Từ A - Z các thuật ngữ nghệ thuật có thể bạn chưa tỏ tường (phần 1)

Việc nắm được một số thuật ngữ là điều cần thiết khi tìm hiểu và học hỏi về các kiến thức nghệ thuật, từ đó tạo nên nền tảng vững chắc cho các tác phẩm cá nhân cũng như có thêm nguồn cảm hứng vô tận từ những điều đã có sẵn trong lịch sử thế giới.

iDesign xin giới thiệu với bạn đọc một số thuật ngữ (theo thứ tự từ A-Z) có thể bạn đã nghe qua nhưng chưa thật sự hiểu rõ, từ đó nới rộng hơn tầm hiểu biết trong kiến thức về lịch sử nghệ thuật đầy thú vị này!


A

*

Mark Rothko, Untitled, 1947

Abstract expressionism
– Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng

Abstract expressionism là thuật ngữ được áp dụng cho các hình thức nghệ thuật trừu tượng mới được phát triển bởi các họa sĩ người Mỹ như Jackson Pollock, Mark Rothko Willem de Kooning trong những năm 1940 và 1950. Nó thường được đặc trưng bởi các lối vẽ hành động hoặc việc tạo ra các đường nét và ấn tượng về tính tự phát ở nét cọ.

Các họa sĩ thuộc Biểu hiện trừu tượng chủ yếu sống tại thành phố New York, nên còn được gọi là New York school. Cái tên Abstract expressionism gợi lên mục đích của họ là tạo ra tác phẩm nghệ thuật vừa trừu tượng lại vừa biểu cảm hoặc gây xúc động bởi hiệu ứng của nó.

Họ được truyền cảm hứng từ ý tưởng của các họa sĩ Siêu thực, tin rằng nghệ thuật nên xuất phát từ tâm trí vô thức, và bởi sự tự động (automatism, từ được vay theo ngành sinh lí học, mô tả các chuyển động cơ thể không được kiểm soát một cách có ý thức như thở hoặc mộng du) của họa sĩ Joan Miró.

Jackson Pollock
Number 23, 1948
Tate © ARS, NY and DACS, London 2020

Trong Chủ nghĩa Biểu hiện trừu tượng có hai nhóm rộng lớn: những người được gọi là action painters (những người dùng lối vẽ hành động), tạo các bức vẽ của họ bằng những nét cọ biểu cảm; và colour field painters, lấp đầy những phần lớn trong bức tranh của họ với các mảng màu riêng lẻ.

  • Các action painter được dẫn dắt bởi Jackson Pollock Willem de Kooning, những người làm việc theo cách ngẫu hứng, tự phát và thường sử dụng cọ lớn để tạo ra các nét cọ quét dễ nhận thấy. Pollock nổi tiếng với việc đặt tấm canvas của mình xuống đất và nhảy múa xung quanh, cùng lúc đổ sơn từ lon hoặc kéo các vệt sơn trượt dài trên canvas từ cọ hoặc một cây gậy. Bằng cách này, các họa sĩ theo lối vẽ hành động trực tiếp đặt các xung động bên trong tâm trí họ lên khung vẽ.
  • Nhóm thứ hai bao gồm Mark Rothko, Barnett NewmanClyfford Still. Họ quan tâm sâu sắc đến tôn giáo, giai thoại và tạo ra các tác phẩm đơn giản với các vùng màu lớn nhằm tạo ra một phản ứng chiêm nghiệm hoặc thiền định ở người xem. Trong một bài tiểu luận được viết vào năm 1948, Barnett Newmann có cho hay: “Thay vì tạo ra các nhà thờ từ Chúa Kitô, loài người, hay ‘cuộc sống’, chúng ta đang nhào nặn nó thành hình từ trong chính mình, từ những cảm xúc riêng‘. Cách tiếp cận hội họa này đã phát triển từ khoảng năm 1960 thành thứ được gọi là colour field painting, được đặc trưng bởi các nghệ sĩ sử dụng các diện tích lớn với ít hay nhiều những mảng màu phẳng.

Afrofuturism – chủ nghĩa vị lai châu Phi

Afrofuturism là một mỹ học văn hóa (cultural aesthetic) kết hợp giữa khoa học viễn tưởng, lịch sử và giả tưởng để khám phá trải nghiệm của người Mỹ gốc Phi, với mục đích kết nối những người từ cộng đồng người da đen với tổ tiên châu Phi bị lãng quên của họ.

