Tượng khoả thân tôn vinh nữ quyền ở London gây tranh cãi

Tác phẩm miêu tả một người phụ nữ khỏa thân đứng trên đỉnh một khối trừu tượng xoắn lại bằng bạc, trên đó có khắc câu nói nổi tiếng của Mary Wollstonecraft – nhà tiên phong đấu tranh cho nữ quyền: “Tôi không mong muốn phụ nữ có quyền lực trước đàn ông, mà là với chính họ”. Nhưng kể từ khi được công bố, tác phẩm đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh luận gay gắt. Tại sao vậy ?

Mary Wollstonecraft là nhà văn, nhà triết học và bà được mệnh danh là “mẹ của nữ quyền” người Anh thế kỉ 18. Vào ngày 10/11 vừa qua, bức tượng được thực hiện dưới bàn tay của Maggi Hambling để tôn vinh Mary đã được khánh thành tại công viên Newington Green, London.

Bức tượng và chân dung nhà hoạt động nữ quyền Mary Wollstonecraft

Tác phẩm là kết quả của chiến dịch gây quỹ kéo dài trong 10 năm, trải qua rất nhiều lần thay đổi thiết kế để có một hình tượng cuối cùng như hiện tại. Bee Rowlatt – chủ tịch của chiến dịch Mary on the Green, chia sẻ với BBC: Wollstonecraft là một người tiên phong về nữ quyền, và cô ấy xứng đáng có một công trình tiên phong trong nghệ thuật. Công việc này là một nỗ lực để tôn vinh sự đóng góp của Mary cho xã hội với những điều vượt ra ngoài truyền thống thời Victoria.”

Toàn bộ cấu trúc của bức tượng

Tuy nhiên tác phẩm đang vấp phải sự chỉ trích mà phần đông mọi người cho rằng đây giống như hành động bôi nhọ dành cho nhân vật biểu tượng như Mary. Trên các phương tiện truyền thông, nhà báo Caitlin Moran châm biếm: “Nó không làm tôi tức giận đâu, mà tôi đang tưởng tượng rằng trong tương lai, thành phố sẽ sớm tràn ngập những bức tượng là những nhà hoạt động là đàn ông trong trạng thái khỏa thân”.

Nhà văn Malorie Blackman đặt ra câu hỏi: “Tại sao Mary Wollstonecraft lại khỏa thân? Tôi đã nhìn thấy nhiều bức tượng của các nhà hoạt động nhân quyền, triết gia là nam nhưng tôi không nhớ bất kì ai trong số họ ở trần”.

Còn nhà phê bình của tờ New York Time, Jillian Steinhauer bình luận ngắn gọn: “Cái quái gì thế này”.

Nhà sử học và nhà văn Alice Procter, người theo dõi chiến dịch trong vài năm qua đã nói rằng cô ấy “thực sự thất vọng” khi nhìn thấy tác phẩm điêu khắc vì tính thẩm mỹ của nó không cho phép nó cạnh tranh với các bức tượng kỷ niệm khác. “Đối với tôi, vấn đề lớn nhất không phải là bức tượng khỏa thân mà là thực sự đây không phải về Mary Wollstonecraft“.

Đứng trước cơn bão chỉ trích, Rowlatt cho rằng sự khỏa thân của bức tượng là để nó có thể “vượt thời gian, vô đẳng cấp và vô giá”, để “tạo nên ý tưởng về quyền con người toàn cầu, đoàn kết nữ giới”. Sự trần trụi ấy cho phép nó thuộc về “bây giờ” thay vì chỉ gắn với quá khứ.

Bản thân Maggi Hambling, người tạo ra bức tượng cũng nêu quan điểm của mình rằng “Bức tượng bao gồm phần dưới là tòa tháp với hình dáng phụ nữ đan xen với nhau và điểm nhấn là hình ảnh người phụ nữ ở trên đỉnh, sẵn sàng đương đầu với thách thức thế giới,…Tôi cần hoàn toàn tự do để đáp ứng tinh thần mà tác phẩm muốn truyền tải và tôi sẽ không làm việc nếu bị hạn chế bởi những quy tắc hay các chuẩn mực đã định trước”.

