Tết này xem gì - Thưởng thức bữa tiệc thị giác của các tác phẩm điện ảnh đẹp nhất năm 2021

“Nhà quay phim giống như một chuyên gia tâm lý về thị giác. Họ khiến khán giả nghĩ theo cách họ muốn, vẽ những bức tranh trong bóng tối.” Gordon Willis (1931 – 2014), giám đốc hình ảnh

2021 chưa phải là một năm điện ảnh thế giới sôi động trở lại, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta thiếu tác phẩm hay và đẹp để xem. Trong bài viết này, iDesign muốn tôn vinh công việc thầm lặng của những người kể chuyện bằng máy quay – những nhà quay phim hay đạo diễn hình ảnh. Danh sách các bộ phim gây ấn tượng nhất về mặt thị giác năm qua từ bom tấn đại chúng đến viên ngọc hiếm, quy tụ cả chuyên gia kỳ cựu và gương mặt mới đến từ nhiều quốc gia.

‘About Endlessness’

Làm việc với nhà quay phim kiêm cộng sự thân thiết Gregory Palos, đạo diễn Roy Andersson đã chọn lựa cho About Endlessnessđộ tương phản màu không có bóng nhằm tạo ra một sự đồng nhất siêu thực, dưới vỏ bọc bình lặng. Bộ phim sử dụng các cảnh quay one-shot tĩnh trên khung hình kiểu vignette (mép ngoài khung hình được làm mờ nét và tối đi) vẽ nên đời sống của một thời kỳ trì trệ. Thẩm mỹ của Andersson mang đến cho bộ phim một cảm giác siêu thực độc đáo trong khi hé mở sự hài hước đen tối từ cuộc sống hàng ngày.

‘Annette’

Nghệ thuật quay phim củaAnnette’ là sự diễn đạt hoàn hảo cho kịch bản phim với những cảnh quay cân bằng giữa hư – thực, chìm trong suy nghĩ điên rồ của hai nhân vật chính. Leos CaraxCaroline Champetier đã dàn dựng phim với những ám chỉ về sự mới mẻ và cái chết của điện ảnh, chuyển sang lĩnh vực biểu diễn âm nhạc, và opera là một phương tiện biểu đạt gắn kết các yếu tố. Cũng không thể quên kĩ thuật chuyển cảnh nuột nà từ bối cảnh phòng thu sang đường phố ban đêm.

‘Bergman Island’

Con mắt đặc biệt của đạo diễn Mia Hansen-Løve thể hiện rất rõ trong bộ phim nói tiếng Anh đầu tiên. Điều đáng chú ý là cô và giám đốc hình ảnh Denis Lenoir không bối rối với việc bắt chước đạo diễn Ingmar Bergman và nhà quay phim huyền thoại Sven Nykvist trong việc khước từ cám dỗ đối với chủ nghĩa biểu hiện và bóng tối nặng nề, mà tập trung vào hình ảnh tự nhiên, thực tế hơn. Được quay với định dạng Techniscope, bối cảnh hòn đảo Fårö trở thành không gian trung lập, được phân tầng – một sân khấu tốt cho những câu chuyện kể chậm rãi của Hansen-Løve.

‘Days’

Rất khó tìm ra một hình ảnh nào đó của Days’ không được hiệu chỉnh hoàn hảo đến từng cm. Màn hợp tác cầu kỳ giữa đạo diễn Tsai Ming-liang và quay phim Jhong Yuan Chang (cũng là một biên tập viên) đã cống hiến cho điện ảnh năm qua những cảnh ấn tượng: bóng sáng trên gương mặt diễn viên Lee Kang-sheng, chuyển động của cơ bắp trên cơ thể hay cảnh one-shot quay trực thăng hạ cánh.

‘Dune’

Trong Dune’, Denis Villeneuve và nhà quay phim Greg Fraser đã tạo ra một tầm nhìn kinh ngạc về sự rộng lớn của hành tinh sa mạc Arrakis bằng việc kết hợp độc đáo các hiệu ứng kỹ thuật số. Với những cảnh quay bao quát về phi thuyền bay vào quỹ đạo, các cuộc không kích và những con sâu cát khổng lồ, vẻ đẹp lộng lẫy, tàn bạo và bí ẩn của một tương lai viễn tưởng kỳ lạ do tác giả Frank Herbert dự báo đã trở thành hiện thực trong một trải nghiệm màn ảnh đáng nhớ.

