The Mitchells vs the Machines và sự tiếp nối của những sáng tạo về kỹ thuật làm phim hoạt họa

The Mitchells vs the Machines là một ví dụ cho phong cách làm phim kết hợp rất nhiều “nguyên liệu”. Việc kết hợp các kỹ thuật làm phim trông có vẻ “chẳng liên quan” một cách hiệu quả đã khuyến khích những nhà sáng tạo chấp nhận nhiều rủi ro về mặt kĩ thuật và khuyến khích những họ đặt ra câu hỏi “tại sao lại không?”

Tất cả các đạo diễn đều có xu hướng cường điệu hóa mọi thứ trong 10 phút đầu tiên trong bộ phim của mình. Điều này đặc biệt đúng đối với phim hoạt họa bởi 10 phút đầu tiên ấy không chỉ là khoảng thời gian để thể hiện kĩ năng kể chuyện của bạn mà còn là những công nghệ được ứng dụng trong phim. Hiệu ứng VFX, lựa chọn màu sắc, ánh sáng và thiết kế nhân vật đều được thể hiện ra trong 10 phút đầu tiên vô cùng quan trọng ấy.

The Mitchells vs the Machines của đạo diễn Mike Rianda, ra mắt ngày 30 tháng 4, đã tận dụng triệt để phân cảnh mở màn của bộ phim.

Đây không chỉ là cách giới thiệu hợp lý (khán giả sẽ có cơ hội hiểu những nét cơ bản của gia đình Mitchell) mà còn là sự phô bày các kĩ thuật hoạt họa tổng hợp đỉnh cao của bộ phim. Khi Katie Mitchell (Abbi Jacobson lồng tiếng) giới thiệu cho khán giả biết ý niệm về một gia đình hoàn hảo của cô, chúng ta sẽ thấy được hình ảnh đời thực về những kì nghỉ của gia đình. Đây là cơ sở để đội ngũ làm hoạt họa bóc tách và đào sâu những chi tiết cụ thể hơn. Chi tiết bức ảnh “người thật” đặt trên nền minh họa mang cảm giác vô cùng tự nhiên dù rất bất hợp lý.

Một chuỗi hình ảnh các gia đình “người thật” xuất hiện trong bộ phim hoạt hình

Bộ phim gần nhất sử dụng phong cách làm phim này và gây được ấn tượng mạnh là Spiderman: Into the Spider-Verse, được đạo diễn bởi Christopher Miller Phil Lord. Đồng thời Miller và Lord cũng là nhà sản xuất của The Mitchells vs the Machines khi Michael Lasker, giám sát hoạt họa CG của tác phẩm Spider-Verse, là giám sát hiệu ứng VFX cho bộ phim lần này.

Một cảnh trong Spider-Verse

Nói cho dễ hiểu thì VFX là những hiệu ứng được thêm vào trong quá trình hậu kỳ trong khi CGI là quá trình tạo hình 3D cho các vật thể trên máy tính và sau đó thực hiện render các hình ảnh của chúng. Do đó, hai bộ phim này cũng như The Lego Movie (2014) – một dự án khác của Lord/Miller đều do cùng một nhóm người tạo tác nên và các kĩ thuật tương đồng cũng được ứng dụng khác nhau.

Thiết kế nhân vật và lối kể chuyện

Bao nhiêu khán giả đã bị choáng ngợp bởi nhân vật Olivia Octavius (Dr Octopus/Doc Ock) trong Spider-Verse? Từ diện mạo độc đáo, thiết kế nhân vật và phân cảnh tiết lộ thân phận tiến sĩ bạch tuộc Doc Ock của mình, nhân vật này luôn được những người hâm mộ yêu mến.

Bao nhiêu khán giả nhận thấy ra chi tiết khung mắt kính hình bát giác của cô? Đây là một chi tiết ấn tượng được gắn liền với tạo hình vai phản diện của nhân vật này.

