15 tác phẩm đồ họa quan trọng mà bạn chưa được thấy

Jens Müller, tác giả của Lịch sử về thiết kế đồ hoạ. Vol. 1, 1890-1959, đã đưa ra những tác phẩm quý báu ẩn trong cuốn sách mới của ông.

Nhà xuất bản Taschen đã phát hành cuốn sách nói về thiết kế đồ họa đầu thế kỷ 20. Lịch sử thiết kế đồ hoạ. Vol. 1, 1890-1959 gồm hơn 2,500 tác phẩm và 480 trang sách có ảnh hưởng đến ngành thiết kế, chia sẻ quá trình phát triển của quảng cáo, poster, nhận diện thương hiệu cũng như những ấn phẩm đồ họa khác về hình dạng và cảm nhận của xã hội hiện đại. Nhiều người sẽ thấy những thiết kế đơn giản như một học sinh tiểu học vẽ ra (logo Playboy, poster TWA của David Klein). Chúng tôi đã yêu cầu tác giả Jens Müller chọn những tác phẩm quan trọng nhất mà độc giả ít được thấy hoặc không có nhiều thông tin về chúng. Và đây là những tác phẩm được ông lựa chọn.

Jules Chéret, nhà thiết kế poster người Pháp năm 1890

Jules Chéret không chỉ là một nhà thiết kế poster xuất sắc, ông đã mang đến một chìa khóa để mở ra cánh cửa mới cho ngành thiết kế đồ họa: trong những năm 1890, ông đã phát triển một kỹ thuật giúp sản xuất các bản in đầy đủ màu sắc chỉ với một vài màu in. Nghiên cứu của ông đã tạo ra một bản in màu chỉ trong một đêm.

id 15 thiet ke chua tung thayHình ảnh: courtesy Taschen

Paul Pederneiras, nhà thiết kế bìa tạp chí ngườiBrazil năm 1903

Bên cạnh poster thì tạp chí châm biếm cũng có tác động lớn đến thiết kế đồ hoạ. Các ví dụ tuyệt vời có thể được tìm thấy hầu như ở khắp nơi trên thế giới vào những năm 1900. Một trong những tạp chí yêu thích của tôi là O Malho của Brazil – nó có thiết kế bìa vô cùng ấn tượng.

id 15 thiet ke chua tung thay png 2

Hình ảnh: courtesy Taschen

Alfred Leete, nhà thiết kế bìa tạp chí người Anh năm 1914

Chắc hẳn ai cũng biết biểu tượng “I want you for U.S. Army”, với hình ảnh Chú Sam chỉ tay vào người xem. Nhưng ít ai biết rằng ý tưởng này dựa trên trang bìa từ tạp chí London Opinion, phát hành năm 1914 vào đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đối với tôi, đây không chỉ là ví dụ đầu tiên khi thiết kế đồ họa được sử dụng cho các phương tiện chính trị, mà còn cho thấy ý tưởng thiết kế được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu (và thường được sao chép).

id 15 thiet ke chua tung thay png 3 jpg

Hình ảnh: courtesy Taschen

Wilhelm Deffke, nhà thiết kế logo người Đức năm 1917

Các nhà thiết kế người Đức là những người sáng tạo nhất trong ngành thiết kế đồ họa sơ khai. Ví dụ: tôi đã chọn Wilhelm Deffke và một trong những logo hiện đại của ông. Nhiều năm trước khi Bauhaus được ra đời, ông (và nhiều người cùng thời) đã sử dụng các nguyên lý tân thời vào các tác phẩm thương mại của mình.

id 15 thiet ke chua tung thay png 4 jpg 1

Hình ảnh: courtesy Taschen

El Lissitzky, nhà thiết kế bìa sách người Nga năm 1927

Trong những năm 1920, các nhà thiết kế tiên phong từ nhiều nước châu Âu cũng như từ Nga đã mang nhiều phong cách mới vào thiết kế đồ họa. Một trong những bậc thầy đứng đầu đó là El Lissitzky, người có thiết kế bìa sách kết hợp typography và nhiếp ảnh để tạo nên một vẻ đẹp vượt thời gian.