‘Faya Dayi’

Được quay trong suốt một thập kỷ bởi Jessica Beshir – người sinh ra ở Ethiopia, sau đó chạy trốn khỏi bạo lực chính trị khi còn là một thiếu niên đến Mexico, đất đai, con người và lối sống của họ xuất hiện trong từng khung hình được cân nhắc kỹ lưỡng. Mà dường như không có một khung hình nào ở đây, vì Beshir gợi ra một giai điệu mơ hồ, trầm ngâm thông qua kỹ thuật quay phim kiên nhẫn. Những cảnh phim được quay chậm ở những thời điểm chính xác để mang lại cảm giác mơ mộng cho một câu chuyện dạng phim tài liệu.

‘The French Dispatch’

Wes Anderson và nhà quay phim thân thiết Robert Yeoman tìm ra cách theo đuổi vẻ đẹp mới thông qua nhiếp ảnh đen trắng trong The French Dispatch – trong khi vẫn giữ bố cục hình học, tỉ lệ khung hình và thẩm mỹ đặc trưng của Anderson. Đạo diễn đã cố gắng đẩy niềm yêu thích màu sắc của mình lên những giới hạn cao hơn bằng cách nắm bắt từng chi tiết nhỏ để xây dựng thế giới của The French Dispatch trong khi vẫn tìm ra những cách mới để khiến khán giả phải trầm trồ, chẳng hạn như chuỗi cảnh rượt đuổi về cuối. Phim của Anderson luôn là một bữa tiệc mãn nhãn và tác phẩm mới nhất của ông là một đỉnh cao khác của maximalist (chủ nghĩa tối đa).

‘The Inheritance’

Máy quay không chỉ đóng vai trò người quan sát các cuộc tranh luận và tương tác mà còn là nhà giáo dục cho khán giả. Cảnh quay tĩnh của một số cuốn sách xếp chồng lên nhau, áp phích phim La Chinoise của Jean-Luc Godard treo ở hậu cảnh, tấm bảng đen có tên “John Africa” viết bằng chữ lớn. Sự tập trung vào các yếu tố này phục vụ cho sứ mệnh của Ephraim Asili là thể hiện tuyên bố nổi tiếng của Godard: “Làm phim chính trị thôi là chưa đủ, bạn phải làm phim một cách chính trị.

‘I Was a Simple Man’

TrongI Was a Simple Man‘, đạo diễn Christopher Makoto Yogi coi đảo Hawai không hoàn toàn là thiên đường nhiệt đới, mà là một nơi yên bình, linh thiêng với bản sắc tâm linh liên tục bị đe dọa bởi sự xâm lấn văn hóa và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Dao động giữa những khung hình rộng nguyên sơ về đường chân trời Honolulu và những chân dung ma mị của cuộc sống đồng quê, tác phẩm điện ảnh đầy ám ảnh lặp lại sự căng thẳng thông qua các kết cấu và màu sắc tương phản. Tuy nhiên, thẩm mỹ cấp tiến của Yogi cũng cố gắng nắm bắt được tâm hồn của một cá nhân bị dày vò đang điên cuồng trượt giữa những thế giới.

‘Labyrinth of Cinema’

Mỗi khung hình mãn nhãn trong ‘Labyrinth of Cinema của Nobuhiko Obayashi đều tràn ngập hình ảnh ấn tượng, gợi lên truyền thống lịch sử điện ảnh Nhật Bản đồng thời nhìn xa về tương lai. Sự cân bằng khác biệt này chỉ có thể đạt được thông qua màn hợp tác của Obayashi và người cộng sự lâu năm Hisaki Sanbongi. Hai nhân vật sáng tạo này đã thực hiện một trong những bộ phim ngoạn mục nhất năm 2021.

‘Licorice Pizza’

Chia sẻ công việc quay phim với Michael Bauman, Paul Thomas Anderson tạo ra một cái nhìn hoài niệm tràn ngập ánh nắng mặt trời mà vẫn có thể tìm thấy bóng tối xung quanh. Lướt qua thành phố quê hương của Anderson, San Fernando, máy quay ghi lại làn sương mù và vẻ đẹp của việc khám phá bản thân thông qua những cảnh quay đáng kinh ngạc.