Michael chia sẻ về tạo hình nhân vật thách thức và phức tạp nhất trong Spider-verse là Olivia. Mái tóc phồng và tỉ mỉ của cô là thành tựu tuyệt vời từ team CFX.

Ví dụ, hãy nhìn thiết kế tóc tuyệt vời của Olivia và phong cách tóc ‘tổ ong’ được chia thành những lọn tóc bất cân xứng. Hãy nghĩ về việc cần phải lặp lại bao nhiêu lần để có được hiệu ứng ‘tổ ong’ bất cân xứng này trong một khung hình đối xứng. Nó mang lại chất lượng hoạt họa 2D bắt mắt mà vẫn giữ được tính thực tế của các chi tiết 3D (ví dụ như trong bộ phim The Powerpuff Girls với tạo hình mái tóc đơn giản, khối màu cứng cáp vá ít thay đổi).

Hiệu quả của phương pháp kết hợp các phong cách hoạt họa này thể hiện ra sao trong The Mitchells vs the Machines? Hãy cùng xem qua phân cảnh đầu tiên khi không có bóng dáng con người (nhìn chung thì việc hoạt họa về đồ vật sẽ dễ dàng hơn với nhân vật con người vì nhiều lý do dễ thấy).

OS Pal trong The Mitchells vs the Machines.

Đây là một cảnh quay từ phút thứ 50 của The Mitchells vs the Machines. Đó là chuỗi ngày tối tăm đầy trớ trêu khi đội quân máy móc ‘tuyên truyền’ những điều chúng định thực hiện đối với hành tinh dưới sự chỉ đạo của OS Pal (Olivia Colman). Với Pal, một trái đất không có con người sẽ trở thành một hành tinh lý tưởng, nơi các loại máy móc sẽ có thể kiểm soát mọi tài nguyên thiên nhiên. Phân cảnh sẽ có một nhóm lò nướng (được nhân hóa) đang tụ tập tung tăng ngoài bãi cỏ.

Một lần nữa, sự kết hợp các yếu tố thị giác sẽ dẫn dắt đôi mắt người xem và ngay lập tức chúng ta sẽ nhận ra những cái lò nướng ấy lấy phong cách mô phỏng ảnh chụp với lối thiết kế sạch sẽ, hiệu quả và không trang trí nhiều. Tuy nhiên, bãi cỏ tựa như được họa sĩ vẽ nên với nét bút vẽ thực, tương tự khóm hoa được đặt góc tay phải dưới cùng của khung hình. Việc sắp đặt ánh sáng và màu sắc cũng góp phần tạo nên sự tương phản rõ rệt giữa hai phong cách thiết kế này.

Đội ngũ làm việc của Lasker đã phát triển một công cụ để tạo nên các đám cỏ như trong phim. Chức năng của công cụ này nghe có vẻ đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp khi xét đến mức độ tự động. Ví dụ bạn có hình ảnh một khu rừng hay đồng cỏ. Chúng sẽ có chỉ số ‘biến thiên về mức độ lặp lại’, nghĩa là nó có hàng ngàn lọn cỏ riêng biệt hoặc hàng trăm chiếc lá riêng lẻ uốn lượn trong gió. Công cụ của Lasker sẽ tự động hóa quy trình thay thế những chi tiết có “biến thiên lặp lại” ấy. Lúc trước, chi tiết như thế cần phải được vẽ bằng tay hoàn toàn cho từng ngọn cỏ. Việc ứng dụng công cụ này trong một vài khung hình sẽ giúp giảm đáng kể chi phí của bộ phim. Bạn có thể khiến Savannahs trông giống như Van Gogh nếu sử dụng công cụ ấy.

Tương tự, hãy nhìn kĩ hơn hình ảnh nhân vật chính Katie Mitchell tương tác với bạn bè (cũng được Lasker tweet lại). Chú ý đến cách mà yếu tố ánh sáng và bố cục tổng thể làm nổi bật sự tương phản giữa phần thị giác thiên về phong cách ảnh chụp trong laptop với phần nền mang phong cách vẽ – đặc biệt phần nền phía sau đôi vớ họa tiết zig-zag nổi tiếng từ The Shining. Đây là mức độ chi tiết và phong cách tạo hình nhân vật thật sự ấn tượng.