id 15 thiet ke chua tung thay png 5 jpg

Hình ảnh: courtesy Taschen

Hannes Meyer, nhà thiết kế bưu thiếp người Đức năm 1929

Thiết kế bưu thiếp này thật ấn tượng. Nó đã được sử dụng để ủng hộ các nghiên cứu tại Bauhaus với câu nói“Các bạn trẻ hãy đến Bauhaus!”. Nhiều tác phẩm khác cùng thời điểm đó (trong đó có rất nhiều cuốn sách) sử dụng ý tưởng bàn tay cùng với câu slogan nhỏ mang đến cảm giác như đang ở năm 1929.

id 15 thiet ke chua tung thay png 6 jpg

Hình ảnh: Taschen

Domenico Chiaudrero, nhà thiết kế poster người Ý năm 1934

Cuốn sách cũng bao gồm một số chương đen tối của thế kỷ 20, bao gồm thiết kế đồ họa cho các chế độ phát xít ở Ý hoặc Đức. Đó là mẫu poster quảng bá “Duce” của Benito Mussolini, là một ví dụ điển hình về các tác phẩm đẹp nhưng cũng thật đáng sợ.

id 15 thiet ke chua tung thay png 7 jpg

Hình ảnh: courtesy Taschen

Harry Beck, nhà thiết kếinfographic người Anh năm 1933

Ngay cả khi là một nhà thiết kế đồ họa, bạn cũng có thể quên rằng đồ họa luôn có những điểm cốt yếu. Bản đồ tàu điện ngầm London là một ví dụ tuyệt vời về điều đó. Trên thế giới khi mọi người sử dụng bản đồ tàu điện ngầm, cũng phải dựa trên thiết kế của Harry Beck năm 1933.

id 15 thiet ke chua tung thay png 8 jpg

Hình ảnh: courtesy Taschen

Ayao Yamana, nhà thiết kế bìa tạp chí người Nhật năm 1937

Đối với tôi, trang bìa này là sự kết hợp hoàn hảo giữa thẩm mỹ thiết kế phương Đông và phương Tây. Nippon là một tạp chí quảng bá cho Nhật Bản ra nước ngoài vào những năm 1930. Đó là một ví dụ tuyệt vời về cách kết hợp các phong cách toàn cầu.

id 15 thiet ke chua tung thay png 9 jpg

Hình ảnh: courtesy Taschen

Alvin Lustig, nhà thiết kế bìa sách người Mỹ năm 1947

Những năm sau chiến tranh là thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa hiện đại ở Hoa Kỳ, và Alvin Lustig là một trong những người lãnh đạo của thời đại này. Đối với tôi, thiết kế bìa của ông ấy cho cuốn tiểu thuyết củaTennessee William, có tênA Street Car Named Desire hoàn toàn đã nắm bắt được những khoảnh khắc của lịch sử thiết kế.

id 15 thiet ke chua tung thay png 10 jpg

Hình ảnh: courtesy Taschen

Cipe Pineless, nhà thiết kế bìa tạp chí người Mỹ năm 1949

Cipe Pineless là một trong những nhà thiết kế đã chứng minh nhiệm vụ của một “Art Director” trong tạp chí thương mại. Trong những năm 1940 và 1950, bà đã giám sát việc thiết kế toàn bộ các ấn phẩm như Seventeen hay Charm và tạo ra những bìa tạp chí đầy hấp dẫn.

id 15 thiet ke chua tung thay png 11 jpgHình ảnh: courtesy Taschen

Michel Robert, nhà thiết kế poster người Pháp năm 1950

Vào những năm 1950 của thập kỷ qua, khi mà minh họa đã chiếm ưu thế trong việc thiết kế poster, trước khi sao chép các bức ảnh màu trở thành các poster. Cá nhân tôi thích các nhà thiết kế poster người Pháp; sự hài hước và độc đáo của họ mang đến những sản phẩm độc đáo và thú vị nhất.

id 15 thiet ke chua tung thay png 12 jpg

Hình ảnh: courtesy Taschen

Richard Paul Lohse, nhà thiết kế bìa tạp chí người Thụy Sĩ năm 1957

Ý tưởng bìa dạng lưới cho tạp chí kiến trúc Bauen + Wohnen là một ví dụ hoàn hảo về cái được gọi là “Phong cách Thụy Sĩ” và đã phát triển thành “Phong cách Quốc tế”, vì nó đã được chuyển thể trên khắp thế giới. Tác phẩm giúp bạn tập trung hoàn toàn vào nội dung, vì chúng được tạo ra bằng cách sử dụng hệ thống typography và hình ảnh một cách hoàn hảo.