‘The Lost Daughter’

Được biết đến vì đã làm việc với các nghệ sĩ nổi tiếng như Wim Wenders, Agnès Varda, Eliza Hittman, nhà quay phim Hélène Louvart khiến mỗi khoảnh khắc của The Lost Daughter như một cái nhìn soi mói vào thế giới riêng tư. Có điều gì đó sai lầm khi theo dõi mối quan hệ của một người mẹ với con gái, người vợ với chồng và sau đó là nỗi ám ảnh của cô ấy trong nhiều thập kỷ. Louvart nắm bắt được vẻ bí mật tràn ngập trong bộ phim đầu tay của Maggie Gyllenhaal kèm theo sự căng thẳng như trong phim kinh dị.

‘The Matrix: Resurrections’

Do nhà quay phim John Toll phải rời dự án sớm vì vấn đề sức khỏe và gia đình, cơ hội đến với Daniele Massaccesi, người chuyển bước thành đạo diễn hình ảnh từ công việc điều hành máy quay. Trong quá trình tạo ra hình ảnh mới cho một trong những thương hiệu phim nổi tiếng nhất lịch sử điện ảnh, cô đã trải qua nhiều khó khăn nhằm đáp ứng mong muốn của đạo diễn Lana Wachowski về một phong cách quay ngẫu hứng cho những bối cảnh hành động đồ sộ, chưa kể đến áp lực từ ba phần phim trước do nhà quay phim Bill Pope thực hiện. Matrix Resurrections rời xa sự u ám của các phiên bản tiền nhiệm để chuyển sang một phong cách chiếu sáng rạng rỡ hơn. Sự nổi bật về mặt hình ảnh tương ứng với cách thức trình diễn sống động, tự nhiên hơn, thể hiện những sắc thái mới trong tính cách của các nhân vật quen thuộc.

‘Memoria’

Lần đầu tiên làm phim bên ngoài quê hương Thái Lan, đạo diễn Apichatpong Weerasethakul tiếp cận thẩm mỹ của Memoria với sự xa lạ để thể hiện nhân vật chính Jessica (Tilda Swinton), một phụ nữ Scotland sống ở Colombia. Nhà quay phim Sayombhu Mukdeeprom thường đặt máy quay ở khoảng cách xa Jessica, cho phép khung hình mở thu vào xung quanh cô kiến trúc, thiên nhiên, cuộc sống của những người khác. Khán giả, cũng như Jessica, là những người quan sát. Với việc bổ sung các cảnh quay dài đặc trưng của Weerasethakul, phong cách quay phim của Memoria cho phép khán giả hoàn toàn trở thành Jessica và sống trong thế giới của cô ấy.

‘No Sudden Move’

Gần như mọi bộ phim của Steven Soderbergh trong thế kỷ này đều là một thử nghiệm. Cho dù đó là quay trên iPhone hay để các diễn viên ứng biến xuyên suốt phim, đạo diễn đều tìm ra một phương thức mới sáng tạo và chia sẻ nghệ thuật. Trong No Sudden Move, Soderbergh quay toàn bộ phim trên ống kính Anamorphic, mở rộng khung hình để làm biến dạng các cạnh bên ngoài. Thành quả là một chuyến du hành mơ hồ của một kịch bản phim noir kiểu old school – sự kết hợp hoàn hảo giữa thẩm mỹ và ý tưởng.

‘Passing’

Passing không rơi vào bẫy của nhiều bộ phim đen trắng được quay kỹ thuật số, phim kết hợp đẹp mắt và hài hoà ánh sáng mặt trời và bóng tối. Nhà quay phim Eduard Grau đảm bảo rằng mỗi địa điểm quay phim đều được chiếu sáng rõ ràng, từ vùng sáng đầy chào đón của quán cà phê khách sạn, nơi các nhân vật chính hội ngộ cho đến những tia nắng chói chang trong phòng khách sạn, nơi xung đột bắt đầu. Tuy nhiên, điểm mạnh nhất của bộ phim là cách quay cận cảnh, với việc nắm bắt hoàn hảo khuôn mặt của Ruth NeggaTessa Thompson.

