Thực hành Nghệ thuật và Thực hành Khoa học - (Phần 5)

Trong các phần trước của bài nghiên cứu, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một vài tác phẩm nghệ thuật phối hợp với khoa học, và làm rõ hơn cách khoa học giao thoa với nghệ thuật trong những tác phẩm ấy. Hôm nay, ta sẽ đến với phần cuối của bài nghiên cứu, tổng kết lại những nội dung trong suốt chuỗi bài vừa qua, để đi đến kết luận rằng: “Các hoạt động thực hành và biểu diễn nghệ thuật cũng như thực hành và thí nghiệm khoa học chỉ là những phương tiện tạo dựng mạng lưới linh hoạt giữa các đoàn thể và các nhân tố. […] Cả nghệ thuật và khoa học kiến tạo nên những cấu trúc mới, những mạng lưới mới của con người và cả phi nhân loại, và sự biểu diễn cũng như các thí nghiệm khoa học và nghệ thuật của chúng giúp chúng ta nhận ra cấu trúc năng động và phức tạp của thế giới vật chất.”

Và nếu bạn thấy hình ảnh minh hoạ đầy màu sắc mà Artplas sử dụng đẹp tới bất ngờ, thì hãy bất ngờ hơn nữa nhé, vì đó không phải bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào đâu, mà là ảnh chụp hiển vi ánh sáng phân cực của tinh thể Adrenaline đấy.

Bài viết gồm 5 phần:
– Phần 1: Khí chất của Khoa học, Nghệ thuật cơ học và Khoa học biểu diễn
– Phần 2: Các nghệ sĩ trong phòng thí nghiệm khoa học
– Phần 3: Giới thiệu tác phẩm – Streptomyces bởi Linda Čihářová và Expogenica bởi Pavel Sterec
– Phần 4: Giới thiệu tác phẩm – bio+bio-BIO+BIO- bởi Svobodová và Nanoface của Pavel Kopřiva
– Phần 5: Nghệ thuật, Khoa học và Mạng lưới kết nối; Tính phát triển, sự linh hoạt và tính khảo nghiệm.

Để tham khảo thêm về các dự án thuộc triển lãm này, truy cập Catalog Festival ENTER3, 2007: issuu.com/ciant/docs/katalogenter2007

Phần cuối: Nghệ thuật, Khoa học và Mạng lưới kết nối. Tính phát triển, sự linh hoạt và tính khảo nghiệm

Nghệ thuật, Khoa học và Mạng lưới kết nối

Trong tất cả các ví dụ về việc nghệ sĩ sử dụng các phương pháp luận khoa học trong tác phẩm của họ, có thể thấy một vấn đề chung còn tồn đọng, đó là ta vẫn không thể phân tách rõ ràng giữa biểu diễn và thí nghiệm, khi chúng đều có chức năng trong nghệ thuật cũng như trong khoa học.

Có phải chăng điều đó có nghĩa là các nhà khoa học đôi khi cũng làm việc như người nghệ sĩ? Có phải một thí nghiệm cũng là một sự kiện đầy tính biểu diễn, hay thậm chí như một lễ nghi? Phải chăng những chiếc hộp Fluxus hay một số chiến lược sử dụng trong Nghệ thuật Khái niệm thực sự kiểm soát các thí nghiệm nghệ thuật? Tại sao nghệ sĩ lại thường xuyên ứng dụng tính lặp lại trong nghệ thuật theo một cách mỉa mai? Biểu diễn có thể phục vụ khoa học với mục đích tìm kiếm những điều mới lạ, hơn là những điều bất biến, theo khái niệm về khoa học biểu diễn được định nghĩa bởi Hans Diebner? Có phải biểu diễn giúp chúng ta nhìn nhận được cơ cấu năng động và không đồng nhất trong thế giới vật chất như Andrew Pickering đã tuyên bố? Có phải thể nghiệm chỉ đơn giản là phương tiện tạo dựng những mạng lưới giữa các đoàn thể và nhân tố như John Law, Karen Barad, Bruno Latour và nhiều nhà triết học khác đã từng định nghĩa? Điểm khác nhau giữa nghệ thuật và những tư tưởng triết học về tính linh hoạt, sự thay đổi, tính phát triển với khái niệm khoa học về tính khảo nghiệm là gì, khi chúng có một vài điểm chung cơ bản nhất định?

