Vì sao việc tù nhân làm nghệ thuật trong tù lại cần được khuyến khích?

Theo lời của nhà khảo sát Siobhan Forshaw, với sự gia tăng lượng người trong tù và sự căng thẳng từ khi áp dụng các biện pháp kiểm soát lây lan của Covid-19, việc cho phép các tù nhân làm nghệ thuật như một công cụ để thể hiện bản thân là điều quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh hiện nay, quyền tự do và sự tiếp xúc xã hội của chúng ta bị hạn chế bởi cuộc khủng hoảng Covid-19. Việc tự cô lập bản thân đã là một trải nghiệm bực bội và đau khổ đối với nhiều người. Lee Cutter là một nghệ sĩ nổi lên trong thời gian thụ án trong các trại giam phạm nhân trẻ tuổi từ năm 2006 – 2009. Anh đã dành 5 tháng trong xà lim để chờ được kết án và bị giam một mình trong xà lim 24h/ngày, chỉ được phép ra ngoài một hoặc hai lần một tuần để tắm hoặc gọi điện thoại.

“Tôi đã nghe nhiều người so sánh trải nghiệm (cách ly) của họ với việc ở trong tù và một số trong số đó đã xin lời khuyên của tôi về cách để ứng phó.” – Cutter chia sẻ.

Lee Cutter đứng cạnh một tác phẩm chạm khắc của mình.

Anh kể rằng mình bắt đầu viết lên mặt sau những lá thư bằng một cây bút chì mà quản ngục vô tình đánh rơi. “Tôi đã bị bao bọc bởi bốn bức tường và tôi cần giải tỏa cảm xúc của mình ở đâu đó. Sau đó, tôi sẽ xé các bức vẽ ra và ném chúng đi”. Anh nhớ lại rằng trí tưởng tượng của mình đã không hoạt động bình thường, anh không thể vẽ bất cứ thứ gì ngoài những thứ anh có thể nhìn thấy. “Khi hết giấy, tôi bắt đầu khắc lên xà phòng, chỉ vẽ bồn rửa hoặc khung cửa”. Có một lần, một viên quản ngục tìm thấy những bức chạm khắc của anh và phá hủy chúng: “Tôi không biết tại sao anh ta lại làm như vậy, nhưng một số người trong số họ là vậy đấy”.

Khi Cutter được chuyển đến một cơ sở khác, anh có quyền truy cập vào nhiều tài liệu nghệ thuật hơn và bắt đầu làm việc thường xuyên. Chẳng bao lâu sau, các tù nhân và các quản ngục khác đã đổi mì gói và sữa tắm để đặt các bức tranh vẽ các thành viên trong gia đình và vật nuôi của họ. Không lâu sau thì Cutter được gọi là “nghệ sĩ”, một biệt danh mà anh ta thừa nhận đã mang lại cho mình cảm giác hài lòng và sống có mục đích. “Đối với tôi, một người chưa bao giờ được khen rằng bản thân làm được cái gì hay ho hoặc được xem trọng lời nói, điều này có ý nghĩa rất lớn”.

Chuỗi tác phẩm “Prison Culture” khắc trên xà phòng được Lee Cutter lấy cảm hứng từ thời gian sống trong tù.
Cận cảnh một tác phẩm của Cutter.

Cutter tiếp tục theo học mỹ thuật tại Đại học Sunderland và Trường Vẽ Hoàng gia. Trong một chuyến đi nghiên cứu tại Bảo tàng Anh, anh đã bắt gặp một số đồ tạo tác bằng đá. Ngay sau đó, anh bắt đầu thực hiện lại việc trạm khắc xà phòng với những hình ảnh và ghi chú mô tả chi tiết cuộc sống hàng ngày trong tù. Loại xà phòng anh sử dụng cũng mang tính đặc trưng tên Buttermilk, một loại xà phòng được dùng trong các nhà tù của Anh.

