Bạn sáng tạo vì đâu? Như ‘Garfield’ hay ‘Calvin and Hobbes’?

Garfield’ và ‘Calvin and Hobbes’ là ví dụ cho hai phương thức sáng tạo rất khác biệt, dù có chung một hình thức là comic strip (các khung truyện tranh ngắn). Một xuất phát từ mong muốn được chia sẻ thế giới bên trong mình với thế giới, một hướng đến mục đích thương mại.

Nếu xác định mình là một người sáng tạo, hãy hiểu rằng bạn đang tham gia vào một tương tác phức tạp với cả bản thân và thế giới, hãy xác định mình đang tạo nên một“Garfield” hay một“Calvin and Hobbes” và sẵn sàng cho một thế giới sinh ra từ đó.

Hãy cùng iDesign đến với một bài viết của tác giả Tyler Kleeberger, cùng phân tích phương thức sáng tạo của hai tác phẩm ‘Garfield’ và ‘Calvin and Hobbes’, từ đó đến với định nghĩa về “động lực nội sinh” và “động lực ngoại sinh” trong sáng tạo nhé!


“Tôi ghét ngày thứ Hai.”

Đây là một câu đùa tuyệt đỉnh – vô cùng liên quan và có giá trị vượt thời gian

Tuy nhiên nó không chỉ hài hước.

Đây chính xác là thứ mà nhà sáng tạo của “Garfield”, Jim Davis, suy nghĩ khi anh tạo ra mẩu truyện tranh nổi tiếng này.

“Peanuts” là tác phẩm nền tảng cho văn hóa sáng tạo các khung truyện ngắn (comic strip) được phát triển và là cơ hội để thế hệ những nhà sáng tạo tiếp theo khai thác lĩnh vực này. Và hai nhà sáng tạo giỏi giang xuất hiện – Jim Davis với “Garfield” Bill Watterson, nhà sáng tạo của “Calvin and Hobbes” tinh nghịch và đáng yêu. Dù bạn có thể liệt kê thêm “Denis the Menace” là tác phẩm nổi bật thứ ba, nhưng hai tác phẩm trên vẫn bật lên theo những cách vô cùng đa dạng và thú vị.

Một mẩu truyện trong loạt truyện tiên phong Peanuts của Charles M. Schulz

“Garfield”“Calvin and Hobbes” có cho mình hai hướng phát triển khác nhau, là yếu tố tạo nên hai kiểu mẫu dành cho bất kì ai dám dấn thân cho quá trình sáng tạo .

Garfield

Tạo hình chú mèo Garfield.

Điểm giống nhau giữa Davis Watterson (và những ai du ngoạn trong thế giới sáng tạo) là tinh thần thất bại là mẹ thành công. Jim Davis đã có trải nghiệm bị từ chối, điều này thúc đẩy anh đi một con đường hoàn toàn khác và phải cân nhắc lại nội dung của bộ truyện tranh không được chọn dù anh đánh giá nó rất cao. Sau nhiều nỗ lực yếu ớt để bán bộ truyện tranh còn sạn của mình cho các tờ báo, anh đã tạo ra được một nhân vật chính, một con ruồi tên Gnorm. Nhưng sau đó dự án này vẫn không thành công, nhưng là động lực cho Jim Davis sáng tạo ra Garfield.

Có nhiều mẩu truyện tranh lấy chó làm nhân vật chính, nhưng dường như nó không tạo được liên kết với những người yêu mèo, và đây chính là thị trường mà Davis cảm thấy hứng thú.

Từng là một nhân viên tiếp thị, Jim Davis không tạo ra Garfield xuất phát từ tình yêu nội tại bởi mục tiêu của anh luôn hướng đến việc thương mại. Chưa kể là anh không yêu thích việc làm các khung truyện tranh ngắn (trước đó anh có đôi lần theo đuổi con đường làm nghệ sĩ vẽ tranh hoạt hình), tuy nhiên thị trường khai thác các nhân vật dễ thương sẽ sinh nhiều lợi nhuận hơn. Sẽ có cơ hội để bán các sản phẩm liên quan và rất nhiều người đang chờ đợi để mua nó ở giai đoạn hiện đại hóa của nước Mỹ. Họ chỉ cần một nhân vật để xứng với số tiền bỏ ra.

Jim Davis.

