vào năm 2018, cốt truyện kịch tính và độc đáo khiến Green Book thu về $321 trên toàn cầu. Bộ phim cũng nhận được những lời nhận xét tích cực từ giới phê bình, trong đó đa số là dành cho sự hợp tác ăn ý giữa Viggo Mortensen và Mahershala Ali. Tuy vậy, vì khai thác đến vấn đề sắc tộc, Green Book cũng khơi gợi nhiều sự hoài nghi về cách họ thể hiện câu chuyện và hình ảnh của nghệ sĩ dương cầm Don Shirley. Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 91, bộ phim xuất sắc giành được ba giải thưởng quan trọng là Best Picture, Best Original Screenplay và Best Supporting Actor.

14. Bohemian Rhapsody (2018) – Huyền thoại ngôi sao nhạc Rock

Trailer phim Bohemian Rhapsody (2018)

Đạo diễn: Bryan Singer

Diễn viên: Rami Malek, Lucy Boynton, Gwilym Lee, Ben Hardy

Xếp hạng IMDb: 7,9/10

Bohemian Rhapsody theo chân danh ca Freddie Mercury cùng ban nhạc rock huyền thoại Queen trong hành trình chinh phục khán giả trên toàn cầu

Bohemian Rhapsody theo chân danh ca Freddie Mercury cùng ban nhạc rock huyền thoại Queens trong hành trình chinh phục khán giả, vượt qua những định kiến và tạo nên một màn biểu diễn tuyệt vời tại sự kiện Live Aid vào năm 1985. Bộ phim là sự vinh danh dành cho những bài hát đỉnh cao và cuộc cách mạng trong âm nhạc của Queen.

Bộ phim là sự vinh danh dành cho những bài hát đỉnh cao và cuộc cách mạng trong âm nhạc của Queen

Nhiều thập kỷ đã trôi qua, Queen vẫn luôn là một nhóm nhạc tượng đài với thứ âm nhạc không ngừng truyền cảm hứng cho những người vốn luôn cảm thấy lạc lõng, hay những kẻ mộng mơ và khán giả yêu nhạc trên toàn thế giới.

Nhiều thập kỷ đã trôi qua, Queen vẫn luôn là một nhóm nhạc tượng đài với thứ âm nhạc không ngừng truyền cảm hứng cho khán giả yêu nhạc trên toàn thế giới

Dù dự án được công bố vào năm 2010, nhưng sự bất đồng trong định hướng sáng tạo giữa các thành viên khiến quá trình phát triển Bohemian Rhapsody bị trì hoãn cho đến năm 2016. Đến cuối năm 2017, bộ phim thực hiện việc ghi hình tại Luân Đôn với Bryan Singer đảm nhận vai trò đạo diễn. Tuy vậy, chỉ ba tháng sau đó, ông bị sa thải vì liên tiếp vắng mặt và mâu thuẫn với các thành viên trong đoàn. Dexter Fletcher nhanh chóng được bổ sung để hoàn thành nốt bộ phim vào năm 2018.

Bohemian Rhapsody đã trở thành hiện tượng phòng vé toàn cầu với màn hóa thân xuất sắc của Rami Malek

Với kinh phí chỉ rơi vào khoảng $50 triệu, Bohemian Rhapsody đã nhanh chóng trở thành hiện tượng phòng vé toàn cầu với doanh thu lên đến $904 triệu. Bộ phim nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ khán giả và giới phê bình, chủ yếu dành cho màn hóa thân tuyệt vời của Rami Malek và phần âm nhạc xuất sắc, nhưng phần chỉ đạo diễn xuất và kịch bản (vốn đào sâu vào khía cạnh như giới tính và cuộc sống riêng tư của các thành viên khác trong ban nhạc) lại gây tranh cãi. Dù vậy, Bohemian Rhapsody vẫn giành chiến thắng tại Oscar lần thứ 91 với ở bốn hạng mục Best Actor, Best Film Editing, Best Sound Editing và Best Sound Mixing.

15. Dunkirk (2017) – Cuộc di tản Dunkirk

Trailer phim Dunkirk (2017)

Đạo diễn: Christopher Nolan

Diễn viên: Fionn Whitehead, Damien Bonnard, Aneurin Barnard, Lee Armstrong

Xếp hạng IMDb: 7,8/10

Dunkirk đi sâu vào khắc họa góc độ gai góc và chân thực nhất của chiến tranh ở cả ba mặt trận là đất liền, biển cả và trên không

Trong giai đoạn đầu của Thế chiến thứ hai, hơn bốn trăm nghìn người lính thuộc phía Đồng minh gồm Bỉ, Anh, Canada, Úc và Pháp đối diện với một trận chiến thảm khốc khi bị bao vây bởi đoàn quân nước Đức. Dunkirk đi sâu vào khắc họa góc độ gai góc và chân thực nhất của chiến tranh ở cả ba mặt trận là đất liền, biển cả và trên không.

