Sự liên hệ mật thiết giữa Kinh tế và Nghệ thuật - (Phần 2)

Trong phần trước của bài viết Kinh tế và Nghệ thuật: Vì sao Kinh tế và Nghệ thuật lại liên hệ mật thiết với nhau? bởi tác giả Hasan Alpagu, chúng ta đã cùng được hiểu thêm về tương quan giữa Nghệ thuật và Kinh tế. Cả Kinh tế và Nghệ thuật đều được hình thành ngay từ thời kì đầu của nền văn minh nhân loại, và là một nhân tố không thể thiếu trong xã hội. Nghệ thuật và kinh tế không chỉ mang lại lợi ích cho nhau mà còn hỗ trợ nhau cùng phát triển hơn, nhất là trong thời đại con người không chỉ còn tập trung vào tài chính ngày càng chú trọng nhiều hơn tới sức khỏe tinh thần.

Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về mối liên kết giữa Nghệ thuật và Sự phát triển của Xã hội, cũng như Cung và cầu trong thị trường Nghệ thuật, để có thể càng khẳng định hơn mối quan hệ chặt chẽ giữa Kinh tế và Nghệ thuật mà ta đã đề cập đến ở phần đầu tiên.

2. Nghệ thuật và Sự Phát triển của Xã hội

Nghệ thuật và những tác phẩm nghệ thuật được coi như một nguồn vốn xã hội dài hạn. Thêm vào đó, nguồn vốn này được xem như một phần mang tới những động lực mạnh mẽ nhất cho xã hội. Nói đúng hơn, mỗi gia đình và toàn xã hội tham gia vào quá trình này. Nghệ thuật trở thành một nguồn lực thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và sáng tạo trong xã hội.

Dù vậy, trong khi chính phủ và một phần của xã hội nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của nghệ thuật, vẫn còn một phần không nhỏ khác không hề có đam mê tận hưởng những lợi ích mà nghệ thuật mang tới cũng như hiểu được vai trò của nó trong việc thúc đẩy nỗ lực hoạt động của họ. Sự thiếu vắng những hoạt động nghệ thuật trong xã hội có thể được thể hiện trong cuộc sống thường nhật. Điều ấy có thể dễ dàng thấy được giữa những khu vực nông thôn và dựa vào mật độ dân số thành phố. Ngày nay, có rất nhiều tranh chấp và xung đột cơ bản xuất hiện giữa các tầng lớp xã hội, hay thậm chí là trong một tầng lớp xã hội, có thể được loại bỏ bằng cách áp dụng nghệ thuật.

La prise de la Bastille, le 14 juillet 1789 (Tạm dịch: Cơn bão của Bastille, 14 tháng bảy 1789) bởi Jean-Baptiste Lallemand. Tác phẩm đánh dấu một trong những sự kiện đầu tiên và mang tính biểu tượng của Cách mạng Pháp.

Hẳn nhiều người cũng biết rằng nghệ thuật đóng vai trò quyết định trong nhiều cuộc khởi nghĩa phục hưng và văn hóa tại Châu Âu. Điều ấy cũng được áp dụng cho tất cả những nơi khác trên thế giới. Nhờ vậy, nhiều vấn đề trong xã hội có thể được giải trừ cũng như các phương thức đối phó với thách thức của xã hội có thể được cải thiện.

Hơn nữa, nghệ thuật và kinh tế là hai nhân tố then chốt trong bất cứ xã hội nào. Vậy nên chúng thường chịu sự ảnh hưởng lớn của các mục đích chính trị và hệ tư tưởng thời đại. Ví dụ trường hợp của Richard Wagner, một nhạc sĩ đã cống hiến nhiều tác phẩm để đời cho nền văn hóa Châu Âu. Ông đã hình thức hóa nhiều huyền thoại và thần thoại Châu Âu trong các bản Opera của mình. Có thể thấy rằng cống hiến của ông cho nền điện ảnh, âm nhạc và văn học Châu Âu là vô cùng quan trọng. Không chỉ vậy, ông còn là một thiên tài âm nhạc. Không may thay, ông không thể giải quyết những vấn đề tranh luận trong thời kỳ mà ông sống một cách đúng đắn. Bởi vậy, ông vẫn luôn là tâm điểm của các mối bất hòa xã hội đương thời, ví dụ như chủ nghĩa bài xích Do Thái.

