Paul Cezanne- Bậc thầy của các thiên tài hội họa thế kỷ 20

Pablo Picasso – họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20 từng nói rằng: “Trong lòng tôi chỉ tôn thờ một và chỉ một bậc thầy duy nhất…Cezanne giống như người thầy của tất cả chúng tôi”. Vì thế Cezanne được coi như “cha đẻ của nghệ thuật hiện đại”.

Tiểu sử

Paul Cezanne (19/1/1839 – 22/10/1906).

Quê quán: Aix- en- Provence, Pháp.

Cố vấn: Camille Pissarro.

Nguồn cảm hứng: Phong cách vẽ tranh ngoài trời (en plein air – in the open air) của Pissarro.

Trường phái: Hậu ấn tượng.

Mặc dù chỉ sống trong thế kỉ 20 đúng 6 năm nhưng Paul Cézanne được bình chọn là một trong mười họa sĩ vĩ đại nhất thế kỉ 20. Theo tạp chí Times tại Anh, ông được 21.098 phiếu bầu chỉ sau danh họa đại tài Pablo Picasso. Ông là họa sĩ thuộc trường phái Ấn tượng, được coi là nhịp cầu nối giữa Hội họa Ấn tượng thế kỷ 19 với Hội họa Lập thể (Cubism), Dã Thú (Fauvism), Lập thể (Cubism) và Thể hiện (Expressionism) thế kỷ 20. Chỉ sống 6 năm trong thế kỷ 20 nhưng sức ảnh hưởng to lớn của Cézanne đã đảm bảo cho tên ông luôn xuất hiện trong danh sách những cây cọ vĩ đại nhất thế kỷ này. Các tác phẩm của Cézanne thể hiện sự sắc sảo trong thiết kế, màu sắc và sự pha trộn. Hai danh họa Pablo Picasso và Henri Matisse đều thừa nhận, Cézanne chính là “bậc thầy” của họ trong nghệ thuật hội họa. Suốt 40 năm làm họa sĩ, Cézanne để lại cho đời hơn 900 bức tranh sơn dầu, 400 bức được vẽ bằng màu nước và còn nhiều bức họa vẫn còn dang dở.

Paul Cézanne là một người khá rụt rè và nhút nhát, đã trải qua rất nhiều công việc khi còn ở Aix- en Provence. Ông chuyển đến Paris lúc vẫn còn là một cậu thanh niên trẻ, bất chấp nguyện vọng của cha muốn ông trở thành một luật sư, ông vẫn kiên trì theo đuổi con đường nghệ thuật.

Con đường trở thành họa sĩ cũng không phải trải toàn hoa hồng. Các tác phẩm của ông trong thế kỉ 19 bị rất nhiều người thời đó hiểu sai. Ông không nhận được sự hoan nghênh của những nhà phê bình tranh cho đến tận gần những năm cuối của cuộc đời và sau buổi triển lãm riêng của mình.

Trong những năm đầu ông thường sử dụng kỹ thuật nhát cọ (brush stroke) và vẽ chồng trên vải. Brush stroke là kỹ thuật sử dụng các nét vẽ, các dải màu sắc một cách trừu tượng. Đôi khi các mảng màu được sắp xếp theo trật tự, nhưng thường là những vệt màu được vẽ ngẫu hứng của người sáng tạo, bất quy tắc và “lem nhem” như một mớ hỗn độn. Nhưng là một mớ hỗn độn mang đầy tính nghệ thuật, đậm chất hội họa.

Ông không có nhiều mối quan hệ trong giới họa sĩ nhưng lại có rất nhiều người quan tâm và ảnh hưởng bởi phong cách của ông. Trước khi gặp Camille Pissarro, Cézanne thường chỉ sáng tác trong xưởng tranh của mình và vẽ theo trí tưởng tượng, những bức họa của ông lúc đó được cho là quá “hung bạo, tối tăm” do ông thường sử dụng màu tối cộng với những nét cọ vẽ khá to, dày, chồng lên nhau cảm giác nặng nề, chất chứa nhiều cảm xúc. Nhờ Pissarro mà Cézanne dần thoát khỏi “tổ kén” của mình, bắt đầu nhìn ra thế giới xung quanh , bắt đầu vẽ tranh phong cảnh. Mặc dù nét vẽ của ông còn khá nặng và dày nhưng phong cách và kỹ thuật của ông đã khác đi ít nhiều, các bức họa của ông trông có sức sống hơn hẳn nhờ sử dụng những màu sáng.