“Loại xà phòng này rất rẻ và bạn có thể mua với số lượng lớn. Chúng có mùi quá nồng và thực sự làm khô da của bạn, vì vậy chúng không tuyệt vời như xà phòng bình thường, nhưng lại rất phù hợp cho việc chạm khắc”. Một thanh xà phòng là đồ vật dễ tiếp cận và dễ nhận biết, nhưng trong công việc của Cutter, nó biểu thị những cách mà nhà tù giới hạn và gộp toàn bộ những phương pháp bạn có thể chăm sóc cho bản thân. Khứu giác của chúng ta là một chất kích thích trí nhớ mạnh mẽ và làm việc với xà phòng buộc Cutter phải dành thời gian suy ngẫm về thời kỳ đen tối nhất trong cuộc đời mình.

“Đối với các tù nhân, những người chưa bao giờ nhận được sự động viên tích cực, quyết định làm nghệ thuật của họ đã củng cố niềm tin một cách triệt để.”

Cutter đã làm việc cho Koestler Arts, một tổ chức thực hiện các cuộc thi nghệ thuật hàng năm trong các nhà tù và bệnh viện an ninh. Họ hoan nghênh các bài dự thi đa lĩnh vực, từ âm nhạc trên máy tính đến nghệ thuật làm móng, chúng được đánh giá ngang với hội họa và điêu khắc. Cuộc triển lãm các tác phẩm đã được tổng hợp và trưng bày hàng năm bởi Royal Festival Hall ở Luân Đôn. Các nghệ sĩ nổi tiếng như Anthony GormleySarah Lucas được chọn làm giám tuyển, cũng như các thành viên gia đình của tù nhân và những người từng là nạn nhân của những tội ác nghiêm trọng.

Triển lãm “Another Me” được Koestler Arts tổ chức vào năm 2019.

Fiona Curran, giám đốc nghệ thuật của Koestler, công nhận trải nghiệm của Cutter trong việc tìm kiếm sự công nhận trong hoạt động nghệ thuật của anh ấy. “Tôi đã tự mình lấy bằng mỹ thuật; làm mọi thứ sáng tạo thực sự quan trọng đối với tôi, nhưng tôi sẽ không nói rằng đó là những gì tôi cần để tồn tại. Nhiều người làm nghệ thuật trong tù đã nói điều này cho tôi biết theo nghĩa đen, và đó là một khái niệm khiêm tốn đối với nhiều nghệ sĩ làm việc trong những môi trường như vậy”.

Những lời nói của cô khiến mọi nghĩ về những gì cần thiết để trở thành một nghệ sĩ. Ít nhất, hầu hết những người kết thúc với sự nghiệp sáng tạo sẽ nhận được một số lời động viên trong suốt chặng đường, có lẽ từ cha mẹ hoặc giáo viên, những người đã nói với họ rằng những điều họ làm được rất đáng trân trọng.

Trong số rất nhiều đặc quyền liên quan đến việc theo đuổi sự nghiệp sáng tạo, đây có lẽ là đặc quyền cơ bản nhất. So với trải nghiệm của các tù nhân, những người được mô tả là chưa bao giờ nhận được sự động viên tích cực này, quyết định làm nghệ thuật để củng cố niềm tin một cách triệt để.

Nguồn ảnh: Koestler Arts.

Vào cuối tháng 3 năm 2018, dân số nhà tù ở Anh và xứ Wales là khoảng 84.000 người, trong đó khoảng 4.000 phụ nữ. Mặc dù thực tế là các mức độ tội phạm vẫn khá nhất quán (và trong nhiều loại tội danh đã thực sự giảm xuống), dân số nhà tù đã tăng 69% trong ba mươi năm qua. Điều này có lẽ mang tính tương quan kỳ lạ, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn một chút, bạn có thể giải thích rằng đó là do sự ra đời của các luật mới và việc áp dụng các bản án dài hơn, cả hai đều góp phần vào sự gia tăng đáng kể của số tù nhân.