Tác phẩm Products for Fluxus editions (Tạm dịch: Sản phẩm dành cho phiên bản Fluxus), George Maciunas, 1964

Mối quan hệ giữa thể nghiệm và biểu diễn, trong ví dụ của các tác phẩm nghệ thuật cũng như trong những bài viết của các triết gia về khoa học đã được chúng ta đề cập tới, có thể giúp chúng ta hiểu hơn về hiện trạng của khả năng tái tạo và thậm chí là sự lặp lại trong nghệ thuật và khoa học. Hiện trạng của chúng không khác nhau nhiều như vẻ ngoài mà ta thấy hay ta từng nghĩ.

Các hoạt động thực hành và biểu diễn nghệ thuật cũng như thực hành và thí nghiệm khoa học chỉ là những phương tiện tạo dựng mạng lưới linh hoạt giữa các đoàn thể và các nhân tố. Nói vậy thì, cả hai hoạt động đều mang tính sáng tạo nhưng cũng đều có tính lặp. Nghệ thuật không chỉ là một loại hình để phổ biến khoa học, khoa học cũng không chỉ đơn giản là một phương tiện hoặc một vật thể giữa hàng loạt các vật thể khác được người nghệ sĩ tự do sử dụng để biểu đạt cho những ý tưởng phổ cập và sáng tạo của họ. Cả nghệ thuật và khoa học kiến tạo nên những cấu trúc mới, những mạng lưới mới của con người và cả phi nhân loại, và sự biểu diễn cũng như các thí nghiệm khoa học và nghệ thuật của chúng giúp chúng ta nhận ra cấu trúc năng động và phức tạp của thế giới vật chất. Đối với khoa học, những mạng lưới và cấu trúc mới có tác động lâu dài hơn, trong khi đối với nghệ thuật, chúng thường có tính thời vụ và thô sơ hơn.

Các tác phẩm nghệ thuật áp dụng Khoa học vào quá trình thực hiện, bởi nhiều nghệ sĩ khác nhau.
Hình ảnh tổng hợp bởi Cosmos Magazine

Trong cả hai trường hợp, dù sao, ta đều có thể nhìn nhận thế giới như một giai đoạn và một hệ thống mở, mà ở đó ta không cố gắng tìm kiếm sự hoàn hảo mà là tìm kiếm thay đổi, bên cạnh đó là tìm kiếm thêm nhiều mạng lưới và nhiều phương thức liên kết mới. Khi thể nghiệm mang tới nhiều mạng lưới có tính lâu dài, thì biểu diễn kiến tạo ra nhiều mạng lưới mới khó có thể tưởng tượng nổi cùng với những sự kết hợp mới lạ, mà ta cần khám phá nhiều hơn.

Tính phát triển, sự linh hoạt và tính khảo nghiệm

Vậy chức năng của nghệ thuật trong thời đại máy móc, kỹ thuật, khoa học khi khả năng tái tạo kỹ thuật số và khả năng lặp lại ngày càng cao là gì? Khả năng tái tạo cơ học và kỹ thuật biến nghệ thuật thành một hiện tượng đại chúng (phim ảnh, radio và cả các ấn bản); khả năng tái tạo kỹ thuật số và tầm quan trọng của phần cứng và phần mềm làm gia tăng bản chất đầy tính thể nghiệm của nghệ thuật và mối quan hệ của nó với khoa học.

Ví dụ, chúng ta không chỉ có nghệ thuật được tạo ra bởi máy móc, mà cả nghệ thuật dành cho máy móc, nghệ thuật được tạo ra bởi động vật, tế bào, DNA, vi khuẩn, và thậm chí là nghệ thuật được tạo ra dành cho những thứ ấy. Tính tái tạo kỹ thuật số cho phép nghệ sĩ, và cũng cho phép các nhà khoa học tạo ra liên kết và tạo mối tương tác giữa nhiều hệ thống khác biệt về sinh học, xã hội học và cả hệ thống nhân tạo, nhằm tạo ra nhiều tình huống mới, nhiều mạng lưới mới và nhiều thực thể mới.