Rihanna, trong tạo hình một nữ chiến binh ở thế giới viễn tưởng trên một số báo của tạp chí W.
Afrofuturism cũng có dấu ấn đậm nét trong âm nhạc đương đại.
nguồn: The New York Times

Thuật ngữ afrofuturism có nguồn gốc từ tiểu thuyết khoa học Mỹ gốc Phi. Ngày nay nó thường được dùng để chỉ âm nhạc lấy cảm hứng từ văn học và nghệ thuật thị giác, khám phá trải nghiệm của người Mỹ gốc Phi và đặc biệt là vai trò của chế độ nô lệ trong trải nghiệm đó.

Trung tâm của khái niệm này là các nhà văn khoa học viễn tưởng Octavia Butler Samuel R. Delany hay nhạc sĩ Jazz Sun Ra, người đã tạo ra một nhân cách thần thoại, kết hợp giữa khoa học viễn tưởng với chủ nghĩa thần bí Ai Cập. Chính sự khác biệt ấy là trung tâm của afrofuturism.

Những người được truyền cảm hứng từ chủ nghĩa vị lai châu Phi chính thống bao gồm nhạc sĩ George Clinton, họa sĩ Ellen Gallagher và đạo diễn Wanuri Kahiu.


Assemblage – Nghệ thuật kết hợp

Still Life, 1914, thực hiện bởi Pablo Picasso

Assemblage là hình thức nghệ thuật được tạo ra bằng cách lắp ráp các vật khác nhau – thường là các vật dụng hàng ngày – được người nghệ sĩ nhặt hoặc đặc biệt mua về.

Việc sử dụng hình thức này như một cách tiếp cận để làm nghệ thuật được biết nhiều từ các công trình lập thể của Pablo Picasso, tác phẩm 3D được ông bắt tay vào thực hiện từ năm 1912. Một ví dụ ban đầu là Still Life 1914 của ông được làm từ gỗ vụn và các viền dài của khăn trải bàn, dán lại với nhau và tô vẽ. Picasso tiếp tục sử dụng hình thức assemblage (dù không liên tục) trong suốt sự nghiệp của mình.

Relief in Relief, khoảng năm 1942-1945, bởi Kurt Schwitters

Năm 1918, nghệ sĩ phong trào Dada, Kurt Schwitters, bắt đầu sử dụng phế liệu nhặt được để tạo ảnh ghép (collage) và tranh lắp ráp/ kết hợp (assemblage) – ông gọi kỹ thuật này là ‘merz’.

Assemblage cũng trở thành cơ sở cho nhiều đối tượng của họa sĩ Siêu thực. Lấy cảm hứng từ các bài viết của nhà tâm lý học Sigmund Freud về vô thức và giấc mơ, các nghệ sĩ Siêu thực thường có những sự kết hợp độc đáo giữa các vật đã tìm thấy để tạo ra các tác phẩm điêu khắc đáng ngạc nhiên.

Khi kỹ thuật assemblage tiếp tục được sử dụng rộng rãi, ví dụ như trong các tác phẩm điêu khắc của các nghệ sĩ như Sarah Lucas, Damien Hirst, JakeDinos Chapman. Nhiều nghệ sĩ đương đại, như Tomoko Takahashi, Christina Mackie Mike Nelson, tạo ra các tác phẩm sắp đặt có quy mô lớn từ các vật liệu lắp ráp, đồ vật được nhặt và tìm thấy.


B

*

Brutalism – Chủ nghĩa Thô mộc

Untitled (Vents), 1999, thực hiện bởi Paul Seawright

Brutalism là một phong cách kiến trúc của những năm 1950 và 1960 được đặc trưng bởi các hình thức đơn giản tựa như những khối và bê tông thô trong xây dựng.

Thuật ngữ này được nhà phê bình kiến trúc người Anh Reyner Banham đưa ra để mô tả cách tiếp cận xây dựng đặc biệt được gắn liền với các kiến trúc sư như PeterAlison Smithson trong những năm 1950 và 1960. Thuật ngữ này bắt nguồn từ cách dùng từ của kiến trúc sư hiện đại tiên phong và họa sĩ Le Corbusier, ‘Beton brut’ – hay bê tông thô trong tiếng Pháp. Banham đã cho từ tiếng Pháp ấy một sự chơi chữ thú vị để diễn tả nỗi kinh hoàng chung như cách mà lối kiến trúc cụ thể này được chào đón ở Anh.

Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng để mô tả tác phẩm của các nghệ sĩ chịu ảnh hưởng của ‘art brut‘ (hay ‘nghệ thuật thô mộc‘).