Đạo diễn Christopher Nolan hạn chế tối đa việc sử dụng lời thoại nhằm đề cao vai trò của hình ảnh và âm thanh trong phim

Ngay từ đầu, đạo diễn Christopher Nolan đã đưa ra một chiếc chìa khóa dẫn lối cho cả câu chuyện với cấu trúc phức tạp này. Đó là hạn chế tối đa việc sử dụng lời thoại, đề cao vai trò của hình ảnh và âm thanh trong phim. Kịch bản của Dunkirk chỉ có 76 trang, được xem là chỉ bằng phân nửa độ dài so với những kịch bản thông thường của ông cho đến nay. Vì thế, điều khiến khán giả cảm thấy bị cuốn hút suốt thời lượng của bộ phim chính là những câu hỏi như “Liệu họ có thoát ra được không?”, “Liệu những nhân vật này còn sống sót sau cuộc chiến khốc liệt?”.

Giới phê bình cho rằng đây chính là dự án đáng tự hào nhất của đạo diễn Christopher Nolan

Thêm vào đó, nhà quay phim Hoyte van Hoytema đã hiện thực hóa tham vọng của Nolan bằng cách sử dụng máy quay IMAX với định dạng phim 65mm, khiến cho khả năng thu và hiển thị hình ảnh có độ phân giải cũng như kích thước lớn hơn so với chuẩn thông thường.

Dunkirk chính là bộ phim với đề tài Thế chiến thứ hai có doanh thu cao nhất từ trước đến nay

Với $526 triệu từ các rạp chiếu trên toàn cầu, Dunkirk chính là bộ phim với đề tài Thế chiến thứ hai có doanh thu cao nhất từ trước đến nay. Giới phê bình không hề tiếc lời ngợi khen dành cho đứa con tinh thần của đạo diễn Christopher Nolan, trong đó, họ đề cao sự xuất sắc đối với kịch bản, dàn cảnh, âm thanh, âm nhạc và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh. Nhiều người cho rằng đây chính là dự án đáng tự hào nhất của vị đạo diễn này cho đến thời điểm đó. Tại Oscar lần thứ 90, Dunkirk có cho mình tám đề cử tại những hạng mục quan trọng, và giành chiến thắng cho Best Sound Editing, Best Sound Mixing và Best Film Editing.

16. Lady Bird (2017) – Tuổi nổi loạn

Trailer phim Lady Bird (2017)

Đạo diễn: Greta Gerwig

Diễn viên: Saoirse Ronan, Laurie Metcalf, Lucas Hedges, Timothée Chalamet

Xếp hạng IMDb: 7,4/10

Với bản năng nghệ thuật và tính cách nổi loạn bốc đồng rất đặc trưng của tuổi mới lớn, Lady Bird cũng chính là cái tên mà Christine McPherson tự đặt cho mình

Với bản năng nghệ thuật và tính cách nổi loạn bốc đồng rất đặc trưng của tuổi mới lớn, Lady Bird cũng chính là cái tên mà Christine McPherson tự đặt cho mình. Lớn lên trong một gia đình bình thường với điều kiện kinh tế chẳng mấy khá giả ở Sacramento, California, cô gái trẻ luôn khao khát về một cuộc sống tự do và được làm những gì mình muốn. Bộ phim khắc họa chân thực những khó khăn không thể tránh khỏi của những người trẻ ở ngưỡng cửa trưởng thành, khi phải vừa khẳng định bản thân, vừa chật vật tìm cách giải quyết những mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội.

Bộ phim khắc họa chân thực những khó khăn không thể tránh khỏi của những người trẻ ở ngưỡng cửa trưởng thành

Đối với bộ phim đầu tay ở vai trò tự mình đạo diễn, Greta Gerwig đã mất một khoảng thời gian dài để hoàn thành kịch bản. Dù cho biết rằng không có sự kiện nào trong phim đã xảy ra ngoài đời thực, nhưng cô đã dùng mọi kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân để có thể viết nên chúng. Thậm chí, những quyển kỷ yếu, hình ảnh, tạp chí và thư từ của mình thuở thiếu niên cũng được Gerwig chia sẻ cho các thành viên trong đoàn phim, để đảm bảo rằng họ hiểu được điều mà cô muốn truyền tải. Lady Bird được xem như một câu chuyện từ ký ức của tuổi trẻ bồng bột, ngây ngô và đầy mơ mộng – một giấc mơ mà bất cứ ai cũng đã từng trải qua một lần trong đời.

Lady Bird được xem như một câu chuyện từ ký ức của tuổi trẻ bồng bột, ngây ngô và đầy mơ mộng – một giấc mơ mà bất cứ ai cũng đã từng trải qua một lần trong đời

Được ra mắt vào năm 2017, Lady Bird nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của khán giả và giới phê bình. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là kịch bản và chỉ đạo đặc sắc của đạo diễn Greta Gerwig, cùng với màn hóa thân ấn tượng của hai ngôi sao Saoirse Ronan và Laurie Matcalf. Bộ phim có được năm đề cử tại Oscar lần thứ 90 và được Viện phim Mỹ cũng như tạp chí Times liệt kê vào danh sách mười bộ phim hay nhất trong năm.

Lady Bird có được năm đề cử tại Oscar lần thứ 90 và được Viện phim Mỹ cũng như tạp chí Times liệt kê vào danh sách mười bộ phim hay nhất trong năm.

(còn tiếp)

Bài viết: Gấu Trúc

Nguồn tham khảo: IMDb, Wikipedia.

Cùng tác giả

#Tag

bohemian rhapsody cảm hứng phim Dunkirk gấu trúc green book lady bird nghệ thuật oscar phim phim điện ảnh điện ảnh điện ảnh Mỹ

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…