Những vụ đạo thiết kế và ăn cắp ý tưởng nổi tiếng thế giới

Khả năng thiết kế một điều mới mẻ chưa từng thấy là động lực thúc đẩy hầu hết các bộ óc nghệ thuật. Nhưng thật không may, nhiều người lại chọn cách tận dụng sự sáng tạo của người khác hơn, và tồi tệ hơn, họ tuyên bố đó là sản phẩm của riêng mình, cũng như thu lợi từ nó.

Ăn cắp tác phẩm, chất liệu sáng tác hay đạo ý tưởng là vấn đề nhức nhối với nhiều vụ kiện tai tiếng gây tranh cãi lâu năm, vì chuyện bản quyền trong nghệ thuật vốn khó phân định trắng đen dễ dàng. Hôm nay, hãy cùng iDesign điểm lại những vụ việc tiêu biểu của giới nghệ thuật toàn cầu và những câu hỏi nảy sinh từ đó.

Patricia Caulfield và Andy Warhol

Nghệ sĩ giỏi biết sao chép, còn nghệ sĩ xuất chúng biết ăn cắp” là một câu nói thú vị được cho là đến từ Pablo Picasso. Người ta thường tin rằng mọi tác phẩm nghệ thuật đều được lấy cảm hứng từ một thứ gì đó, vì vậy không có thứ gì thực sự nguyên bản. Tuy nhiên, có một ranh giới mỏng manh giữa việc lấy cảm hứng và đánh cắp ý tưởng.

Andy Warhol là một trong những người cha đẻ của nền văn hóa nghệ thuật đại chúng. Các tác phẩm của ông đưa ra những hình thức biểu đạt mới kết nối nghệ thuật với ngành quảng cáo và văn hóa người nổi tiếng. Với vị thế nổi bật như vậy, việc phát hiện ra ông là một “đạo sĩ” “dùng chùa” tác phẩm của người khác hẳn đã gây ra một cú sốc cho thế giới.

Trái: Ảnh của Patricia Caulfield. Phải: Một trong những tranh in của Andy Warhol.
Ảnh: A la Belle E-toile

Năm 1964, nghệ sĩ giới thiệu chuỗi tác phẩm tên Flowers, gồm những bông hoa tuyệt đẹp in trên nhiều loại vải lụa khác nhau. Tuy nhiên, Warhol đã sử dụng không xin phép bức ảnh của nghệ sĩ Patricia Caulfield – từng được xuất bản trên tạp chí Modern Photography. Hành động này dẫn đến vụ kiện đầu tiên nhắm vào Warhol, khi Caulfield nộp đơn khiếu nại chính thức vào năm 1966. Vấn đề được giải quyết tại tòa án, với kết quả Warhol trả tiền bản quyền cho nhiếp ảnh gia và tiếp tục sử dụng hình ảnh. Đây cũng không phải lần duy nhất Andy Warhol vướng vào những kiện tụng liên quan đến bản quyền.

Art Rogers và Jeff Koons

Nhiếp ảnh gia Art Rogers chụp và bán bức ảnh về một cặp vợ chồng ôm đàn chó con, về sau đã xuất hiện trên những mẫu thiệp chúc mừng và các sản phẩm tương tự. Nghệ sĩ nổi tiếng Jeff Koons trong quá trình thực hiện cuộc triển lãm, đã xem qua bức ảnh của Rogers và tạo ra một bộ những bức tượng dựa trên hình ảnh đó.

Koons đã bán một số tác phẩm và thu được lợi nhuận đáng kể. Khi phát hiện điều này, Rogers kiện Koons về vi phạm bản quyền vào năm 1991. Dù Koons phản đối nhưng Tòa án đã công nhận những điểm tương đồng rất lớn mà một “người bình thường” cũng thấy rõ. Lời biện hộ của Koons đã bị bác bỏ với lập luận ông đã có thể sử dụng một nguồn khác để làm tác phẩm tương tự – mà không sao chép từ ảnh của Rogers. Cuối cùng Koons buộc phải trả một khoản tiền cho nhiếp ảnh gia.

Trái: Ảnh của Art Rogers. Phải: Tác phẩm của Jeff Koons.
Ảnh: Pinterest

Đây là một trong những trường hợp nổi tiếng nhất về những vụ “chiếm đoạt” trong thế giới nghệ thuật, để lại những vấn đề lớn cho công chúng suy nghĩ. Bạn có thể dựa trên tác phẩm của người khác để tạo ra tác phẩm gốc của riêng mình không? Và nếu làm như vậy, đó là ăn cắp ý tưởng hay tác phẩm phái sinh? Vấn đề khác về nhiếp ảnh, bộ môn này nên được coi là dạng tài liệu ghi lại thế giới, đời sống xung quanh hay là sản phẩm của nghệ thuật và sáng tạo? Dù những điều này không được giải đáp hoàn toàn nhưng đã trở thành tài liệu tham khảo được sử dụng trong nhiều trường hợp sau đó.