Vào cuối những năm 70 của thế kỉ 19, các tác phẩm của Cézanne đã có cấu trúc rõ ràng hơn với nét cọ vẽ nhịp nhàng, uyển chuyển hơn. Mặc dù vẫn thích sử dụng kỹ thuật vẽ phác họa, đôi khi Cezanne cũng bị ảnh hưởng bởi phong cách của Monet khi vẽ trực tiếp trên vải bạt rồi sử dụng màu với những nét lớn, phóng khoáng.

Tranh “Tự hoạ với dải khăn trắng” – Paul Cézanne

Rất nhiều tác phẩm của Cézanne còn dang dở vì sự khó khăn khi hoàn thành. Ông phải mất vài tháng mới có thể hoàn thành một phần của bức tranh vì với bản tính của mình, việc vẽ ngoài trời khiến ông gặp rất nhiều rắc rối, do đó ông vẫn trở lại xưởng tranh.

Cézanne thực hiện những phân tích và quan sát tỉ mỉ về vật thể mà mình sử dụng, ông nắm được cách khiến cho những vật thể khác nhau đặt cạnh nhau có thể tạo nên được bố cục hợp lý nhất. Ông thường dựng phác thảo riêng cho từng chủ thể cho đến khi hài lòng, vì thế mỗi tác phẩm về chủ đề tĩnh vật hoặc chân dung của ông phải mất vài tháng mới hoàn thành.

Dưới đây là những kiệt tác tiêu biểu của Cézanne được cho là có ảnh hưởng sâu rộng và là cầu nối giúp hình thành nên những trường phái hội họa thế kỉ 20.

Basket of Apple (1895)

Trường phái: Hậu Ấn tượng (Post Impressionism)

Thể loại: Tĩnh vật (Still life)

Kích thước: 79 × 62cm

Nơi lưu giữ: Viện Nghệ thuật Chicago, Chicago, Illinois, US

Chất liệu: Sơn dầu

Điểm nổi bật nhất của bức sơn dầu nổi tiếng này là những điểm bất thường được thể hiện rõ ràng ở một chủ đề tĩnh vật khá quen thuộc trong hội họa, có vẻ như Cezanne rất giỏi trong việc thể hiện những biến chứng rắc rối này mà không gây mất mỹ quan tổng thể. Chúng ta có thể thấy rằng cạnh bên phải và cạnh bên trái của chiếc bàn không hề nằm trên cùng một mặt phẳng. Thêm nữa, bộ phận không cân bằng là chiếc chai thủy tinh, rổ táo đều có khuynh hướng nghiêng về phía trái. Những thành phần không cân bằng của tổng thể kết hợp với nhau tạo thành cái nhìn thực tế và cân bằng.

Mont Sainte-Victoire (1895)

Trường phái: Hậu ấn tượng

Thể loại: Phong cảnh

Kích thước: 92 × 73cm

Nơi lưu giữ: Barnes Foundation, Lower Merion, PA, US

Chất liệu: Sơn dầu

Ngọn núi Montage Saint-Victoire thơ mộng nằm ở miền nam nước Pháp và vùng Aix-en-Provence – quê hương Cezanne là 2 chủ thể nổi bật trong bức tranh này. Khắc họa những dãy núi trùng điệp, cảnh quan xung quanh và những ngôi nhà có kiến trúc phức tạp bằng những hình khối đơn giản, Cezanne muốn duy trì kỹ năng của mình về hiện thực phân mảnh đồng thời muốn chúng ta có một nhận thức rõ ràng về nó.

Forest (1890)

Trường phái: Hậu ấn tượng

Thể loại: Phong cảnh

Kích thước: 92 × 72cm

Nơi lưu giữ: Nhà Trắng, Washington DC, US

Chất liệu: Sơn dầu

Tác phẩm này được lấy cảm hứng từ khu rừng gần thị trấn Aix-en-Provence, thể hiện tình yêu của Cézanne với quê hương, thiên nhiên nguyên sơ khi chưa bị con người tàn phá.

