René Magritte (Phần 2)

Vào năm 1919, René Magritte nhìn thấy bức tranh Khúc hát tình yêu (The Song of Love) (1914) của Giorgio de Chirico và miêu tả về khoảnh ấy như “một trong những khoảnh khắc xúc động nhất của cuộc đời tôi: lần đầu tiên, mắt tôi nhìn thấy những suy nghĩ”. Từ đó, ông được thúc đẩy nghiên cứu và phát triển phong cách Siêu thực của riêng mình. Magritte có một bộ tác phẩm đồ sộ không kém ai. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng ta tìm hiểu những tác phẩm tiêu biểu của các thời kỳ trong sự nghiệp của Magritte.

  • [Tôi nhắm vào việc sản xuất] những hình ảnh khiến con mắt phải nghĩ, theo một cách nào đó, hoàn toàn khác với cái thông thường.
  • Chỉ có suy nghĩ mới có thể ‘giống như’. Nó giống bằng cách là cái gì nó thấy, nghe, hoặc biệt; nó trở thành điều mà thế giới trao cho nó.

Các tác phẩm tiêu biểu của René Magritte

1925: Người tắm

Sơn dầu trên toan – Bộ sưu tập cá nhân

Tác phẩm trang nhã Người tắm (Bather) này là một ví dụ điển hình cho những nỗ lực ban đầu của Magritte để tìm ra một phong cách mang tính minh họa, không cầu kỳ. Nó chứa đựng sự so sánh với chủ nghĩa Biểu hiện đương đại của Bỉ và với phong cách hiện đại chủ nghĩa được cổ điển hóa đang phổ biến khắp châu Âu thời đó. Chúng ta có thể nhận ra rất nhiều yếu tố sẽ trở thành đặc trưng cho những bức tranh sau này của ông, chẳng hạn như sự nổi bật của biển cả và quả cầu bí ẩn ở hậu cảnh. Tác phẩm này cũng hàm chứa ảnh hưởng từ sự xâm nhập chuyên nghiệp của Magritte vào thế giới quảng cáo thời trang, và sự quan tâm của ông đối với tác phẩm của Fernand Léger. Tắm có thể được so sánh với bức tranh Người tắm giữa ánh sáng và bóng tối (The Bather between Light and Darkness) (1935-36) của chính ông, khám phá cùng một cảnh nhưng theo phong cách trưởng thành của nghệ sĩ. Vào năm 1930, Magritte đã tặng bức tranh này cho em dâu của mình, Leontine Berger.

Bức Người tắm giữa ánh sáng và bóng tối

1928: Những vật thể quen thuộc

Sơn dầu trên toan – Bộ sưu tập cá nhân

Ở đây, trong bức Những vật thể quen thuộc (Familiar Objects), người xem phải đối mặt với năm người đàn ông –  hoặc có lẽ năm góc nhìn về cùng một người đàn ông – mỗi người tương ứng với một vật thể dường như ngẫu nhiên. Những khắc hoạ chân dung thiếu tính cách với trang phục, nét mặt và biểu cảm không rõ ràng là đặc trưng của Magritte. Mặt khác, các vật thể là độc nhất và thu hút nhiều sự chú ý hơn nhân vật đang nhìn chằm chằm một cách vô hồn vào chúng. Một số bức tranh trước đó đã chứng thực sự quan tâm của Magritte trong việc mô tả các vật thể trong tác phẩm của mình, nhưng đây là lần đầu tiên các đối tượng xuất hiện cùng với các nhân vật và được liên kết với các trạng thái tinh thần của các nhân vật đó. Về mặt này, nó cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của người nghệ sĩ đối với các ý tưởng Siêu thực về sự vô thức. Cách Magritte đặt các vật thể trong tương quan với các nhân vật cũng cho phép ông che khuất một phần khuôn mặt của họ, một chiến lược mà ông thường áp dụng trong các tác phẩm sau này.

