With Corona - Sống cùng với dịch bệnh qua loạt tác phẩm của Tadanori Yokoo

Bắt đầu từ tháng 5 năm 2020, Tadanori Yokoo (84 tuổi)nghệ sĩ nổi tiếng trong thể loại Pop Art của Nhật Bản đã thực hiện một loạt tranh để cổ vũ tinh thần của mọi người trong nước cùng nhau vượt qua đại dịch.

Được mệnh danh là “Andy Warhol của Nhật Bản” (Biểu tượng của Nghệ thuật Pop – Pop Art) sự nghiệp của Tadanori Yokoo trải dài từ thiết kế đồ họa, họa sĩ minh họa đến in tranh. Với phong cách vui tươi và rực rỡ màu sắc đặc trưng, Yokoo thể hiện sự giao thoa giữa các yếu tố hình ảnh qua văn hóa trong và ngoài nước thông qua các tác phẩm. Ở thời điểm hiện tại, công việc của ông chủ yếu tập trung vào mảng thiết kế đồ họa hơn hội họa truyền thống.

Band nhạc The Beatles với phong cách With Corona.

Vào đầu năm 2020, Yokoo đã tổ chức một triển lãm có tiêu đề “Bệnh viện Cấp cứu Yokoo tỉnh Hyogo” khi tập trung vào những dấu hiệu bệnh tật trên cơ thể. Tuy nhiên, do dịch bệnh phức tạp đã khiến cho triển lãm phải đóng cửa nhiều lần. Ngay sau khi bảo tàng mở cửa trở lại, Yokoo đã thông báo về ý định thay đổi một số yếu tố triển lãm như một phản ứng kịp thời với tình hình. Triển lãm bắt đầu vào ngày 19 tháng 6, với các tác phẩm bổ sung mang tên With Corona nhằm khám phá hình ảnh của những chiếc khẩu trang.

Triển lãm “Bệnh viện Cấp cứu Yokoo tỉnh Hyogo” ban đầu.

Với loạt tranh With Corona, Yokoo đặt tên theo một cách gọi hài hước và biểu tượng là chiếc lưỡi lè ra. Ông đã sử dụng lại các tác phẩm cũ của mình như là một phần của tác phẩm. Ông đã ghép hình ảnh từ các bài báo và cảnh từ các chương trình truyền hình. Những mô típ trong các tác phẩm thường là nhà tắm hoặc bệnh viện.

Trên thực tế, vào buổi khai mạc triển lãm trước khi đại dịch bùng phát ở Nhật Bản, Yokoo đã đề xuất ý tưởng về một màn trình diễn: tất cả những người tham dự buổi lễ, bao gồm cả nhân viên nên đeo khẩu trang. Vào thời điểm đó, khá bất thường khi nhìn thấy một nhóm hơn 100 người đeo khẩu trang, nhưng cảnh tượng đó như là một lời tiên tri khi nó đã biến thành một điều hàng ngày. Các tác phẩm mới thuộc loạt With Corona được trưng bày hàng ngày và bổ sung thêm vào triển lãm. Thật kỳ lạ, triển lãm cũ trước đó dần bị thay thế bởi những bức tranh mới như là cách mà đại dịch đang lan tỏa dần dần.

“Đối với chúng ta, khẩu trang đã trở thành vật dụng thiết yếu trong cuộc sống. Và tôi thấy sự cần thiết trong việc phải thấm nhuần hình ảnh những chiếc khẩu trang trong tâm trí công chúng như một cách thể hiện nghệ thuật, đầy tính hài hước giống như công việc giao sữa mỗi ngày” – Yokoo giải thích lý do bắt đầu cho dự án.

Đối với những người hâm mộ lâu năm của Yokoo, hình ảnh thè lưỡi thể hiện “bleah” là một mô-típ quen thuộc trong các tác phẩm của ông. Yokoo trước đây thường sử dụng mô típ này vào cuối những năm 1960 như một cách hài hước để chế giễu tâm trạng xã hội, nơi đầy rẫy chính trị và cảm giác vô vọng.

Vị họa sĩ với chiếc khẩu trang Bleah của mình.

“Mọi người đều đeo khẩu trang, nhưng ngay sau khi họ đổi khẩu trang của họ với khẩu trang ‘bleah ’của tôi, mọi người đều trở thành một phần của nghệ thuật và chia sẻ nghệ thuật. Nghệ thuật sẽ thay đổi thế giới” –Yokoo chia sẻ.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thay vì coi đây là những yếu tố phải loại bỏ, ông đã dùng trí tưởng tượng của mình về tác động của chúng và sử dụng chúng cho sự sáng tạo: một thái độ rất có tính cực cao trong tình hình hiện tại, nơi nhiều ý kiến nhấn mạnh sự cần thiết của việc sống chung với Corona.

Một số tác phẩm khác thuộc loạt tranh With Corona (các bạn có thể xem thêm trên Instagram của ông):

Một số tác phẩm gần đây, ổng đổi tên loạt tranh thành Without Corona.

Biên tập: Navi Nguyễn

Cùng tác giả

#Tag

Bình thường mới Covid-19 Họa sĩ Nhật Bản TK 20 Navi Nguyễn Những họa sĩ Nhật Bản của thế kỉ 20 mà bạn nên biết Tadanori Yokoo With Corona

iDesign Must-try

Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid
Xu hướng thiết kế UI/UX hậu Covid
Đại dịch Covid đã làm thay đổi mọi quy trình trong xã hội và thiết kế UX/UI cũng không ngoại lệ. Mặc dù vaccine phần nào giúp chúng ta đẩy…
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Lịch sử về những nghệ nhân làm diều qua ống kính của Mami Kiyoshi
Vì sao lại có nhưng tấm thiệp giáng sinh kỳ quặc ra đời? Câu chuyện nào ẩn giấu sau chúng?
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Những nghệ sĩ đằng sau danh họa Moses Rosenthaler trong ‘The French Dispatch’ của Wes Anderson
Một phần hậu trường của bộ phim The French Dispatch do Wes Anderson đã diễn ra thế nào?
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Kenji Kawakami - Thiên tài đứng sau những sáng chế kì quặc
Vì sao Nhật Bản lại có những phát minh kì quặc khó có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày?
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima - Kỳ quan của nghệ thuật đương đại thế giới
Hòn đảo Naoshima có những công trình đương đại nổi tiếng nào khiến nơi đây trở nên độc nhất trên thế giới?
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Lịch sử thiệp Giáng Sinh: Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh ở Mỹ (Phần 2)
Ngành công nghiệp thiệp Giáng Sinh tại Mỹ đã bắt đầu như thế nào?