Quyển sách phơi bày những nét văn hóa ‘độc hại’ nơi công sở

Trong thời đại thông tin mà chúng ta đang sống, ngày càng khó để giấu diếm những văn hoá xấu xí tại nơi làm việc, trong ngành công nghiệp sáng tạo và những nơi khác.

Mạng xã hội xuất hiện tạo cơ hội cho sự minh bạch phát triển, có nghĩa là tầm quan trọng của văn hoá “sống-tử-tế-hơn” cuối cùng đã bắt đầu lên rễ trong giới sáng tạo (nếu không vì lý do là văn hoá tồi tệ đang dần khiến doanh thu đi xuống). Kết quả, có rất nhiều báo cáo về ‘văn hoá độc hại’ dần được phơi bày ra ánh sáng.

Hãy gặp Paul Woods, một nhà thiết kế nhận nhiều giải thưởng, kiêm nhà văn, nghệ sĩ minh hoạ và CCO của đội ngũ sáng tạo và kỹ thuật tại Edenspiekermann. Trong 15 năm làm nghề, Paul đã là đầu tàu cho nhiều dự án của các công ty lớn như Red Bull, Google và Morgan Stanley. Trong thời gian rảnh rỗi của mình, anh là đồng sáng lập của website công nghiệp châm biếm Adloids.

Anh còn là tác giả của một cuốn sách mới, How to do Great Work without being an A**hole (tạm dịch: Làm cách nào để tạo ra tác phẩm tốt mà không cần trở thành một tên khốn) nơi anh với tư cách là một thành viên lão làng của giới sáng tạo, kể về cách khiến bạn trở nên hiền hoà hơn trong mắt nhân viên, như việc trả lương cho thực tập sinh và cố gắng nhớ tên họ quan trọng thế nào, cách khen ngợi công lao cho những người xứng đáng, hay tính huỷ diệt khôn lường của việc lên deadline sát sao và tổ chức quá nhiều cuộc họp dài hơi.

Cuốn sách còn khuyên những người mới vào nghề những điều họ nên mong chờ và lý do vì sao không nên làm những công việc không lương hoặc thiếu tôn trọng nhân viên tại nơi làm việc.

Mặc dù có rất nhiều thay đổi diễn ra, dường như vẫn có vô vàn văn hoá xấu xí nơi công sở đúng không nhỉ?

Hãy thành thật, có rất nhiều thay đổi đã diễn ra vài năm trở lại đây trong ngành công nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, thói quen xấu thì rất khó sửa và thay đổi phải đến từ từ. Có rất nhiều người tôi biết trong ngành vẫn yêu thích văn hoá “luôn luôn hiện diện” khiến cạn kiệt tài năng, đặc biệt là trong giới agency.

Làm cách nào mà họ giữ được những thói xấu này lâu đến thế?

Có 2 điều: Đầu tiên, đối với một người sáng tạo, mong muốn tạo tác là một cảm giác rất nghiện, hơn cả chất kích thích nữa. Những con người sáng tạo thấy gần như không thể dừng lại khi đang trên đà làm việc, và vì vậy họ thường làm đến khi kiệt sức, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của sự nghiệp khi họ muốn chứng minh bản thân.

Lý do thứ hai đó là trong quá khứ, có quá ít lựa chọn cho các bạn. Trong nhiều trường hợp, cuộc sống agency là lựa chọn duy nhất nếu bạn muốn làm việc trong ngành thiết kế hoặc quảng cáo. Vì vậy, vài buổi rèn luyện, thâu đêm, pitch cuối tuần,…sẽ trở thành điều hiển nhiên nếu bạn muốn làm nên trò trống trong ngành. Đây là luật bất thành văn. Đương nhiên bây giờ, với việc chuyển mình khi sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ và nhu cầu thiết kế tăng cao tại các công ty công nghệ, các bạn trẻ có nhiều cơ hội hơn ngoài làm việc cho các agency.

Thông điệp lớn nhất mà anh muốn gửi gắm đến với cuốn sách mới của mình là gì?

Bước quan trọng đầu tiên là phải thấu hiểu tầm quan trọng của văn hoá và cách làm việc bền vững. Điều này không chỉ là cố gắng tỏ ra tử tế chỉ vì phải tử tế: những tài năng giỏi nhất có nhiều lựa chọn hơn thế. Không quan trọng rằng bạn là ai, bạn cần phải chỉnh đốn bản thân và tạo ra một môi trường tốt cho nhân viên làm việc. Không thôi, họ sẽ nghỉ.

Điều gì đã sinh ra cuốn sách? Có một giây phút định mệnh nào không?

Ý tưởng cho cuốn sách xuất hiện sau một buổi nói chuyện với các bạn tôi về làm việc cường độ cao cần thiết như thế nào trong ngành sáng tạo. Quan điểm của họ là cường độ cao giúp tạo ra tác phẩm tốt, nhưng dưới góc nhìn của tôi thì hành động này chỉ do không biết quản lý thời gian mà thôi.

Tôi đã luôn làm việc trong các công ty có thể xoay sở để tạo ra sản phẩm tốt một cách bền vững, vì vậy quan điểm của họ không mấy hợp lý với tôi. Thế nên cuốn sách ra đời.

Điều gì khiến Edenspiekermann khác biệt?

Trụ sở tại Berlin của chúng tôi khuyến khích làm việc bền vững. Văn phòng tự động đóng cửa lúc 6:30 chiều mỗi ngày và có một người đi quanh hô hào mọi người đi về (hơi giống quán bar lúc gần đóng cửa). Trừ khi bạn là quản lý cấp cao có chìa khoá và mã số báo động, nếu không bạn phải rời khỏi văn phòng ngay.

Cuối cùng, điều gì chúng ta có thể làm ngày nay để khuyến khích văn hoá làm việc lành mạnh hơn?

Hãy lùi lại. Bạn không phải là bác sĩ phẫu thuật não hay nhà khoa học về tên lửa. Bạn chỉ giúp ai đó bán một lon nước ngọt, một cuộn giấy vệ sinh hay kem cây mà thôi. Chỉ là quảng cáo thôi, chẳng ai chết cả. Vậy nên hãy đi nghỉ ngơi điiiiiiiiiii.

How To Do Great Work Without Being An Asshole  của Paul Woods được xuất bản ngày 11/03/2019. Có mặt tại www.laurenceking.com.

Nguồn: Creativeboom

Cùng tác giả

#Tag

paul woods sách sáng tạo văn hoá công sở

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Cùng Minh Nguyễn thử nghiệm với Thiết kế đồ họa bằng lập trình sáng tạo - ‘CreAItive Coding’
Như bạn biết về sự hiện hữu của công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa hay lĩnh vực sáng tạo… Ở đó, các lĩnh vực được liên kết chặt…