id 15 thiet ke chua tung thay png 13 jpg

Hình ảnh: courtesy Taschen

Lester Beall, nhà thiết kế thương hiệu người Mỹ năm 1958

Một quyển sách nhỏ dành cho Tổng công ty Bảo hiểm Nhân thọ, tổng hợp tất cả các tiêu chuẩn đồ họa do Lester Beall trình bày, đây là ví dụ đầu tiên về hướng dẫn sử dụng thiết kế thương hiệu hiện đại vào năm 1958. Nó đã tạo ra tiếng nói chung cho những thập kỷ tiếp theo khi áp dụng hệ thống nhận diện doanh nghiệp(một trong những sự phát triển được thể hiện trong tập 2 của Lịch sử thiết kế đồ họa).

id 15 thiet ke chua tung thay png 14 jpg

Hình ảnh: courtesy Taschen

Saul Bass, chuyên gia viết tựa đề người Mỹ năm 1955
Saul Bass không chỉ là người tiên phong trong việc tạo ra các tựa đề mở đầu hấp dẫn. Anh cũng nhận ra rằng phim cũng nên được quảng cáo như sản phẩm, với sự đồng nhất nhận diện thị giác. Tác phẩm của ông – bao gồm quảng cáo, bìa đĩa, poster, và tiêu đề mở đầu cho cuốn The Man with the Golden Arm của Otto Preminger đã đưa ra tiêu chuẩn mới cho ngành công nghiệp vào năm 1955.

id 15 thiet ke chua tung thay png 15 jpg

Hình ảnh: courtesy Taschen

Người dịch: Thao Lee

Nguồn:fastcodesign

Xu thế Đồ họa chuyển động năm 2018

Xu hướng thiết kế đồ họa năm 2018: Cẩm nang tối hậu

Chủ nghĩa vị lai ở Ý: Nguồn cảm hứng cho thiết kế đồ họa

Cùng tác giả

#Tag

giới thiệu họa sĩ minh hoa người nổi tiếng

iDesign Must-try

Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
Thư giãn cùng bộ ba mèo con đáng yêu, tinh nghịch qua loạt tranh của NEKO OJIMEOW
NEKO OJIMEOW là một họa sĩ tranh minh họa đến từ Đài Loan. Trên nền tông vàng pastel đặc trưng, họa sĩ đưa người xem đến với thế giới nghệ…
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Những ‘căn cứ’ đầy thu hút qua loạt tranh minh họa của Akabane
Akabane Boogie Woogie (赤羽ブギウギ) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, với bảng màu nổi bật và góc nhìn bao quát, những tác phẩm của Akabane đưa…
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Những bức tranh minh họa cắt khung đầy màu sắc và chi tiết của Hinano
Hinano (日菜乃) là họa sĩ tranh minh họa đến từ Nhật Bản, những tác phẩm của Hinano thường bao gồm nhiều khung tranh nhỏ khắc họa những chi tiết, hình…
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Cẩm Tú & Thiết kế sáng tạo: Câu chuyện về yếu tố bản địa ở nước ngoài
Yếu tố bản địa hay được giải thích dễ hiểu hơn là văn hóa tại khu vực đó – ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện thiết kế…
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Minh họa sách Đồng Dao của Vườn Illustration: Cảm hứng từ tranh dân gian Đông Hồ
Tranh Đông Hồ là bộ môn nghệ thuật truyền thống phản ánh giá trị thẩm mỹ truyền thống, những triết lý xã hội và ước vọng nhân văn. Các chủ…
Những căn phòng lộn xộn và cửa hàng đầy ắp hàng hoá của Rain Szeto
Những căn phòng lộn xộn và cửa hàng đầy ắp hàng hoá của Rain Szeto
Rain Szeto là hoạ sĩ màu nước và mực đến từ San Francisco, California. Các tác phẩm của Szeto thường ghi lại những khoảng khắc mãn nguyện, nhàn rỗi trong…