Anna Birch, một thành viên sáng lập của nhóm chiến dịch Mary on the Green, cho biết bà không ngạc nhiên trước những tranh cãi xung quanh tác phẩm điêu khắc. “Bộ dạng phụ nữ có gì mà sốc vậy? Thật nực cười khi chúng ta đang ở năm 2020,” Anna nói. Bức tượng nhằm nhân cách hóa tinh thần của nhà tư tưởng cấp tiến thế kỷ 18, thay vì miêu tả chân dung của bà, và nó là đại diện cho toàn bộ phụ nữ chứ không chỉ riêng Mary Wollstonecraft. Mọi người hãy đánh giá cao toàn bộ tác phẩm, thay vì chỉ tập trung vào mảnh ghép là phần đỉnh của bức tượng, nó chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ cấu trúc.

Anna nói thêm: “Bản thân Wollstonecraft đã gặp phải sự phản đối kịch liệt trong cuộc đời của mình, những cuốn sách của cô đem đến nhiều thông tin bổ ích về công việc của mình, nhưng sau khi qua đời, chúng đã bị che giấu và xóa đi. Về bức tượng, chúng tôi không nói rằng tất cả mọi người sẽ thích nó, và mọi người có quyền đưa ra ý kiến của mình, nhưng ngọn hải đăng màu bạc vẫn ở ngoài kia và để mọi người chiêm ngưỡng nó”.

Còn với bạn, bạn thấy tác phẩm điêu khắc về Mary Wollstonecraft thế nào. Hãy chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm của mình với iDesign nhé.

Người viết: Hoàng
Tổng hợp: Artnews, Theguardian, Islington Gazette

Cùng tác giả

#Tag

Mary Wollstonecraf nữ quyền public art sculpture tôn vinh Tranh cãi điêu khắc

iDesign Must-try

Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
Những tác phẩm sắp đặt dưới nước tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ các nhân vật trong lễ hội Spicemas
Những tác phẩm sắp đặt dưới nước tuyệt đẹp lấy cảm hứng từ các nhân vật trong lễ hội Spicemas
Năm 2006, nghệ sĩ người Anh Jason deCaires Taylor đã thành lập Công viên điêu khắc dưới nước Molinere, một nơi trưng bày nghệ thuật độc đáo dưới lòng bờ…
Những người bạn đất sét, nét mặt của cảm xúc và sự dịu dàng
Những người bạn đất sét, nét mặt của cảm xúc và sự dịu dàng
Gửi lời chào đến những người bạn Caymen ngộ nghĩnh và hài hước. Mấy bạn này được tạo ra bởi Aman Khanna, với nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực…
Các công trình điêu khắc từ hàng nghìn cuốn sách của Alicia Martín
Các công trình điêu khắc từ hàng nghìn cuốn sách của Alicia Martín
Là một trong những cái tên nổi bật đến từ nền nghệ thuật đương đại Tây Ban Nha, Alicia Martín tìm thấy nguồn cảm hứng từ sách theo đúng nghĩa…
Mãn nhãn với những tác phẩm gốm sứ tinh tế đầy mê hoặc lấy cảm hứng từ hoa cỏ
Mãn nhãn với những tác phẩm gốm sứ tinh tế đầy mê hoặc lấy cảm hứng từ hoa cỏ
Thế giới đa dạng của cỏ cây và hoa lá là nguồn cảm hứng say mê đối với nghệ nhân gốm sứ Avital Avital, người đã chế tác ra những…
Tác phẩm điêu khắc động vật siêu thực quá khổ của Quentin Garel Weigh khiến người xem cân nhắc việc săn bắn động vật hoang dã
Tác phẩm điêu khắc động vật siêu thực quá khổ của Quentin Garel Weigh khiến người xem cân nhắc việc săn bắn động vật hoang dã
Thông qua những khuôn mặt quá khổ và tượng bán thân của các loài linh trưởng như voi và bò, nghệ sĩ người Pháp Quentin Garel đã tạo ra các…