1929: Sự phản bội của hình ảnh

Sơn dầu trên toan – Bảo tàng Nghệ thuật Hạt Los Angeles

Tác phẩm Sự phản bội của hình ảnh (The Treachery of Images) đã khéo léo làm nổi bật khoảng cách giữa ngôn ngữ và ý nghĩa. Magritte kết hợp từ ngữ và hình ảnh theo kiểu ông buộc chúng ta phải đặt câu hỏi về tầm quan trọng của câu và từ. Ví dụ từ “tẩu” thì không phải là cái tẩu thật nhiều hơn là hình của một cái tẩu. Magritte dường như đã mượn mô-típ cái tẩu từ sách Hướng tới một kiến trúc (Vers une architecture) của Le Corbusier (1923), vì ông là một người ngưỡng mộ kiến trúc sư và họa sĩ này, nhưng ông cũng có thể được truyền cảm hứng bởi một dấu hiệu lố bịch đã từng nhìn thấy trong một phòng trưng bày nghệ thuật, có nội dung, “Đây không phải là nghệ thuật” (“Ceci n’est pas de l’Art“). Bức tranh là chủ đề của bài phân tích dài như tiểu thuyết nổi tiếng của Michel Foucault. Người ta cũng có thể so sánh nó với việc Joseph Kosuth giải quyết một vấn đề tương tự về hình ảnh, văn bản và hiện thực trong tác phẩm Một và Ba chiếc ghế (One and Three Chairs) năm 1965 của ông.

Tác phẩm Một và ba chiếc ghế, bao gồm một chiếc ghế thật, hình ảnh của chiếc ghế, và đoạn định nghĩa về “ghế” trích từ từ điển.

1933: Đại dương 

Sơn dầu trên toan – Bộ sưu tập cá nhân

Màu sắc tươi sáng và cọ pháp lỏng tay của Đại dương (Ocean) tiêu biểu cho một loạt các bức tranh châm biếm mà Magritte vẽ theo phong cách của Pierre-Auguste Renoir quá cố, những bức tranh có mục đích chế nhạo thị hiếu bảo thủ của công chúng Pháp. Tư thế của thần sông trong bức tranh mượn trực tiếp từ một trong những tác phẩm cuối cùng của Renoir. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai đi đến hồi kết, Magritte quay lưng lại với các chủ đề rùng rợn hơn của chủ nghĩa Siêu thực và chấp nhận một bảng màu rực rỡ và như ông nói, “những chủ đề mê hoặc.” Người nghệ sĩ viết rằng ông muốn vẽ những bức tranh “khơi dậy những gì còn sót lại trong bản năng hưởng lạc của chúng ta.” Ba năm sau, vào năm 1946, ông đã ký vào bản tuyên ngôn Chủ nghĩa Siêu thực trong Ánh sáng Đầy đủ (Surrealism in Full Sunlight) – mà những người bạn Bỉ của ông đã viết để phác thảo đề ra những nguyên tắc như vậy. Nhưng các bức tranh theo phong cách này thu hút sự chỉ trích đáng kể từ những người bạn theo trường phái Siêu thực của ông.

1948: Đá cuội 

Sơn dầu trên toan – Bộ sưu tập cá nhân

Đá cuội (The Pebble) đã được đưa vào triển lãm đầu tiên ở Paris của Magritte năm 1948, nơi ông đã gây sốc cho các nhà phê bình và công chúng với một loạt tác phẩm “con bò” (vache) không giống ai của mình. Một nhóm khoảng 30 bức tranh này được vẽ nhanh chóng chỉ trong vài tuần. Nó vay mượn phong cách mang tính vẽ phác của truyện tranh và biếm họa, nhưng một vài yếu tố cũng bắt nguồn từ Édouard Manet và trường phái Dã thú (hậu cảnh trong bức tranh này có thể đến từ Henri Matisse). Nó cũng mượn mô típ Vệ nữ vùng Milo mà Magritte đã từng sử dụng trước đây. Có lẽ, không may cho ông, cuộc triển lãm đã mang lại những hiệu ứng tiêu cực, và gây thiệt hại cả về tài chính lẫn phê bình. Tuy nhiên, Magritte vẫn gắn bó với tác phẩm và sau đó đã tặng tác phẩm này cho vợ mình. 