Bricolage – Tạo ra nghệ thuật từ những gì có trong tay

Igloo, Do We Go Around Houses, or Do Houses Go Around Us?
thực hiện năm 1977, tái thiết năm 1985 bởi Mario Merz

Bricolage đề cập đến việc xây dựng hoặc sự tạo ra một tác phẩm nghệ thuật từ bất kỳ vật liệu nào bạn có trong tay.

Bricolage là một từ tiếng Pháp, có nghĩa đại khái là ‘do-it-yourself‘ (tự thực hiện), và nó được áp dụng trong bối cảnh nghệ thuật khi mà các các nghệ sĩ sử dụng một loạt các vật liệu nghệ thuật phi truyền thống.

Tom Sachs, Clock, 1998.

Cách tiếp cận này trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ XX khi tài nguyên khan hiếm, và các khía cạnh của chủ nghĩa Siêu thực, Dada và Lập thể đều có đặc tính bricolage.

Nhưng phải đến đầu những năm 1960, với sự hình thành của phong trào Ý Arte povera (khi họa sĩ khám phá các cách thể hiện mới mẻ trong tác phẩm với các chất liệu phi truyền thống), hình thức bricolage ấy mang một khía cạnh chính trị và nó được các nghệ sĩ sử dụng để vượt qua chủ nghĩa thương mại của thế giới nghệ thuật.

Các nghệ sĩ của Arte povera đã xây dựng các tác phẩm điêu khắc từ rác trong nỗ lực phá giá đối tượng nghệ thuật và khẳng định giá trị của những thứ bình thường và hàng ngày.

Kể từ đó, các nghệ sĩ đã tiếp tục tạo ra nghệ thuật từ những mảnh vụn – ví dụ, Tomoko Takahashi xây dựng các tác phẩm điêu khắc khổng lồ từ vật liệu rác được tìm thấy trên đường phố như một cách cho thấy góc nhìn của cô về bản chất văn hóa tiêu dùng một lần của con người hiện đại.


C

*

Cadavre exquis (exquisite corpse – Trò chơi ‘xác chết tinh tế’)

Cadavre exquis (hay được biết đến nhiều với tên exquisite corpse) là một phương pháp vẽ kết hợp lần đầu tiên được sử dụng bởi các họa sĩ Siêu thực để tạo ra các bản vẽ kỳ quái.

Jake Chapman, Dinos Chapman
Exquisite Corpse, 2000 © Jake and Dinos Chapman

Trò chơi này tương tự như những trò chơi nối tiếp xưa (palour game) – trong đó người chơi viết lần lượt trên một tờ giấy, sau đó gấp lại để che đi phần họ đã viết và chuyển nó cho người chơi tiếp theo – nhưng cadavre exquis đã được điều chỉnh một chút ở chỗ thay vì viết, người chơi sẽ vẽ ra các phần của cơ thể loài sinh vật kì quái nào đấy.

Jake Chapman, Dinos Chapman
Exquisite Corpse, 2000
Tate © Jake and Dinos Chapman

Ý tưởng trò chơi này có từ năm 1925 tại Paris bởi các nghệ sĩ theo trường phái Siêu thực Yves Tanguy, Jacques Prévert, André BretonMarcel Duchamp. Cái tên cadavre exquis bắt nguồn từ một cụm từ được thốt lên khi họ lần đầu tiên chơi trò chơi, ‘le cadavre exquis boira le vin nouveau’ (xác chết tinh tế này sẽ được uống thứ rượu vang mới).

Conceptual art – Nghệ thuật vị niệm

Clock (One and Five), phiên bản tiếng Anh/Latin, 1965
Joseph Kosuth © ARS, NY and DACS, London 2020

Mặc dù thuật ngữ ‘concept art‘ đã được sử dụng vào đầu những năm 1960 (Henry Flynt thuộc nhóm họa sĩ Fluxus đã mô tả các tác phẩm trình diễn của ông là ‘concept art‘ vào năm 1961), nhưng mãi đến cuối những năm 60, nó mới thật sự xuất hiện như một phong trào chính thống.

Thuật ngữ conceptual art (nghệ thuật luận khái niệm) lần đầu tiên được sử dụng để mô tả như một phong trào riêng biệt trong một bài viết bởi Sol LeWitt năm 1967:

Trong conceptual art thì ‘ý tưởng’ – hay ‘khái niệm’ – là khía cạnh quan trọng nhất của tác phẩm. Khi một nghệ sĩ sử dụng hình thức nghệ thuật này, có nghĩa là tất cả các kế hoạch và quyết định đã có từ trước và sự thực hành là cách để thể hiện chúng.

