Tuần lễ thiết kế tại Romania: Một ngành công nghiệp sáng tạo mật thiết

The Institute giới thiệu bộ sưu tập số 6 trong tuần lễ thiết kế Romania tại thủ đô Bucharest.

Romania có thể không phải là thủ phủ thiết kế của châu Âu; khi đây là một quốc gia cộng sản từ Cách mạng 1989, nổi tiếng với truyền thuyết về Dracula, những bó cải và túp lều truyền thống của nông dân ở thôn quê. Nhưng giờ đây, thẩm mỹ thiết kế của Romania đã trở nên khoáng đạt và cách tân rất nhiều. Buổi trình diễn năm nay là sân chơi cho những nhà thiết kế, nhiều người trở về từ quá trình làm việc ở nước ngoài, và đang cố gắng hoà trộn văn hoá Romania vào ảnh hưởng quốc tế của mình để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.

Tuần lễ thiết kế Romania thu hút 30,000 du khách mỗi năm, và theo ghi nhận, họ làm điều này mà không cần hỗ trợ của chính phủ. Thay vào đó, lễ hội được tổ chức bởi The Institute, một tổ chức cung cấp “hệ thống thân thiện môi trường cho ngành công nghiệp thiết kế ở Romania”. Maria  Neneciu, nhà quản lý chương trình tại The Institute, nói rằng tuần lễ thiết kế là cần thiết để “giới thiệu bộ mặt ngành công nghiệp thiết kế ở Romania và những điều nó có thể đem lại.” Tuần lễ hướng đến cộng đồng quốc tế cũng như người dân trong nước, là môi trường để phát triển, và được sử dụng như một bước đệm để phát triển thiết kế và trở thành niềm tự hào dân tộc.

Năm nay, buổi triển lãm được tổ chức tại cung điện Bucharest Telephone (Palatul Telefoanelor), một trong những công trình đặc sắc nhất ở Bucharest tại 35 Calea Victoriei. Thiết kế bởi kiến trúc sư Edmond Van Saanen Algi, đây là toà nhà theo phong cách Art Deco và là công trình hiện đại đầu tiên ở Calea Victoriei. Calea Victoriei trở thành một lựa chọn hiển nhiên khi có quảng trường để thực hiện các buổi triển lãm chính cũng như những sự kiện phụ, như Design Pop Up nơi các nhà thiết kế có thể tổ chức những buổi nói chuyện và trình bày sản phẩm của mình trực tiếp trước mọi người.

Một trong những buổi diễn quan trọng nhất của tuần lễ thiết kế Romania đến từ công ty cộng đồng, Meșteshukar ButiQ (MBQ), giành giải hạng mục Thiết kế công nghiệp xuất sắc nhất. Meșteshukar ButiQ (có nghĩa là “cửa hàng thủ công”) là một bộ sưu tập thiết kế chứa đựng các giá trị Romania truyền thống của thợ đồng Roma, thợ tiện, thợ may và thợ đan giỏ, bằng cách giúp họ cộng tác với các nhà thiết kế hiện đại. Mục tiêu là tạo nên những sản phẩm đương đại, hợp thời khi sử dụng các kỹ thuật lâu năm. Theo lời MBQ, “Một phần là mới, khi đưa hiệu năng của máy móc và công nghệ vào, nhưng phần khác là cổ xưa, khi đưa vào giá trị tâm hồn và vẻ đặc sắc cần có vào sản phẩm.”

Andrei Georgescu của MBQ giải thích rằng họ làm việc với 18 nghệ nhân, những người họ tìm được qua nhiều lời truyền miệng, và họ vô cùng phù hợp với những nhà thiết kế của bộ sưu tập. Các nghệ nhân sống rải rác ở khắp Romania, vì vậy đa số các nhà thiết kế phải thăm viếng nhiều nơi ở Romania và làm việc với họ.

SPOONFOOL, một studio thực hiện bộ sưu tập gốm vô cùng lạ kỳ, bắt đầu như một thử nghiệm của 2 nhà thiết kế, Claudiu và Alisa. Với niềm đam mê dịch chuyển, năm 2016 họ quyết định làm gì đó với những bộ sưu tập ngẫu nhiên của mình, tập hợp từ các vật dụng thân thương họ đã nhặt nhạnh trên đường đi. Những đồ vật bằng gốm kết hợp với những mẩu gỗ bỏ đi như gỗ trôi sông, cành rụng trong rừng có thể chuyển hoá thành hình dạng mới.

Các vật dụng phát huy công năng tối đa. Mỗi cành cây được chế tạo với công dụng nhất định, như tay cầm, thìa hớt bọt, xẻng nhỏ, muỗng vớt, dao phết bơ hoặc nĩa. Những chiếc muôi và các chi tiết khác được tạo hình bằng tay từ đất sử dụng phương pháp “làm gốm thủ công”. Đây là một trong những thủ pháp cổ nhất trong làm gốm: nặn viên đất sét nhiều lần trong lòng bàn tay cho tới khi thành hình, không sử dụng bất cứ máy móc nào. Chỉ thuần khiết hình thành từ những động tác thủ công và các miếng gỗ mộc mạc để tạo nên những vật dụng nhà bếp mà thôi.