The Associated Press và Shepard Fairey

Nghệ sĩ street artist nổi tiếng Shepard Fairey tạo ra tấm áp phích Hope khi ông Barack Obama tham gia tranh cử tổng thống năm 2008. Thiết kế này nhanh chóng trở thành biểu tượng cho chiến dịch của cựu tổng thống. Nhưng tháng 1 năm 2009, hãng thông tấn AP cho biết Fairey đã dựa theo bức ảnh của phóng viên tự do Mannie Garcia chụp cho hãng, và yêu cầu bồi thường. Fairey khẳng định quyền sử dụng hợp pháp, cho rằng tác phẩm của ông không làm giảm giá trị bức ảnh gốc. Nghệ sĩ và nhà báo sau đó đã đi đến một thỏa thuận riêng năm 2011, bao gồm việc chia sẻ lợi nhuận từ tác phẩm.

Trái: Ảnh của Mannie Garcia chụp cho AP. Phải: Poster Hope do Shepard Fairey thực hiện.
Ảnh: Masur

Mặc dù không có một phiên tòa và phán quyết, nhưng trường hợp này đã tạo ra rất nhiều tranh luận xung quanh giá trị của tác phẩm trong các cuộc chiến bản quyền. Không thể chắc bức ảnh của Garcia sẽ nổi tiếng nếu không có tấm áp phích của Fairey. Bản thân Garcia cũng nói rằng ông ấy “rất tự hào về bức ảnh và những gì Fairey đã làm một cách nghệ thuật, cũng như hiệu ứng” nhưng thực tế vẫn là Fairey đã dùng ảnh khi không được phép.

Patrick Cariou và Richard Prince

Richard Prince là một nghệ sĩ nổi tiếng với việc biến tác phẩm của người khác thành của riêng mình với những ý nghĩa mới. Tại một cuộc triển lãm, Prince đã lấy 41 hình ảnh từ sách của nhiếp ảnh gia Patrick Cariou, rồi tuyên bố quyền sử dụng hợp pháp. Cariou cho rằng đó là vi phạm bản quyền.

Một thẩm phán đã ra phán quyết ban đầu có lợi cho Cariou vào năm 2011, tuyên bố những thay đổi được thực hiện đối với các bức ảnh không đủ lớn. Việc này đã tạo ra sự chia rẽ lớn trong cộng đồng nghệ thuật, và đặt ra câu hỏi “Ai có thể xác định liệu tác phẩm bị chiếm đoạt có đủ ý nghĩa mới, để trở thành thứ được sử dụng hợp pháp?”, nhất là khi mỗi người lại cảm nhận tác phẩm nghệ thuật theo cách riêng.

Trái: Ảnh của Patrick Cariou. Phải: Tác phẩm của Richard Prince.
Ảnh: ARTnews

Nhưng sang năm 2013, thẩm phán lật lại vụ kiện và ra phán quyết có lợi cho Prince khi tuyên bố ông đã biến đổi tác phẩm gốc theo cách khác biệt về mặt thẩm mỹ. Đến ngày 18 tháng 3 năm 2014, CariouPrince thông báo rằng họ đã giải quyết xong và vụ việc khép lại.

Modern Dog và Target

Công ty thiết kế Modern Dog sử dụng một loạt các tranh vẽ về những con chó trong một ấn phẩm xuất bản năm 2008. Công ty này cáo buộc rằng các hình vẽ đó bị Disney / Target đánh cắp, đưa lên một mẫu áo phông, nên đã nộp đơn kiện năm 2011.

Trái: Tranh của Modern Dog. Phải: Hình trên áo phông Disney/Target
Ảnh: The Blog Spot

Modern Dog đã vận động gây quỹ trực tuyến và thậm chí còn phải bán studio để có đủ tiền trang trải các khoản phí pháp lý trong trận chiến này. Nhưng cuối cùng, Modern Dog đã có được công lý vì họ là những người đầu tiên tạo ra những bức tranh. DisneyTarget sử dụng tác phẩm đó đưa vào sản phẩm thương mại mà không hề chia sẻ bất cứ một khoản lợi nhuận nào cho chính chủ. Điều này đã mang lại lợi thế cho Modern Dog tại toà, dẫn đến thắng lợi.

