Từ “ô cửa” nhìn ra thế giới: Liệu thế giới có đang ngắm nhìn bạn? (phần 4)

Khi ngắm nhìn thế giới thông qua ô cửa, có giây phút nào bạn tự hỏi: phải chăng chính mình cũng đang được quan sát bởi thế giới hay một ai đó? Quan sát thế giới đồng nghĩa với việc thế giới cũng có cơ hội ngắm nhìn lại bạn. Vậy với việc xoay chuyển góc nhìn từ bên ngoài vào bên trong thông qua một ô cửa sẽ trông như thế nào?

Ô cửa sổ là điều kỳ diệu để quan sát cả thể giới bên ngoài, dù tự thân hay gián tiếp qua cách nhìn của một chủ thể khác. Nếu con mắt được cấu tạo như một chiếc máy ảnh thì những ô cửa đóng vào trò tựa như ống kính để hướng vào một điều cụ thể, nổi bật.

Khi bạn quan sát thế giới qua ống kính ấy có phút giây nào tự hỏi, phải chăng chính mình cũng đang là một vật thể được quan sát và bóc tách bởi cả thế giới?

Phô diễn trực diện

Hiệu quả về sự cạnh tranh kịch tính được tạo bởi những ô cửa trong tác phẩm nghệ thuật luôn không bao giờ bị mất đi. Việc cho phép ô cửa như một vách ngăn không gian dù mơ hồ hay rõ rệt cũng tạo ra chiều sâu trường nhìn, đưa đến sự liên tưởng về không gian được thực tế hơn.

Nếu với góc nhìn hướng ra ngoài, không gian phía ngoài được nổi rõ và chi tiết hơn, có sự tiết chế trong việc mô tả không gian phía trong, còn việc hướng từ ngoài vào trong lại tạo hiểu quả đối ngược. Bởi sự ảnh hưởng từ góc nhìn, người xem sẽ phải vận dụng trí tưởng tượng tự thân nhiều hơn để hình dung không gian bị hạn chế bên ngoài, trong khi đó việc tường tận mọi điều diễn ra sau lớp cửa kính có vẻ thoải mái hơn rất nhiều.

Dutch housewife (1650)

Tác phẩm Ductch housewife (1650) được trưng bày tại Gerit Dow tập trung đặc tả một người phụ nữ nội trợ với vô số những vật dụng đời thường. Nhờ việc không sử dụng hướng quan sát từ trong ra ngoài, dáng hình cũng như đồ vật phô diễn trọn vẹn trong ánh nắng lung linh ngoài cửa sổ. Không gian bên ngoài là vị trí đặt góc quan sát vì thế cảnh vật bị khước từ miêu tả, chỉ xuất hiện dấu hiệu đơn lẻ về ánh sáng và viền khung cửa sổ mái vòm dày nặng.

Mọi biểu cảm trên gương mặt người phụ nữ, từng chi tiết nhỏ nhất của những vật thể xung quanh đều được đặc tả sắc sảo: độ mượt mà của lớp lông gà trống, mức sáng bóng của bình kim loại, sự nóng chảy của sáp nến trắng tương phản kịch liệt với không gian hun hút và tối mịt phía trong. Ô cửa cung cấp ánh sáng từ bên ngoài chiếu rọi vào trong một cách hợp lý và chi tiết, làm nổi bật chủ thể và vật thể ở mức tiệm cận lý tưởng, khiến những điều tưởng chừng rất mực thường nhật, giản đơn cũng trở nên sống động tối đa.

Tái định nghĩa ‘thế giới’ hay một lát cắt của đời sống cá nhân

Góc nhìn và vị trí đảo chiều, quan niệm về hai từ “thế giới” trong tác phẩm cũng bị lật ngược. Thế giới trong những tác phẩm này không phải là một thế giới thực rộng lớn với cảnh vật thoáng đạt của thiên nhiên tươi xanh, của những điều trải dài vô cùng mà là của những chuyển động nhỏ nhặt trong đời sống. Mỗi ô cửa trong tác phẩm được ví như một lát cắt chân thực, sinh động, như màn công diễn hoàn hảo nhịp sống phong phú hay như một thế giới thu nhỏ của từng cá thể được quan sát.

