Thiết kế và tầm quan trọng trong việc tiếp thu quan điểm

Mỗi tác phẩm sáng tạo đều được hình thành dựa trên quan điểm của nhà thiết kế. Nếu bạn muốn tạo nên một thiết kế có chất lượng tốt, bạn cần phát triển quan điểm của mình thật mạnh mẽ, nhưng dưới hình thức có sự tiếp thu và chọn lọc từ nhiều nguồn ý kiến.

Quan điểm sẽ ​​quyết định những gì đi vào tác phẩm và những gì sẽ chỉ đứng ngoài, tác phẩm đó dành cho ai và không dành cho ai. Quan điểm cũng giúp định hình rõ ràng các mục tiêu trong công việc khi bạn đứng trước ranh giới của những trở ngại và nguồn cảm hứng. Để có một quan điểm ​​có giá trị, chúng ta không nên tự giới hạn bản thân cả về quan điểm cá nhân, kiến ​​thức hoặc kinh nghiệm đang có.

Bài viết thực hiện bởi tác giả Tanner Christensen.


Công việc chúng ta đang làm chỉ thực sự có kết quả tốt khi ta biết tiếp nhận và lựa chọn quan điểm. Nếu những gì bạn thiết kế ra có thể đáp ứng nhu cầu cho hầu hết mọi người trừ chính bạn, thì bạn phải bắt đầu hình thành nên nguồn quan điểm ​​thứ hai để định hình cách mà sản phẩm nên hoạt động, cách nó xuất hiện hoặc cách thức mà mọi người sẽ cảm nhận về nó.

Một sản phẩm sẽ có kết quả tốt khi người thiết kế biết lắng nghe và chọn lọc từ các nguồn ý kiến khác nhau – Julie Zhuo, Phó chủ tịch thiết kế của Facebook.

Thu thập nguồn ý kiến ​​cũng cần đi kèm với trách nhiệm quyết định. Mỗi quyết định được đưa ra phải là của bạn và bạn sẽ là người chịu trách nhiệm nếu mọi việc suôn sẻ, hoặc không.

Những sản phẩm khi được đưa đến khách hàng hoặc đối tác thường là kết quả đã thông qua quyết định ​​của người làm thiết kế; và đôi khi vẫn còn rất nhiều sai lệch. Thông thường chúng ta vẫn không biết những gì chúng ta không biết, và thật khó để thấy một thiết kế có thể tác động đến những người có niềm tin khác với chúng ta như thế nào. Đối tượng sử dụng đôi khi là những người không dùng chung một công nghệ với chúng ta hay là những người có ý định sử dụng sản phẩm của chúng ta theo cách chúng ta không bao giờ tưởng tượng được.

Để kế hoạch có định hướng và đạt được hành công, thiết kế cần hướng đến lợi ích chung thông qua việc thu thập ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau.

Trong quá trình thiết kế, ta nên xây dựng và mở rộng “biên giới” cho tác phẩm bằng cách nhờ những người phù hợp tư vấn, cho nhiều nguồn ý kiến khác nhau. Những vấn đề nào có thể phát sinh hoặc những rủi ro nào có thể sẽ phá vỡ thiết kế của bạn? Sẽ rất hữu ích khi nắm bắt được điều mà mọi người đang quan ngại, đang muốn chỉnh sửa và đang cảm nhận về thiết kế.

Bạn không bao giờ lường trước được cách mà thiết kế sẽ được đón nhận như thế nào trong thực tế, nhưng bạn có thể tìm hiểu những gì người khác nghĩ về dự án trước khi nó vượt ra ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của bạn.

Vậy câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để thống nhất những quan điểm khác nhau? Làm thế nào để ta điều chỉnh được nhiều luồng ý kiến mà không bị mất tập trung? Cách tốt nhất để thu thập các ý kiến ​​hữu ích mà không làm mất đi quan điểm của bản thân trong công việc là gì?


1. Chia sẻ ý tưởng thiết kế từ những bước đầu tiên một cách thường xuyên

Trong các buổi phê bình thiết kế hoặc các buổi gặp gỡ với các nhà thiết kế, các kỹ sư hay nhà quản lý sản phẩm… bất cứ ai trong team của bạn, hãy chia sẻ ý tưởng công việc.

Không quan trọng là công việc đang ở giai đoạn nào, bạn càng chia sẻ nó sớm thì bạn càng có cơ hội bắt gặp các vấn đề còn đang thiếu sót.

Nếu bạn đang lo sợ công việc của bạn sẽ bị đánh giá một cách không công bằng hoặc chỉ đơn giản là những người khác có thể có được sự hiểu biết về dự án đó, hãy nhớ rằng một bài phê bình hiệu quả thường không đến từ một nhà thiết kế và đánh giá không phải là công việc của bạn.

Sớm hay muộn các thiết kế của bạn cũng sẽ phải đứng một mình mà không còn bạn ở đó để bảo vệ chúng. Nếu nhận thức được điều đó sớm bạn càng có cơ hội củng cố nó sớm và thường xuyên. Bạn hoàn toàn có thể lấy những quan điểm ​​ban đầu mà mình có và kết hợp một cách có chọn lọc, hoặc tạo cơ sở để xây dựng hệ thống bảo vệ ý tưởng khỏi những rủi ro có thể mắc phải.