Ảnh qua kính hiển vi của các tinh thể phát triển từ dung dịch axit sulfo-salicylic trong rượu. Ảnh chụp bằng công nghệ ánh sáng phân cực.
©Alexmar, Adobe Stock

Nghệ thuật và khoa học đều là những quá trình biến đổi thế giới và xã hội của chúng ta, để tạo ra những tương lai khác. Chức năng chính của khả năng tái tạo trong khoa học là mở ra quá trình nghiên cứu cho nhiều đồng nghiệp cùng đánh giá và phát triển quá trình tìm kiếm. Về cơ bản, nó phục vụ cho việc khảo nghiệm, giúp ta thử nghiệm được nhiều ý tưởng mới hay nhiều mạng lưới mới mà ta cho rằng mình đã phát hiện ra. Trong trường hợp của nghệ thuật, biểu diễn cũng như thể nghiệm cũng giúp tạo ra những ý tưởng mới và những mạng lưới mới, nhưng nghệ thuật giới thiệu nó không chỉ cho đồng nghiệp của ta mà còn cho cả cộng đồng.

Dù sao, ấy cũng không chỉ là một sự phổ biến giản đơn, bởi cộng đồng cũng là một phần của những mạng lưới mới và những phát minh mới kia, bởi những thứ mới mẻ ấy vẫn luôn xảy ra ngay trong cộng đồng. Những người nghệ sĩ đơn giản chỉ tạo lập và khám phá trên diện rộng hơn, và thường xuyên lai tạo những mạng lưới hơn so với các nhà khoa học, và chức năng của các mạng lưới ấy là đặt ra câu hỏi và giúp khám phá những điều tồn tại trong văn hóa của chúng ta, đối mặt với tập quán của chúng ta, thậm chí là đối mặt với các định kiến đời sống, hoặc để giới hạn trí tưởng tượng của ta, và giới hạn chính chúng ta. Trong khi các thí nghiệm khoa học ủng hộ tính khảo nghiệm, thì các biểu diễn nghệ thuật ủng hộ cho sự linh hoạt, cho thay đổi, và ủng hộ người ta thấu hiểu tính phát triển trong quá trình mà ta tương tác thêm với nhiều thực thể mới và thiết lập nhiều mạng lưới mới.

Tinh thể adrenaline (vi ảnh ánh sáng phân cực)
© 2014 bởi Batsford, chi nhánh của Pavilion Books Company Limited

Cả nghệ thuật và khoa học, thí nghiệm và biểu diễn đều giúp ta nhận ra cơ cấu năng động và không đồng nhất của thế giới vật chất, điều tạo lập những mạng lưới linh hoạt, nhưng vẫn tồn tại một sự khác nhau về mức độ tác động của nghệ thuật và khoa học với đời sống. Tính tái tạo trong trường hợp của khoa học chủ yếu là vấn đề về việc ổn định những mối liên kết giữa con người và những thứ không phải con người, trong khi ở nghệ thuật, tính tái tạo phục vụ với chức năng gây mất cân bằng tình trạng hiện thời và mở ra những góc nhìn mới của cộng đồng. Thực hành khoa học và nghệ thuật tương thích với nhau, và thậm chí còn giống nhau về nhiều mặt, chức năng chung của chúng là để khám phá và tái thiết một thế giới mới, có thể được hiểu như một thí nghiệm và một màn biểu trình của những mạng lưới liên kết khác nhau. Chúng ta cần khoa học vì khả năng mang tới những nhân tố mới cho nhân loại của nó, giúp chúng ta gây dựng những mạng lưới liên kết mới, và mở ra những cơ hội thay đổi mới cho thế giới, và trong quá trình đó, nghệ thuật là không thể thay thế.

Tổng hợp và biên tập | Ảnh bìa: Artplas
Nguồn: Art and Science Practices Between a Singular Performance and a Repeatable Experiment, Denisa Kera

Cùng tác giả

#Tag

Artplas khoa học nghệ thuật Nghệ thuật và khoa học Series Nghệ thuật và ?

iDesign Must-try

Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Paul Cézanne - Quá trình của Sự thấy (Phần 6)
Đó là năm 1858. Cezanne mới mười tám. Người bạn thân nhất của cậu, Emile Zola, vừa rời đi Paris, bỏ cậu ở lại Aix-en-Provence.
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Các nhà khoa học thần kinh hiện biết rằng những gì chúng ta nhìn thấy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một thứ gọi là quá trình xử lý từ…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
"Dù cố gắng đến đâu, Cézanne vẫn không thể thoát khỏi những diễn dịch xảo quyệt của não mình. Trong những bức tranh trừu tượng của ông, Cezanne muốn thể…