Parliament (1998)

Nhiếp ảnh gia Andreas Gursky đã chụp lại khoảnh khắc hối hả trong một hội trường Quốc hội. Thông qua lớp cửa kính trong suốt, những thanh kim loại đan cài thẳng tắp đối lập với sự hỗn loạn của hàng trăm cá thể người bên trong. Mức độ lộn xộn còn bị đẩy cao bởi chính cấu trúc đặc thù của ô cửa. Ô cửa lớn là tập hợp của những tấm kính với kích thước nhỏ, được sắp xếp để ôm trọn hình dạng cong tròn của toà nhà khiến sự quan sát không gian bên trong hội trường bị điều hướng ở nhiều góc độ (dù có thể sự chênh lệch không quá lớn).

Thêm vào đó, tính chất của kính khiến mọi đám đông ở không gian bên trong bị phản chiếu ngược lên ô cửa khiến sự nhiễu loạn càng tăng cao hơn bao giờ hết. Người xem có thể chiêm ngưỡng được toàn thể những chuyển động bên trong của màn trình diễn đậm không khí khẩn trương, biến ảo khôn lường chỉ nhờ một ô cửa kính quen thuộc.

Montparnasse (1993)

Không những bóc tách một không gian cụ thể, Andreas Gursky còn xếp đặt những “thế giới thu nhỏ” lại sát cạnh nhau để tạo nên tính đa sắc cho toàn cảnh trong Montparnasse (1993). Những tòa nhà chung cư với tập hợp vô số những ô cửa vuông vắn thể hiện không gian từng cá thể với nhiều sắc thái riêng tư là điều quá mức quen thuộc với quang cảnh đô thị. Nhưng thông qua ống kính Andreas Gursky ở khoảng cách xa, những ô cửa ấy lại tạo nên một hiệu quả cực sống động. Tựa như những pixel màu đơn lẻ, xếp cạnh sít sao cấu thành nên bức tranh đô thị lớn của Paris.

Màn công chiếu tuyệt vời và lớp bảo vệ hoàn hảo

Nếu từ ô cửa sổ hướng nhìn ra ngoài, người quan sát có quyền năng độc chiếm không gian một cách nhìn rất riêng tư thì việc chiêm ngưỡng từ bên ngoài quyền năng ấy bị tước đoạt không thương tiếc. Thế giới ở phía trong là một màn trình diễn, một lát cắt chân thực nhưng đầy tính cá nhân, chỉ giới hạn trong phạm vi của những chủ thể phía sau ô cửa. Người quan sát bị đẩy mạnh ra phía ngoài, đúng nghĩa nằm “ngoài lề” của câu chuyện và ô cửa không chỉ cung cấp một góc nhìn hoàn hảo mà còn là lớp bảo vệ cho mọi hành động phía sau được diễn tiến trơn tru và độc lập.

Street Story Quilt (1985)

Faith Ringgold cũng đã sử dụng những ô cửa với hướng nhìn từ bên ngoài để công bố màn trình diễn thú vị của câu chuyện đường phố Quitlt. Nhưng không diễn tả theo phương thức chụp ảnh hay vẽ trên giấy thông thường, Street Story Quilt được Faith Ringgold thực hiện trên vải bằng sự tổng hòa nhiều chất liệu vải, sequin, màu acrylic và sự phối kết nhiều phương thức khác nhau như chần bông, in nhuộm. Tác phẩm gồm ba mảnh vải chần bông cùng kích thước được xếp cạnh nhau, tượng trưng cho ba thời khắc quan trọng trong vòng tường thuật của Faith Ringgold.

Tác phẩm ở góc nhìn chính diện, miêu tả mặt tiền của một khu chung cư tiêu chuẩn với sự xếp đặt mạng lưới các ô cửa một cách logic và cố định qua cả ba tấm chần bông. Bằng chứng về sự diễn tiến của thời gian có được nhờ sự xuất hiện các màn che và các nhân vật da đen ở nhiều trạng thái, hình dạng và hành động tàn phá khác nhau. Street Story Quilt là một buổi công diễn hoàn chỉnh và đau thương cho câu chuyện trải dài hơn ba thập kỷ với ba chương Tai nạn. Vụ cháy và Sự trở lại của phụ nữ tên là Gracie, về một cậu bé da đen A.J. Bằng cách trực diện với vô số những ô cửa nhỏ, người xem có thể đối diện với chuỗi khung cảnh u ám, khắc nghiệt liên tiếp của sự nghèo đói và nạn phân biệt chủng tộc.