The Bathers (1900)

Trường phái: Hậu ấn tượng

Thể loại: Miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường

Kích thước: 191 × 136 cm

Nơi lưu giữ: Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, US

Chất liệu: Sơn dầu

Đây là một trong hàng trăm kiệt tác vĩ đại nhất xuất hiện trong series phim tài liệu của đài BBC. Cézanne có rất nhiều bức họa “bather”, vì thế để dễ phân biệt, kiệt tác này thường được biết đến với tên gọi “Large Bathers” hay “Big Bathers”. Hiện tại thuộc sở hữu của bảo tàng nghệ thuật Philadelphia, bức họa có giá trị lên đến 100.000$ là đại diện nổi bật cho xu hướng hội họa khỏa thân và có ảnh hưởng to lớn đến những bậc thầy thế kỉ 20 như Picasso, điều này được thể hiện rõ trong bức “Desmoiselles d’Avignon” của ông.

The Card Players (1892)

Trường phái: Hậu ấn tượng

Thể loại: Miêu tả cảnh sinh hoạt đời thường

Kích thước: 181.9 × 135.3 cm

Nơi lưu giữ: Barnes Foundation, Lower Merion, PA, US

Chất liệu: Sơn dầu

The Card Players mô tả cảnh 2 người nông dân của Provence đang đắm chìm trong ván bài thư giãn. The Card Players được cho là một bước ngoặt đánh dấu sự biến đổi trong cách mô tả hiện thực của đề tài này trong những bức họa trước đây. Không còn những tay chơi bài láu cá, không còn cảnh tranh giành hay bạo lực, Cezanne nhấn mạnh vào sự tĩnh lặng của không gian và chỉ có những lá bài là phương tiện giao tiếp duy nhất giữa 2 người bị xáo trộn, có thể coi đây là một loại tranh “người tĩnh” (human still life). The Card Players được hoàn thành trong thời kì cuối thế kỉ 19, trong những năm gần cuối đời của Cézanne, là một trong 5 kiệt tác tranh sơn dầu được coi là khúc dạo đầu mở ra ảnh hưởng lớn đến hội họa thế kỉ 20.

The Three Skulls (1900)

Trường phái: Hậu ấn tượng

Thể loại: Vanitas (là một thể loại hội họa Baroque mang tính biểu tượng, mà phần trung tâm thường là đầu lâu)

Kích thước: 61 × 34.9 cm

Nơi lưu giữ: Viện Nghệ thuật Detroit, Detroit, MI, US

Chất liệu: Sơn dầu

Bức tranh này gợi lại thời kỳ khủng hoảng đối với Cézanne khi ông tự cô lập chính mình và bị ám ảnh bởi những ý nghĩ liên quan đến sự chết chóc. Theo các nhà phê bình, chính cái chết của mẹ ông là một trong những nguyên nhân chính khiến ông có khuynh hướng tiêu cực như vậy. Hai bức họa có tiếng khác là “Pyramid of Skull”“Still Life with Skull” cũng là những tác phẩm thể hiện mối bận tâm của Cezanne về cái chết. Thêm một lý do nữa, đó là, ngày xưa trong phần lớn các gia đình theo đạo Thiên Chúa thì đầu lâu được tôn sùng một cách đặc biệt, vì vậy xuất phát từ việc là một con chiên ngoan đạo khi có đầy đủ kiến thức về kinh Christian thì cũng không khó hiểu khi Cezanne lấy chủ đề đầu lâu trong các tác phẩm của mình.

Chateau Noir (1904)

Trường phái: Lập thể

Thể loại: Phong cảnh

Kích thước: 73.6 × 93.2 cm

Nơi lưu giữ: Thuộc tư nhân

Chất liệu: Sơn dầu

Chateau Noir là một căn nhà cũ bỏ hoang nằm trên ngọn đồi gần mỏ đá Bibemus. Cũng giống như cây cối, hoa lá, cát đá của Chateau, ngôi nhà này cũng là một trong những chủ thể nổi bật mà ta thấy xuất hiện trong những mô típ hiếm có của ông. Với những sắc thái đậm của xanh lá cây và xanh da trời, Chateau Noir được thể hiện khi ông rơi vào trạng thái buồn chán sau khi trải qua cơn bạo bệnh do bệnh tiểu đường gây ra.