“Nhiều nhà thiết kế muốn làm rõ vấn đề nhưng lại trốn tránh góp ý để hoàn thiện tác phẩm, điều này thường gây tác dụng ngược. Họ muốn bảo vệ ý tưởng thiết kế nhưng thật ra đang làm suy yếu chúng. Giống như một hệ thống miễn dịch đã có cơ hội được tự củng cố chống lại bệnh tật. Các nhà thiết kế khi hợp tác với nhau, cuối cùng cũng chỉ nhìn thấy mọi thứ từ một phía rất hạn chế và điều đó vô tình làm tổn thương chính các thiết kế của mình”- Tanner Christensen.


2. Chia sẻ công việc của bạn với càng nhiều người càng tốt

Chia sẻ công việc sớm và thường xuyên là tốt, nhưng nếu bạn chỉ chia sẻ nó với mỗi một người thì bạn đang tự hạn chế các quan điểm và ý kiến ​​khác có thể giúp bạn phát triển và củng cố thiết kế.

Mục tiêu của bạn là có được một bức tranh toàn cảnh về công việc bạn đang làm và để làm được điều đó bạn cần chia sẻ nó với càng nhiều người, càng nhiều ý kiến ​​nhận được càng tốt. Bởi vì tất cả mọi người đều có một nền tảng và một ống kính độc đáo riêng khi nhìn vào ý tưởng của bạn.

Lấy ví dụ, nếu bạn tiếp cận những người khác với mục đích rõ ràng là tìm hiểu những gì họ nghĩ về giáo dục và khi mọi người biết ai chịu trách nhiệm cho đầu ra cuối cùng thì các cuộc hội thoại này sẽ trở nên dễ dàng hơn để bạn điều hướng và khai thác.

Hãy chia sẻ công việc của bạn bằng cách trình bày nó, dưới đây là một vài gợi ý:

  • Mình tôn trọng những hiểu biết của bạn và muốn lắng nghe ý kiến ​​của bạn, bạn có thể xem qua tác phẩm của mình không?
  • Mình đang cố đảm bảo rằng bản thân có tất cả thông tin hữu ích để đưa ra quyết định sáng suốt trong công việc, bạn xem qua tác phẩm này và cho mình biết cảm nghĩ nhé.
  • Có ổn không nếu mình đưa bạn xem một số tác phẩm mới nhất của mình và trình bày những gì mình đang nghĩ? Mình muốn lắng nghe ý kiến từ bạn, biết đâu có nhiều thiếu sót mà mình chưa nhận ra.

3. Trình bày và làm rõ lại mục tiêu của bạn bất cứ khi nào có thể

Một trong những phần khó khăn nhất trong việc thu hút các ý kiến ​​khác nhau về công việc là đảm bảo phản hồi bạn nhận được phù hợp với trọng tâm hoặc mục tiêu đã đặt ra ban đầu. Nếu có ai đó đưa ra phản hồi quá mạnh mẽ mà lại không đúng trọng tâm, sau đó bạn từ chối ý kiến ​​của họ mà không có lí do cụ thể, trong tương lai họ sẽ không hứng thú chia sẻ quan điểm với bạn nữa.

Thật khó để biết phản hồi nào thực sự hữu ích và phản hồi nào là không chỉ vì cá nhân bạn không thực sự đồng ý với nó.

Để đối mặt với những thách thức như trên khi chia sẻ công việc, hãy luôn bắt đầu cuộc trò chuyện thật rõ ràng với mục tiêu của bạn là gì, hoặc thiết kế của bạn đang cố gắng thực hiện điều gì.

Một trong những chỉ số quan trọng nhất đánh giá việc liệu ý kiến đó ​​có thực sự hữu ích với công việc hay không là liệu nó có liên quan đến mục tiêu của bạn hay không. Khi mục tiêu không rõ ràng hoặc khác với những gì người khác đang nghĩ, phản hồi sẽ trở nên mơ hồ, lan man và dễ đi sai trọng tâm vấn đề.

Khi bắt đầu chia sẻ công việc hoặc ý tưởng hãy thật sự nhấn mạnh mục tiêu để mọi người có thể căn chỉnh nó. Hãy rõ ràng bằng cách nói lên trọng tâm vấn đề: Mục đích của tôi với dự án này là kết quả X, tôi không lo lắng về Y hoặc Z vào thời điểm này.

Nếu bạn nhận thấy thông tin phản hồi đang xa khỏi mục tiêu ban đầu, hãy dành một phút để trình bày lại. Nó không chỉ giúp người đưa ra ý kiến ​​nhìn nhận lại vấn đề mà còn giúp bạn định hình lại mục tiêu thực sự mà bản thân đang tìm kiếm trong cuộc trò chuyện.

Chia sẻ công việc của bạn và hỏi ý kiến ​​của người khác về nó không phải để tìm lý do từ bỏ quan điểm và trách nhiệm của bản thân mình. Cuối cùng, thiết kế bạn tạo ra vẫn là của riêng bạn, do bạn quyết định chứ không phải của bất kỳ ai.

Nếu bạn muốn đảm bảo thiết kế của mình thành công, bạn cần phải thu thập nhiều ý kiến ​​khác nhau về nó trước khi hoàn thiện. Càng đa dạng trong ý kiến bạn càng có cơ hội thu thập nhiều đánh giá hữu ích cho công việc của mình, càng sớm và thường xuyên, thiết kế càng có khả năng hoàn thiện để chiến thắng trước mọi thách thức mà nó có thể gặp phải khi đã hoàn thiện và rời khỏi vòng tay của bạn. 

Nguồn: tannerchristensen.com

Cùng tác giả

#Tag

hoàn thiện Quan điểm Tầm quan trọng thiết kế Ý kiến đánh giá định hướng thiết kế

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…