‘The Power of the Dog’

Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất của The Power of the Dogxuất hiện ngay trong phần giới thiệu. Nhà quay phim Ari Wegner hướng ống kính qua cửa sổ bếp mở và quay nhân vật chính Phil Burbank (Benedict Cumberbatch) đi bộ dưới ánh nắng chói chang và những ngọn núi hùng vĩ bao quanh trang trại gia súc ở Montana. Đó là một cảnh quay nhiều lớp lang, được đóng khung với tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh riêng biệt, mở đầu cho không khí miền Tây bụi bặm. Trong câu chuyện của đạo diễn Jane Campion, luôn có ai đó rình rập, nên những khung cảnh trên không vừa rộng lớn nhưng cũng toát lên ngột ngạt.

‘Siberia’

‘Siberia’ là một bộ phim nói về bóng tối, nó thể hiện được rất nhiều nỗi kinh hoàng sâu sắc từ cách nhà quay phim Stefano Falivene sử dụng ánh sáng mặt trời. Từ tuyết trắng mù mịt đến thiên đường ngập nắng chói chang, Falivene và đạo diễn Abel Ferrara không ngừng ca tụng vẻ đẹp của thế giới tự nhiên trước khi lôi kéo khán giả trở lại những hang động và bầu trời đen tối. Xung đột giữa vẻ đẹp của thế giới và sự xấu xí của con người là cốt lõi bộ phim, một điều sẽ không thể đạt được nếu không có kỹ xảo điện ảnh thể hiện cả hai ở mức độ trung thực.

‘The Souvenir Part II’

Trường điện ảnh có thể là một nơi lạnh lẽo và đầy tính cạnh tranh, vì vậy, thật phù hợp khi The Souvenir Part IItách khỏi không gian này bất kỳ màu sắc hoặc sự ấm áp nào. Vào những lúc nữ diễn viên trẻ Julie (Honor Swinton Byrne) rời bỏ những gò bó của cuộc sống đại học để trở về nhà, những cảnh quay mang tông màu pastel sáng gợi nhớ đến phim thập niên 80. Cách tiếp cận của nhà quay phim David Raedeker trở nên thực sự độc đáo khi Julie tưởng tượng lại một cách siêu thực về mối quan hệ bi thảm của cô với Anthony (Tom Burke) hiện đã qua đời.

‘This Is Not a Burial, It’s a Resurrection’

Sau những cuộc tranh luận về công nghệ kỹ thuật số và phim ảnh, hãy để đạo diễn Lemohang Jeremiah Mosesevà giám đốc hình ảnh Pierre de Villiers giới thiệu những khả năng đáng kinh ngạc của kỹ thuật số. Với màu sắc rõ ràng và khung hình hoài niệm, cách tiếp cận này làm cho câu chuyện về lịch sử và di sản này trở nên thiêng liêng. Được trình bày như một bi kịch, This Not a Burial mang đến một cái nhìn xuyên qua khung hình 4:3 nhỏ gọn vào những ngày cuối cùng của một vùng đất linh thiêng.

‘The Tragedy of Macbeth’

Bruno Delbonnel sử dụng bức tranh đen trắng tương phản để vẽ nên sự tối tăm, cằn cỗi về nơi sinh sống của Denzel WashingtonFrances McDormand. Sự hiện diện của họ, cùng với nội tâm xáo trộn, lấp đầy không gian gần như vô tận bên trong lâu đài, nơi mà Delbonnel cho là một nhà tù cao chót vót, trống rỗng. Phim là minh chứng cho việc có thể tạo ra những hình ảnh ấn tượng mà không cần làm chật kín màn hình.

‘Undine’

Nhà quay phim kỳ cựu Hans Fromm tái hợp với đạo diễn Christian Petzold cho phim Undine’ để mang đến một cái nhìn uyển chuyển phù hợp với câu chuyện cổ tích thời hiện đại này. Bằng kỹ thuật quay phim, đôi mắt của Fromm dường như luôn tìm được một nơi hoàn hảo để kể chuyện bằng hình ảnh. Đó có thể là hệ thống ống nước sâu cho cảnh quay dưới nước hay cảnh quay ngược tại một cái bàn mang cảm giác kịch tính.

‘West Side Story’

‘West Side Story’ là đỉnh cao của sự hợp tác kéo dài hàng thập kỷ giữa đạo diễn Steven Spielberg và nhà quay phim Janusz Kaminski. Mọi khung hình đều tràn ngập hình ảnh, ánh sáng nổi bật, những chuyển động gấp gáp mô phỏng vũ đạo huyền thoại của Jerome Robbins, khiến tác phẩm trở thành một giấc mơ hoài niệm thập niên 50. SpielbergKaminski đã tạo ra một trong những vở nhạc kịch điện ảnh ngoạn mục nhất trong nhiều năm gần đây.