“Các nhà tù thường là những nơi căng thẳng, bạo lực triền miên. Nhưng trong chính điều kiện này, lần đầu tiên trong đời các tù nhân có cơ hội tiếp xúc với nghệ thuật.”

“Một bức tường khác, một góc nhìn khác” là tác phẩm từng đoạt giải thưởng lớn cho thể loại mixed media, bức tranh thuộc nhà tù HM Prison Littlehey. Nguồn ảnh: Koestler Arts.

Các chương trình nghệ thuật trong tù có nguồn gốc từ các dự án cấp tiến của những năm 1960 và 70, khi khả năng biến đổi của nghệ thuật và liệu pháp đã được thử nghiệm. Đơn vị Đặc biệt của Nhà tù Glasgow thuộc Barlinnie trở nên nổi tiếng nhờ tình bạn và sự hợp tác của Joseph Beuys với tù nhân Jimmy Boyle. Đơn vị này đã khám phá tiềm năng sáng tạo của nghệ thuật để “định hình xã hội và chính trị”. Beuys đã từng tuyệt thực và kiện văn phòng Scotland ra tòa để phản đối việc Boyle bị chuyển đến nhà tù khác nơi cả hai không thể hoạt động nghệ thuật.

Tình bạn đặc biệt giữa Joseph Beuys và Jimmy Boyle.

Các tổ chức nghệ thuật tiếp tục làm việc với những nghệ sĩ có trụ sở tại các nhà tù. Sự hợp tác của HMP Grenden với Phòng trưng bày Ikon ở Birmingham đưa một nghệ sĩ đến cư trú trong ba năm cùng một lúc. Các phụ nữ tại HMP Send gần đây đã tham gia vào một sáng kiến ​​của Phòng trưng bày Quốc gia để tham quan một bức tranh của Artemisia Gentileschi liên quan đến quả báo.

Luke Beech, một nghệ sĩ giảng dạy tại nhà tù Humber, nhận xét rằng người vi phạm có tiềm năng đặc biệt trong nghệ thuật: “Rất nhiều hành vi vi phạm vốn có tính sáng tạo và biểu cảm. Chúng tôi trao cho họ một lối thoát an toàn và có ý nghĩa cho tất cả những điều đó”.

Nguồn ảnh: Koestler Arts.

“Các nhà tù mang một trách nhiệm phức tạp là cân bằng giữa trừng phạt và chăm sóc; tiếp cận nghệ thuật có một vai trò quan trọng ở đây.”

Nghệ thuật ngày càng bị loại bỏ khỏi các chương trình giảng dạy của nhà trường để chuyển sang các môn học “thực tế” hơn, một nguyên tắc tác động không cân đối đến người nghèo và người da màu. Cả hai nhân khẩu học này đều được xuất hiện nhiều trong các nhà tù ở Anh. Nếu việc tiếp cận nghệ thuật có thể có tác động quan trọng đến cách nhìn của một người về bản thân, và việc tạo ra tác phẩm sáng tạo có thể đem lại một con đường dẫn đến sự tự tin và khẳng định cá nhân vào những thời điểm dễ bị tổn thương nhất của con người, thì tại sao chúng ta lại khiến trẻ em khó tìm thấy những điều này khi cuộc sống của chúng có nhiều cơ hội hơn?

Biên tập: Navi Nguyễn
Nguồn: Elephant.art

Cùng tác giả

#Tag

Lee Cutter Navi Nguyễn Nghệ sĩ trong tù outsider art Prison Art sáng tạo nghệ thuật

iDesign Must-try

Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Vì sao Nhật Bản lại có những phát minh kì quặc khó có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày?
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh tại Mỹ đã bắt đầu như thế nào?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Khởi nguồn ở Anh (Phần 1)
Thiệp Giáng Sinh đầu tiên có ở quốc gia nào? Làm thế nào mà chúng ra đời?