Ceramic Sparrow là một studio thiết kế chuyên về gốm, thành lập vào năm 2010 bởi cặp đôi Andreea Lazarescu và Tiberiu Dancila, những người nghiện việc tái tạo lại hình dạng truyền thống như các bộ tách trà thành các sản phẩm mới lạ. Về nguồn cảm hứng của họ, Andreea Lazarescu kể với chúng tôi rằng nó “đến từ nhiều mảng nghệ thuật khác nhau, đặc biệt là từ Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism) và những trào lưu nghệ thuật đầu thế kỷ 20, cũng như kiến trúc và nhiều nhà thiết kế khác như Koloman Moser, Josef Hoffmann, William Morris hay Masahiro Mori.”

Những mặt góc cạnh của bộ ấm trà Malevich chẳng hạn, phá vỡ sự đơn điệu truyền thống của những bộ trà đối xứng được tạo nên từ bàn xoay. Bộ trà bao gồm một ấm trà với một cặp tách khác nhau về kích cỡ. Mỗi chiếc ly thuôn tròn phía trên, với những góc bo tròn kết nối các mặt phẳng ở phía dưới. Không chỉ sử dụng màu hồng bắt mắt, các vật dụng này cũng rất dễ dàng cầm nắm, các cạnh giao thô cứng là một điểm thú vị để khám phá. Lớp ngoài bọc da giúp cách nhiệt và tạo vẻ cổ điển cho không gian xung quanh – dù đó là một buổi trà chiều hay bữa trà muộn đêm khuya.

Tea for One có hình dạng như một chiếc bình cũ. Chiếc bình được bọc trong da Bồ Đào Nha thật để giữ ấm trà mà không khiến vỏ ngoài bình trà quá nóng. Nó có màu lục, lam và xám lạnh.

Đây là lúc để Romania lạc quan. Timisoara, một thành phố ở Romania, được chọn trở thành Thủ đô Văn hoá châu Âu đầu tiên của năm 2021 dựa trên sự đa dạng văn hoá đặc trưng và truyền thống kiến trúc nơi đây. Danh hiệu sẽ thu hút được các khoản đầu tư từ đất nước và từ EU, giúp cho thành phố và Romania về lâu dài. Hơn nữa, Romania có GDP hằng năm là 8,8%, thuộc hàng phát triển nhanh nhất trong Cộng đồng châu Âu, theo Market Mogul cho biết. Bối cảnh đang tạo điều kiện để ngành thiết kế nở rộ, và những nhà thiết kế bản xứ vô cùng phấn khởi để tạo nên dấu ấn nghệ thuật của Romania ở tầm cao mới.

Nếu tuần lễ thiết kế Milan và New York bị đánh giá là giao thoa quá nhiều, thì Romania ngược lại vô cùng thuần khiết. Điều này có thể trở thành ưu điểm lớn nhất của họ. Những triển lãm ở tuần lễ thiết kế Romania được giám tuyển tập trung vào các vật dụng bản xứ, và vô cùng trung thành với các vật liệu tại chỗ, hay các nhà thiết kế và sản phẩm bản xứ. Rất nhiều sản phẩm thủ công được taọ ra bằng phương pháp truyền thống của Romani, vì vậy họ thu hút được lượng lớn người mộ điệu thiết kế khi ra mắt thị trường quốc tế.

Trong khi các thương hiệu quốc tế tham gia vào cuộc chơi toàn cầu trong các tuần lễ thiết kế để tạo nên khung cảnh thiết kế toàn cầu, thì tại Romania, có một tuần lễ thiết kế họ có thể thực sự đánh dấu chủ quyền của mình và có quyền tự hào về điều này.


Nguồn: design-milk

Cùng tác giả

#Tag

công nghiệp quốc tế romani thiết kế thủ công thương hiệu truyền thông tuần lễ thiết kế

iDesign Must-try

Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ 2024: Lời kêu gọi cuối cùng cho việc nộp hồ sơ
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ theo đuổi mục tiêu vinh danh các công trình thiết kế xuất sắc đã được đề…
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
Tham gia ngay Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’ - A’ Design Award & Competition
A’ Design Award & Competition – Giải thưởng và Cuộc thi Thiết kế A’  là một trong những cuộc thi hội tụ các tài năng thiết kế thuộc cộng đồng…
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Giải thưởng Review thương hiệu danh giá thường niên - Brand Review Award (B.R.A)
Đã bao giờ bạn tự hỏi? Là công dân của một nước, điều gì khiến bạn ghi nhớ nhất và tự hào nhất về quốc gia mình, về dân tộc…
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Dự báo các xu hướng trong ngành thiết kế đồ họa năm 2024
Bài viết được thực hiện bởi Tom May, đăng tải trên Creative Boom, dịch bởi May Thế giới thiết kế đồ họa không ngừng phát triển với những xu hướng…
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Những tác phẩm chạm khắc trái cây siêu thực của Yuni Yoshida
Dưới bàn tay của Yuni Yoshida, các loại trái cây quen thuộc trở thành những tác phẩm nghệ thuật siêu thực và trừu tượng. Giám đốc nghệ thuật người Nhật…
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Thông tin sự kiện Hoa Mai Design Award 2023 - 2024
Giải thưởng Thiết kế Sản phẩm Nội thất gỗ Hoa Mai (HMA) lần thứ 20 chính thức khởi động, tổng giá trị giải thưởng lên đến 700 triệu đồng. Sáng…