LeWitt, ‘Paragraphs on Conceptual Art’
VIOLINS VIOLENCE SILENCE 1981-2 bởi Bruce Nauman

Các tác phẩm chuyên luận về khái niệm (conceptual artworks) có thể – và trông giống như – hầu hết mọi thứ. Không giống như một họa sĩ hoặc nhà điêu khắc sẽ luôn tìm cách thể hiện ý tưởng của mình tốt nhất chỉ thông qua màu sơn hay kỹ thuật cũng như chất liệu điêu khắc, một nghệ sĩ đi theo phong trào vị niệm (conceptual artist) sử dụng bất kỳ chất liệu nào bất kỳ hình thức nào phù hợp nhất để đưa ra ý tưởng của họ – từ một màn trình diễn đến một văn bản. Mặc dù không có một phong cách hay hình thức nhất định nào được sử dụng bởi các nghệ sĩ này, từ cuối những năm 1960, một số xu hướng nhất định đã xuất hiện.

Dù được chính thức định nghĩa như một phong trào nghệ thuật ở những năm 1960 và 1970, nhưng nguồn gốc của nó vượt xa hai thập kỷ ấy. Marcel Duchamp thường được xem là người đi đầu quan trọng của conceptual art, và tác phẩm nổi tiếng Fountain (1917) của ông được xem là tác phẩm nghệ thuật vị niệm đầu tiên.

One Minute Sculpture, 1997, Erwin Wurm

Các nghệ sĩ gắn liền với phong trào đã cố gắng vượt qua thế giới nghệ thuật ngày càng thương mại hóa bằng cách nhấn mạnh quá trình tư duyphương thức thực hiện mới là giá trị của tác phẩm. Các hình thức nghệ thuật họ sử dụng thường là những tác phẩm không tạo ra một vật thể hoàn thiện như tác phẩm điêu khắc hoặc tranh vẽ. Điều này có nghĩa là sản phẩm sáng tạo của họ không dễ dàng được mua bán và không nhất thiết phải được thưởng lãm trong một phòng tranh chính thống.

Thường có một khía cạnh chính trị – xã hội mạnh mẽ đối với phần lớn tác phẩm mà các conceptual artist tạo ra, phản ánh sự bất mãn lớn hơn với chính sách của xã hội cũng như chính phủ.

Mặc dù gắn liền với những năm 1960, nhiều nghệ sĩ vẫn tiếp tục đi theo nghệ thuật vị niệm đến tận hôm nay (như Martin CreedSimon Starling).


Biên tập: Lệ Lin
Nguồn: TATE

Cùng tác giả

#Tag

abstract expressionism art art history art terms brutalism cảm hứng sáng tạo conceptual art Heirstory Lệ Lin Từ điển Nghệ Thuật định nghĩa

iDesign Must-try

Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Dẫu là nhật ký hay tư liệu, Iva Mikles cũng đều tạo nên những trang chia sẻ đáng yêu
Với mong muốn chia sẻ tất thảy những gì mình biết về nghệ thuật và sáng tạo, để mọi người được truyền cảm hứng và tạo nên những điều xinh…
/ai đi/ Hơn 60 tác phẩm biểu hiện trừu tượng của Trần Hải Minh đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ Thuật Thành Phố
/ai đi/ Hơn 60 tác phẩm biểu hiện trừu tượng của Trần Hải Minh đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ Thuật Thành Phố
/ai đi/ – Chuyên mục check-in các địa điểm sáng tạo, nghệ thuật của iDesign Ghé bảo tàng Mỹ Thuật Hồ Chí Minh những ngày này, du khách tham quan…
Triển lãm cá nhân ‘Trần Hải Minh - Ý niệm và Biểu Hiện’ sắp sửa ra mắt
Triển lãm cá nhân ‘Trần Hải Minh - Ý niệm và Biểu Hiện’ sắp sửa ra mắt
Thế giới nghệ thuật của Trần Hải Minh – Hành trình kiến tạo bản thân như một cá tính nghệ thuật không ngừng đổi mới Từ ngày 02/07 đến ngày…
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Chú ếch tròn ủm cùng các động tác yoga dẻo dai của Ding Hu
Với tạo hình mũm mĩm, chú ếch của Ding Hu tự tin thả dáng với nhiều động tác yoga, từ cơ bản đến khó nhằn. Tuy thoạt nhìn, các khung…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Thiết kế đồ hoạ là Nghệ thuật
Chúng ta đã cùng tìm hiểu đâu là những điểm khác nhau nhằm phân biệt giữa Nghệ thuật và Thiết kế. Nhưng xét cho cùng, Thiết kế có được coi…