Sự hòa quyện giữa quá khứ, hiện tại và tương lai

Bất kì ai đã xem qua một vài phút đầu của bộ phim có thể xác nhận sự nghẹt thở tột độ khi xem một tác phẩm với kĩ thuật chưa từng được thấy trước đó xuất hiện ngay trước mắt mình. Đối với bộ phim này, ‘phương pháp tổng hợp’ được nhấn mạnh bằng sự kết hợp độc đáo giữa hoạt họa 2D với phân cảnh live-action. Các nhân vật người thật tương tác vô cùng tự nhiên và mượt mà với những nhân vật hoạt hình dễ thương. Giới phê bình đã vô cùng ấn tượng, bao gồm Roger Ebert, người đã nhận định bộ phim là một tác phẩm “xuất sắc về mặt kĩ thuật và kiệt tác về nghệ thuật kể chuyện”. Khán giả lúc ấy đã vô cùng yêu mến tác phẩm.

Nhiều phần kết hợp khiến người xem ngỡ ngàng

Kể từ đó, những bộ phim như Cool WorldFantasia 2000 cũng ứng dụng kĩ thuật tương tự để tạo nên hiệu ứng tuyệt vời như thế. Những hình ảnh mới mẻ này xuất phát từ việc kết hợp hai hay nhiều phong cách khác biệt lại một cách kì lạ. Ví dụ như trong Spider-Verse, có nhiều ví dụ thể hiện phong cách đa phương tiện với tên gọi “glitch art” lấy cảm hứng từ những cổ máy tỷ biến từ những năm 1960 và 1970. Bạn có nhớ bộ phim khoa học viễn tưởng The Vast of Night năm rồi không? Thiết kế và sự kết hợp âm thanh trong bộ phim ấy thật sự là đỉnh cao khi ứng dụng triệt để “glitch noises” – những tiếng ồn mà máy tỷ biến sản sinh ra khi đang khởi động hoặc tắt máy.

“Glitch art” được ứng dụng trong SpiderVerse.

Spider-Verse sử dụng “glitch animation” khi máy gia tốc hạt tự khởi động. Âm thanh vo vo ấy cùng với những đường nét đen nguệch ngoạc và ‘dãy cầu vồng’ xuất hiện trên chiếc TV bị lỗi. Các tín hiệu không đều ấy là dấu hiệu cho thấy rằng tất cả các nhân dạng người nhện đều không ổn định. Trừ khi khi tất cả quay về chiều không gian ‘đích’, tín hiệu không đều ấy vẫn cứ tiếp diễn. Việc này cũng giống như phiên bản con người của hai cổ máy không tương thích với nhau.

Hiệu ứng hoạt họa glitch animation trong phim SpiderVerse.

Hơn nữa, các nhân dạng người nhện khác nhau chúng ta thấy trên màn ảnh là một sự thể hiện tuyệt với cho phương pháp hoạt họa kết hợp này. Chúng ta có phiên bản người nhện cổ điển của cụ Stan Lee với vai trò cố vấn. Chúng ta có phiên bản người nhện phong cách trắng đen, một sự tri ân rõ ràng cho các tác phẩm truyện tranh The Spirit của Will Eisner những năm 1940 và 1950. Chúng ta có người nhện phong cách anime, ngầm gợi nhắc đến loại phim và show truyền hình anime ‘cơ giới’. Thậm chí chúng ta có người nhện ‘Peter Parker’, một phiên bản người nhện vui nhộn.

Các phiên bản người nhện khác nhau.

Tất cả các phiên bản người nhện này đều là minh chứng cho hoạt họa tổng hợp. Việc chúng kết hợp hiệu quả với nhau đã khuyến khích những nhà sáng tạo chấp nhận nhiều rủi ro về mặt kĩ thuật với tác phẩm The Mitchells vs the Machines.