1953-54: Đế chế ánh sáng 

Sơn dầu trên toan, Bộ sưu tập Peggy Guggenheim, Venice

Đế chế ánh sáng là một điển hình cho kiểu nghịch lý đơn giản đặc trưng trong hầu hết các tác phẩm thành công của Magritte. Hoàng hôn đã buông xuống nửa dưới của bức tranh và một ngọn đèn đường sáng lên một cách yên bình. Trên cao, những đám mây trắng vui vẻ treo lơ lửng trên bầu trời xanh biếc. Mặc dù cả yếu tố ngày và đêm đều êm dịu và đáng yêu khi xem xét riêng, nhưng được đặt lồng vào nhau thì lại kỳ lạ và đáng kinh ngạc. Như Magritte từng nói về tác phẩm của Max Ernst và Giorgio de Chirico, tuyên bố đen tối hơn nữa cũng được áp dụng tương tự cho các khuynh hướng tác phẩm riêng của Magritte: “khán giả có thể nhận ra sự biệt lập của chính mình và nghe thấy sự im lặng của thế giới.” Ấn tượng chung về cảnh này đọng lại mạnh mẽ trong tâm trí người xem.

Nhìn chung, Magritte có sự thể hiện khá ‘thẳng thừng’, giống như tường trình với mức độ đơn giản của nó, về điều kỳ quái (uncanny). Việc này chắc chắn là nhờ vào kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật thương mại của người nghệ sĩ. Phong cách và cách xử lý sơn màu – không cầu kỳ và mang tính minh họa – cũng có thể lấy cảm hứng từ việc nghệ thuật thương mại nhấn mạnh vào sự rõ ràng và tác động của hình ảnh.

Nguyên bản tiếng Anh tổng hợp và viết bởi Sophia Powers, biên tập bởi Những người cộng sự của The Art Story. Dịch sang tiếng Việt bởi Tố Uyên. Đề tựa tiếng Việt và hình ảnh minh hoạ bởi Hương Mi Lê.

Cùng tác giả

#Tag

Hương Mi Lê Lê Hương Mi rene magritte Series Lịch sử thiết kế đồ họa

iDesign Must-try

New York School và thiết kế đồ hoạ Mĩ giữa thế kỉ 20 (Phần 1)
New York School và thiết kế đồ hoạ Mĩ giữa thế kỉ 20 (Phần 1)
Làn sóng đầu tiên của thiết kế Hiện đại ở Mĩ là do những người nhập cư châu Âu tài năng tìm kiếm trốn thoát chủ nghĩa toàn trị chính…
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 3)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 3)
Các dự án chính phủ như WPA (Work Progress Administration) và cơ quan tư như CCA (Container Corporation of America) của Mĩ đều là những động lực quan trọng cho…
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 2)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 2)
Một trong những động lực quan trọng nhất cho sự phát triển của thiết kế đồ hoạ Mĩ là làn sóng nhập cư của những nhân tài từ châu Âu…
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 1)
Trào lưu Hiện đại trong thiết kế đồ hoạ Mĩ (Phần 1)
Phong trào Hiện đại đã không có được chỗ đứng sớm ở Hoa Kì. Khi triển lãm huyền thoại Armory giới thiệu chủ nghĩa Hiện đại với nước Mĩ, nó…
Isamu Noguchi (Phần 2)
Isamu Noguchi (Phần 2)
Trong phần thứ hai cũng là phần cuối của loạt bài về Isamu Noguchi, chúng ta tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của ông, trải rộng từ tượng, phù…
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…