3. Cung và cầu trong Thị trường Nghệ thuật

Về cơ bản, nhu cầu về các sản phẩm nghệ thuật phụ thuộc và trình độ học vấn cũng như tình trạng thịnh vượng của một xã hội. Nói cách khác, nguồn cầu về nghệ thuật cho thấy rằng người tiêu dùng chỉ đứng vị trí thứ hai trong mối quan hệ cung – cầu. Điều này tạo ra nhiều thiệt thòi về kinh tế đối với người nghệ sĩ.

Đấu giá nghệ thuật hàng năm & Dã ngoại cộng đồng, tại Trung tâm nghệ thuật Anderson Ranch
© Anderson Ranch Arts Center

Thực sự, thị trường nghệ thuật không được tạo dựng dựa trên lý thuyết của mối quan hệ cung – cầu. Vì được xây dựng dựa trên nguồn cung, nên không có bất cứ nhu cầu mua trực tiếp hướng tới với một sản phẩm nghệ thuật nhất định. Nói cách khác, những tác gia sáng tạo mà không theo một yêu cầu cụ thể nào. Mà hơn hết, quyết định của người nghệ sĩ khi bắt tay vào sáng tác dựa trên những câu hỏi sau đây:

  1. Xã hội đang cần giải quyết những thách thức nào và chúng có thể được phản ánh như thế nào qua tác phẩm?
  2. Cách thức xử lý các vấn đề xã hội có thể được cải thiện như thế nào?
  3. Những phạm trù nào nên bỏ ngỏ?
  4. Làm sao để có thể thu hút sự chú ý của xã hội?
  5. Làm sao để diễn đạt những vấn đề hiện hữu trong xã hội bằng một cách khác?

Có thể thấy rằng tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra dựa theo những câu hỏi chỉ dẫn trên. Vì lý do đó, ảnh hưởng của các tác phẩm nghệ thuật và hiệu ứng mà chúng mang lại cho xã hội có thể trở nên lâu dài và hiệu quả. Đặc điểm chung của các tác phẩm là sự cấp tiến, bắt mắt và thu hút sự chú ý của mọi người – ấy chính là sự sáng tạo. Nhờ đó, một vấn đề xã hội có thể được làm nổi bật một cách hiệu quả thông qua một tác phẩm nghệ thuật.

(Còn tiếp)

 References 
1. Alpago A. (2012). Communication - Conversation - Cooperation: How can conflicts be resolved?, Peter Lang Publication, Frankfurt am Main, Berlin, Bern, Bruxelles, New York, Oxford, Wien.
2. Alpagu H. (2014). Media Ethics and its Role in the Production and Distributing of Art, In: Yildiz Technical University, Faculty of Art and Design, Managing the Art, An International Conference on Art, Istanbul, 4-7 November 2014.
3. Alpagu H. (2009). Rolle und Bedeutung der Vergleichenden Analyse, Soziologie Heute, Oktober 2009, Wien
4. Hoffmann L. (2008). Pragmatische Textanalyse, In: Dietrich Möhnand Dieter Roß, Marita SobhaniTjarks, (Hgg.), Mediensprache und Medienlinguistik, S. 283-310, Frankfurt 2008
5. Vogt E. (2013). Aesthetico-Polical Reading of Richard Wagner-Adorno, Lacouse-Labarthe, Zizek, Badiou, in: Reader, Institut für Philosophie Universität Wien, Sommersemester 2013
6. Kirsti S. (2008). Thomas Manns Doktor Faustus - Roman der deutschen Kultur und ihrer Anfälligkeit für den Faschismus, Masterarbeit im Fach deutschsprachige Literaturwissenschaft zum Thema, Universität Oslo, Dethumanistiskefakultetet, Tysk 4390, Oslo 2008

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas
Nguồn: Economy and Art: Why are Economy and Art Closely Linked?, Hasan Alpagu

Cùng tác giả

#Tag

Artplas kinh tế kinh tế và nghệ thuật nghệ thuật Series Nghệ thuật và ?

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…