Bên cạnh đó cũng có sự kết nối về mặt triết lý giữa các phương thức kết hợp hoạt họa và bộ phim Spider-VerseMitchells. Thông điệp được thể hiện trong hai tác phẩm này đều giống nhau: Bất kì ai cũng có thể trở thành siêu anh hùng. Tuyên ngôn “Bạn không cần phải thật sự xuất chúng để đi giải cứu thế giới” đã được thể hiện rõ ràng trong trailer của The Mitchells vs the Machines. Tác phẩm Spider-Verse đã khẳng định thông điệp này với câu thoại của Miles Morales:“Bất kì ai cũng có thể đeo mặt nạ và bạn cũng vậy!”

Phương thức hoat họa kết hợp có thể làm nổi bật tính con người trong các nhân vật này trong từng khung hình. Nó cho phép họ tương tác với các cỗ máy, quái vật, bản sao của chính mình từ chiều không gian khác, thậm chí là các nhân vật hoạt hình 2D sẽ trở nên sống động hơn. Phương thức này cung cấp nhiều giải pháp khả thi hơn và khuyến khích những nhà sáng taọ đặt ra câu hỏi “tại sao lại không?” khi có một ý tưởng câu chuyện đầy táo bạo.

The Mitchells vs the Machines hiện đang chiếu trên Netflix.

Người dịch: Đáo

Cùng tác giả

#Tag

animation glitch art hydrid animation phim hoạt hình Spider-Man: Into the Spider-Verse The Mitchells vs the Machines đảo

iDesign Must-try

Những bật mí đằng sau các khung hình đầy duy mĩ trong ‘Thiếu Niên Và Chim Diệc’
Những bật mí đằng sau các khung hình đầy duy mĩ trong ‘Thiếu Niên Và Chim Diệc’
“Thiếu Niên Và Chim Diệc” là kết quả 7 năm lao động miệt mài, tỉ mẩn của 60 họa sĩ hoạt hình, với tốc độ hoàn thành trung bình chỉ…
Nghệ thuật cắt giấy sống động của Sarah
Nghệ thuật cắt giấy sống động của Sarah
Sarah là một illustrator/animator đang sống tại Brisbane, Úc. Cô bạn nổi tiếng trên mạng xã hội với nghệ danh là eyepicturedthis khi chia sẻ lại hàng loạt các tác…
Procreate ra mắt ứng dụng ‘Procreate Dreams’ nhằm cách mạng hóa hoạt hình trên iPad
Procreate ra mắt ứng dụng ‘Procreate Dreams’ nhằm cách mạng hóa hoạt hình trên iPad
Procreate vừa giới thiệu ứng dụng mới, Procreate Dreams trên iPad, giúp người dùng vẽ chuyển động và làm hoạt hình dễ dàng và tối ưu hơn. Procreate là một ứng…
‘Đẹp đến mức khó tin’: Bên trong tài năng của người sáng lập Studio Ghibli kín tiếng - Hayao Miyazaki
‘Đẹp đến mức khó tin’: Bên trong tài năng của người sáng lập Studio Ghibli kín tiếng - Hayao Miyazaki
Bài viết được thực hiện bởi Jyni Ong, thuộc trang tin tức It’s Nice That Từ “thiên tài” chắc chắn đã bị lạm dụng quá mức, nhưng sẽ không ngoa…
Dự án hoạt hình ‘U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ’ của Sun Wolf Animation Studio
Dự án hoạt hình ‘U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ’ của Sun Wolf Animation Studio
Bộ phim hoạt hình “U Linh Tích Ký: Bột thần kỳ” lấy hình tượng con nghê làm nhân vật chính và kiến trúc lấy cảm hứng từ phố cổ Hội…
Xu hướng thiết kế Animation và Motion 2022
Xu hướng thiết kế Animation và Motion 2022
Hoạt ảnh Animation và chuyển động Motion đã trở thành những công cụ sáng tạo mạnh mẽ để quảng cáo và tiếp thị. Các doanh nghiệp liên tục thúc đẩy…