Đây là một ví dụ tiêu biểu để trả lời câu hỏi có thể đã xuất hiện trong tâm trí những nhà thiết kế/nghệ sĩ: Điều gì sẽ xảy ra nếu một tập đoàn lớn với nhiều nguồn lực sử dụng các tác phẩm nghệ thuật của tôi để thu lợi?

Tuesday Bassen và Zara

Không phải ai cũng may mắn như Modern Dog. Năm 2016, Zara, thương hiệu bán lẻ thời trang nổi tiếng đã tranh chấp với nghệ sĩ độc lập Tuesday Bassen, khi hãng sử dụng thiết kế của họa sĩ minh họa cho một dòng sản phẩm mà không có sự đồng ý của cô ấy.

Ảnh ghép chỉ rõ các thiết kế của Tuesday Bassen và họa tiết trên trang phục Zara.
Ảnh: Quartz

Bassen chỉ phát hiện ra khi một người theo dõi cô nhận thấy những điểm tương đồng và liên hệ. Zara từ chối thừa nhận bất kỳ hành vi sai trái, và còn cho biết những lời phàn nàn của khách hàng liên quan đến sự tương đồng trong thiết kế không đáng kể so với tổng lượng truy cập họ thu hút được. Phản ứng lạnh lùng này đã gây ra sự náo động trong cộng đồng nghệ thuật. Nó cũng nêu bật những cuộc đấu tranh mà các thương hiệu nhỏ và nghệ sĩ độc lập phải đương đầu khi chống lại các tập đoàn lớn.

Những vụ kiện tụng khác giữa nghệ sĩ và thương hiệu đã và sẽ còn xảy ra khá thường xuyên: Lili Chin và hãng Kohl, Ilse Valfré bị cả hai tập đoàn Forever 21Rue 21 đạo thiết kế,… Nhưng với sự phát triển về tầm ảnh hưởng của mạng xã hội, những hành động sao chép để thu lợi nhanh chóng bị phát giác hơn và tất nhiên cũng khó bỏ qua hơn.

Biên tập: 19August

Cùng tác giả

#Tag

19August andy warhol jeff koons plagiarism richard prince Shepard Fairey tuesday bassen

iDesign Must-try

/ai đi/: Triển lãm The Grapevine Selection 2023 - Những điểm sáng mới của nghệ thuật Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch
/ai đi/: Triển lãm The Grapevine Selection 2023 - Những điểm sáng mới của nghệ thuật Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch
The Grapevine Selection (Lựa chọn của Hanoi Grapevine) được khởi xướng bởi người sáng lập – nghệ sĩ Canada Brian Ring vào cách đây đúng 10 năm, năm 2013. Chuỗi…
Không gian ký ức Hà Nội trong tranh của Trần Nam Long
Không gian ký ức Hà Nội trong tranh của Trần Nam Long
Trần Nam Long vĩnh viễn đánh mất thính lực sau một trận ốm khi mới một tuổi. Vài năm sau, em nhận chẩn đoán bị tự kỷ thể tăng động…
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Công trình được xây dựng trên khu đất 20x20m của phố Hàng Than (Hà Nội), với 8 tầng, trong đó 4 tầng nhà hàng, 1 tầng khối phụ trợ –…
/ai đi/ Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023: Chiêm ngưỡng tác phẩm đến từ các mầm non thiết kế
/ai đi/ Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023: Chiêm ngưỡng tác phẩm đến từ các mầm non thiết kế
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Với thông điệp Monster-pieces to Masterpieces, triển lãm là nơi quy tụ những tác phẩm…
Ai là người thiết kế poster cho bộ phim đại thắng tại Oscar 2023?
Ai là người thiết kế poster cho bộ phim đại thắng tại Oscar 2023?
Tại mùa Oscar vừa qua, bộ phim “Everything Everywhere All At Once” (Cuộc chiến đa vũ trụ) do Dan Kwan và Daniel Scheinert viết kịch bản và đạo diễn, đã…
Nhiều nhà sưu tập đã cố gắng mua lại chú chó màu xanh đã ‘vỡ nát’ của Jeff Koons
Nhiều nhà sưu tập đã cố gắng mua lại chú chó màu xanh đã ‘vỡ nát’ của Jeff Koons
Nhanh như một quả bóng bay, một tác phẩm điêu khắc của Jeff Koons đã bị đổ và vỡ thành từng mảnh tại một hội chợ nghệ thuật ở Miami…