Nighthawks (1942)

Nighthawks một họa phẩm nổi tiếng của thế kỷ 20 của danh họa người Mỹ – Edward Hopper. Tác phẩm miêu tả quán cafe vẫn sáng đèn lúc nửa đêm trên một con phố tĩnh mịch ở New York. Với góc nhìn hơi lệch khỏi vị trí trực diện, Hopper cho người xem thấy được cả hai không gian trống trải trong và ngoài. Bốn con người lọt thỏm trong sự rộng rãi của quán cafe, ánh sáng được phân bổ đầy đủ. Mắt nhìn được cung cấp những yếu tố cần thiết để thoải mái theo dõi câu chuyện được Hopper xây dựng hết sức nổi trội qua sự tương phản sắc độ sáng.

Giữa đêm hoang vắng người, câu chuyện của những người có vẻ tịch mịch kia là gì? Bạn có khát khao là vị khách thứ năm bước vào để len lén lắng nghe câu chuyện của họ? Nhưng với ô cửa, sự bảo bọc vô hình của lớp kính dày trong suốt, việc gia nhập không được đáp ứng. Người xem chỉ được cung cấp một cái nhìn khách quan, mong muốn độc chiếm riêng tư là quyền năng không thể chạm vào. Bức màn bảo vệ là một ô cửa kính quá hoàn hảo đủ gợi lên sự tò mò ý nhị cho người xem và cũng đủ đảm bảo cho quyền cá nhân. Lời thầm thì của bốn con người giữa lòng thành phố New York nửa đêm vẫn là điều bí ẩn, luôn bỏ ngõ.

Trải dài theo những tác phẩm nghệ thuật, sự xuất hiện của những ô cửa luôn đem lại nhiều hiệu quả, tác động tích cực đến kết quả thể hiện không chỉ là với những yếu tố về kỹ thuật mà còn với những tầng ý nghĩa muốn truyền tải. Tôi đem sự ưu ái đặc biệt với những ô cửa dành tặng các bạn, đem một ít thú vị về nghệ thuật đến những người yêu nghệ thuật và sẽ yêu nghệ thuật.

Từ ô cửa sổ nhìn ra thế giới? Bạn sẽ ngắm nhìn điều gì? Một khung cảnh yên bình xanh trong? Một bản thân thân chìm đắm trong xúc cảm loạn nhịp? Hay một thế giới biến ảo đa sắc? Dù chọn lựa của bạn là gì, từ “ô cửa” thế giới vẫn luôn đẹp theo mọi cách.

Tạm dừng lại một chút những ngổn ngang thường nhật, ngước nhìn “thế giới” từ một “ô cửa”, điều tuyệt vời vẫn luôn lặng yên chờ đợi bạn đấy thôi.

Thực hiện: Y.ink

Cùng tác giả

#Tag

góc nhìn hội hoạ nhiếp ảnh Series từ ô cửa nhìn ra thế giới Y.ink

iDesign Must-try

Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Các tác phẩm sắp đặt môi trường tạm thời lấy cảm hứng từ ‘những ham muốn đối lập của con người’ 
Những tấm vải tuyn thanh tao với chuyển động ma mị trên đồng cỏ và dưới những tán cây được ghi lại trong những bức ảnh mới nhất của Thomas…
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
ca’talks #04: Haiku thị giác - Hợp lưu nghệ thuật Đông-Tây
Ngày 30/09/2023 tại Toong Hoàng Đạo Thuý, Tầng 2, Tòa 25T2, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội sẽ diển ra buổi thảo luận về chủ đề “Haiku thị giác” từ hai…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 5)
Các nhà khoa học thần kinh hiện biết rằng những gì chúng ta nhìn thấy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một thứ gọi là quá trình xử lý từ…
Khung cảnh đầy màu sắc với sắc thái siêu thực trong tranh của Alfie Caine
Khung cảnh đầy màu sắc với sắc thái siêu thực trong tranh của Alfie Caine
Bị thu hút đặc biệt bởi các khu dân cư ấm cúng đầy màu sắc được bao quanh bởi bầu không khí huyền ảo, Alfie Caine – một họa sĩ…
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 4)
"Dù cố gắng đến đâu, Cézanne vẫn không thể thoát khỏi những diễn dịch xảo quyệt của não mình. Trong những bức tranh trừu tượng của ông, Cezanne muốn thể…
Albert Bierstadt (Phần 1)
Albert Bierstadt (Phần 1)
Trong loạt bài ba phần, chúng ta sẽ tìm hiểu về một nhân vật quan trọng của hội hoạ phong cảnh Mỹ nói chung và cả trào lưu trường phái…