A Modern Olympia (1873)

Trường phái: Hậu ấn tượng

Thể loại: Lịch sử

Kích thước: 46 × 55.5 cm

Nơi lưu giữ: Musee d’Orsay, Paris, France

Chất liệu: Sơn dầu

Đây là bức họa thứ 2 trong số 2 bức họa có cùng chủ đề được Cézanne vẽ trong khoảng thời gian khác nhau. A Modern Olympia ra đời một cách thú vị sau cuộc tranh luận sôi nổi giữa Cézanne và người hâm mộ ông bác sĩ Paul-Fernand Gachet về công việc của Manet. Bức họa thể hiện trực tiếp cảnh một cô đầy tớ bán rẻ danh dự nằm khỏa thân, bên cạnh là một người giống như vị thần trên đỉnh Olympia cũng ở trần trước sự chứng kiến vô liêm sỉ của người đàn ông quý tộc. A Modern Olympia đã gây ra tranh cãi suốt thời gian đó vì ý nghĩa lột tả hiện thực trần trụi.

Curtain, Jug and Fruit Bowl (1894)

Trường phái: Hậu ấn tượng

Thể loại: Tĩnh vật

Kích thước: 72.4 × 59 cm

Nơi lưu giữ: Viện Nghệ thuật Mỹ Whitney, New York, US

Chất liệu: Sơn dầu

Curtain, Jug and Fruit Bowl không chỉ là một trong những tác phẩm nghệ thuật đắt giá nhất từng được bán mà điểm thu hút chính của kiệt tác này chính là những hình khối tạo cho chúng ta cảm giác thật về chiều rộng, chiều cao, chiều sâu và vị trí của chúng trong mối quan hệ với nhau. Xúc tác mùi hương sẽ khiến cho những vị khách đứng gần bức tranh này cảm giác có thể dễ dàng lấy được trái cây ra khỏi chiếc bàn. Bằng cách này có thể thấy được sự thông minh, sáng tạo của Cézanne trong chủ nghĩa hiện thực hội họa.

Kitchen Table (1890)

Trường phái: Hậu ấn tượng

Thể loại: tĩnh vật

Kích thước: 65 × 81 cm

Nơi lưu giữ: Musée d’Orsay, Paris, Pháp

Chất liệu: Sơn dầu

Một bức họa mô tả nhiều vật thể khác nhau như Kitchen Table củng cố thêm những nghiên cứu kỹ lưỡng của Cézanne về hình thể các vật trong thực tế. Ta cảm thấy chiếc khăn trải bàn giống như chứa vô số màu sắc, trái cây màu vàng như đang trôi nổi trong không khí và chiếc nồi không còn chỗ để đặt lên nữa.

Trees and Houses (1886)

Trường phái: Hậu ấn tượng

Thể loại: Phong cảnh

Kích thước: 73 × 54 cm

Nơi lưu giữ: Musée de l’Orangerie, Paris, Pháp

Chất liệu: Sơn dầu

Tác phẩm nghệ thuật này chỉ có 2 chủ thể đơn giản là một ngôi nhà lấp ló sau rặng cây trụi lá. Thực ra đây là khung cảnh của một xóm nhỏ gần Le Jas de Bouffan – nơi mà gia đình Cezanne chuyển đến sau khi rời Aix en-Provence. Rặng cây mang màu sậm đối lập với màu tươi sáng của căn nhà nhỏ với những nét vẽ, mảng màu sắc khơi gợi lên phong cách brush stroke đặc biệt của Cézanne.

Self Portrait (1800)

Trường phái: Hậu ấn tượng

Thể loại: Chân dung tự họa

Nơi lưu giữ: Tate Gallery, London, Anh

Chất liệu: Sơn dầu

Đây là một trong rất nhiều bức tự họa của Cézanne. Ông có sở thích vẽ bán chân dung, một tư thế mà ông cho là làm nổi bật sự do dự hay mong muốn mơ hồ của mình.

Ngoài những kiệt tác nói trên Cézanne còn để lại cho hậu thế những tác phầm nổi bật khác như The Murder, Rose Bush, Blue Vase hay bức ông vẽ cậu mình với tên gọi “Antoine Dominique Sauveur Aubert”, hoặc tác phẩm “Madame Cézanne in a Red Armchair” với chủ thể chính là vợ mình.

The Murder

Nguồn: designs.vn

Cùng tác giả

#Tag

cuộc đời hậu hiện đại nghệ sĩ nghệ thuật paul cezanne sơn dầu tiểu sử vẽ tranh

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…