‘What Do We See When We Look at the Sky?’

Bản giao hưởng kỳ diệu của Alexandre Koberidze toát lên vẻ quyến rũ như mơ từ kỹ thuật quay phim tinh tế của Faraz Fesharaki. Vào mùa hè ở thành phố Kutaisi của Gruzia, khung cảnh ấm áp bao trùm lên mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ một mối tình lãng mạn kỳ lạ đến những trận bóng mãn nhãn. Con mắt của Fesharaki ghi lại từng tiểu tiết với sự tỉ mỉ.

‘The Worst Person in the World’

Kasper Tuxen, nhà quay phim chủ yếu làm việc cho các video ca nhạc và phim ngắn, có cách nhìn nhận không truyền thống về ngôn ngữ hình ảnh. Ông sử dụng kỹ thuật đóng băng thời gian, chuyển động chậm và phân cảnh gây ảo giác với ánh đèn sân khấu. Tuxen chơi với hình dáng, ánh sáng rực rỡ để nhấn mạnh sự thanh tao của mỗi khoảnh khắc trôi qua. Ông đặt diễn viên Renate Reinsve vào trung tâm của khung hình và cũng là trung tâm của thế giới.

Các tác phẩm ấn tượng khác của năm qua

  • Azor
  • Beginning
  • C’mon C’Mon
  • The Disciple
  • Drive My Car
  • The Dry
  • The Green Knight
  • Isabella
  • The Killing of Two Lovers
  • Nightmare Alley
  • Parallel Mothers
  • Petite Maman
  • El Planeta
  • Procession
  • Ste. Anne
  • Zola
  • The Hand of God

Ảnh: The Film Stage
Biên dịch: 19August

Cùng tác giả

#Tag

19August cinematographer cinematography phim điện ảnh quay phim xuất sắc

iDesign Must-try

/ai đi/: Triển lãm The Grapevine Selection 2023 - Những điểm sáng mới của nghệ thuật Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch
/ai đi/: Triển lãm The Grapevine Selection 2023 - Những điểm sáng mới của nghệ thuật Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch
The Grapevine Selection (Lựa chọn của Hanoi Grapevine) được khởi xướng bởi người sáng lập – nghệ sĩ Canada Brian Ring vào cách đây đúng 10 năm, năm 2013. Chuỗi…
Không gian ký ức Hà Nội trong tranh của Trần Nam Long
Không gian ký ức Hà Nội trong tranh của Trần Nam Long
Trần Nam Long vĩnh viễn đánh mất thính lực sau một trận ốm khi mới một tuổi. Vài năm sau, em nhận chẩn đoán bị tự kỷ thể tăng động…
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Công trình được xây dựng trên khu đất 20x20m của phố Hàng Than (Hà Nội), với 8 tầng, trong đó 4 tầng nhà hàng, 1 tầng khối phụ trợ –…
/ai đi/ Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023: Chiêm ngưỡng tác phẩm đến từ các mầm non thiết kế
/ai đi/ Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023: Chiêm ngưỡng tác phẩm đến từ các mầm non thiết kế
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Với thông điệp Monster-pieces to Masterpieces, triển lãm là nơi quy tụ những tác phẩm…
Ai là người thiết kế poster cho bộ phim đại thắng tại Oscar 2023?
Ai là người thiết kế poster cho bộ phim đại thắng tại Oscar 2023?
Tại mùa Oscar vừa qua, bộ phim “Everything Everywhere All At Once” (Cuộc chiến đa vũ trụ) do Dan Kwan và Daniel Scheinert viết kịch bản và đạo diễn, đã…
Tìm hiểu về cha đẻ nguyên tác Gia đình Addams, những nhân vật gây bão màn ảnh năm qua
Tìm hiểu về cha đẻ nguyên tác Gia đình Addams, những nhân vật gây bão màn ảnh năm qua
Gia đình Addams, những hình tượng nhân vật vốn quen thuộc của văn hoá đại chúng Mỹ đang nhận được nhiều quan tâm, sau khi serie ngoại truyện Wednesday về…