Đó là lý do vì sao Davis không tập trung quá nhiều vào sự hài hước của các khung truyện. Anh chỉ tập trung vào việc tạo ra một câu chuyện kết nối với người đọc hoặc “một nhân vật lành tính và phù hợp với thị trường” theo như anh mô tả. Tiền đề cơ bản của mẫu truyện Garfield – một chú mèo chán chường, không có thiên kiến chính trị, không thuộc sắc tộc hoặc mang giới tính nào và cũng không tuân theo quy luật thời gian (một thủ thuật mà Davis lấy từ nhân vật Snoopy) – đã cho phép nhà sáng tạo tạo nên một câu chuyện có tính ứng dụng lâu dài.

Một khung truyện tranh phải dễ dàng hoàn thiện hoặc sáng tác.
Đây là điều rất quan trọng khi bạn xác định câu chuyện không phải là mục đích duy nhất, mà cái hướng đến là việc thương mại hóa nó.

Garfield trở thành loạt truyện được đăng tải trên báo nhiều nhất thế kỉ và cũng là yếu tố giúp Davis chuyển hướng kế hoạch sang thương mại.

Bạn có thể từng có cho mình một tượng mèo Garfield hoặc thấy chú mèo ấy trong quyển sách giáo khoa của mình. Là một nhà tiếp thị, Davis đã dành nhiều năng lượng để tạo sản phẩm và đưa ra thị trường thương mại. Anh cũng chú ý đến quy trình sản xuất, thậm chí tạm dừng việc bán hàng để tránh tình trạng bão hòa và tuyển một đội làm việc để thực hiện bản vẽ cho mình.

Kế hoạch đề ra cho Garfield đã đạt, tiền cũng kiếm được và Jim Davis đã tìm thấy những gì mình tìm kiếm.

Bởi thành công là mục tiêu được định trước, câu chuyện chỉ đơn giản là phụ phẩm.

Calvin và Hobbes

Bill Watterson thì tìm kiếm một thứ khác.

Bất kì ai có dịp nghe bài phát biểu của Watterson tại trường đại học Kenyon năm 1990 sẽ dễ dàng nhận ra con đường khác biệt mà anh đi.

Đồng thời, là một người tham khảo tác phẩm “Peanuts” của Chuck Schulz và là nạn nhân của nhiều lời từ chối (anh cũng từng thử nghiệm tạo hình nhân vật côn trùng), giống như Davis, anh cuối cùng cũng tìm đến ý tưởng tạo hình một con vật họ mèo thông qua hình hài chú hổ vằn Hobbes.

Từ những ngày đầu tuổi trẻ, cậu học sinh Watterson lớp 7 đã mơ về việc trở thành một nghệ sĩ vẽ tranh hoạt hình. Anh thể hiện sự xuất chúng khi từ một mẩu truyện bị từ chối – “In The Dog House”, sau đó phát triển thành loạt truyện về chú hổ dễ thương đi cùng cậu thiếu niên thích khám phá và chuyên gây rắc rối.

Dường như câu chuyện thể hiện chính cuộc đời Watterson, bởi ở tuổi 38, khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp với hơn 24 triệu quyển sách được bán ra khắp thế giới, anh lại nghỉ hưu.

Có lẽ vì là một cậu bé lớn lên ở thị trấn Ohio nhỏ bé, Calvin chỉ là sự diễn giải chính mình của anh. Sự sáng tạo của Watterson không hẳn là phương tiện dẫn đến thành công về danh tiếng hay tài chính mà là một cách để anh ghi lại thế giới mình biết và chia sẻ nó với những ai cùng suy nghĩ (và tình cờ có rất nhiều người như thế).

Bill Watterson.

Đối với Watterson, anh mở ra câu chuyện về một người bạn mà anh luôn ao ước khi bé, Hobbes, với trí tưởng tượng của đứa trẻ bên trong chúng ta. Theo lời anh:

“Calvin là nhân vật mang tính tự truyện bởi cậu ấy suy nghĩ về những vấn đề tương tự tôi, tuy nhiên Calvin phản ánh khoảng thời gian trưởng thành nhiều hơn là thời thơ ấu. Nhiều khó khăn của Calvin là ẩn dụ cho chính tôi. Tôi cho rằng đa số chúng ta già đi mà không hề không lớn và bên trong mỗi người trưởng thành (đôi khi không quá sâu) là một cậu bé hỗn xược muốn mọi thứ theo ý mình. Tôi lấy Calvin để đại diện cho sự non nớt của mình và cũng là cách để nhìn nhận những đặc tính tự nhiên của con người. Tôi sẽ không muốn Calvin xuất hiện trong nhà mình, tuy nhiên trên mặt giấy thì cậu ấy lại giúp tôi lục lọi và thấu hiểu cuộc đời mình.”

Watterson cố gắng viết một cách chân thật và khiến thế giới trở nên thú vị hơn để mọi người tự tìm hiểu.

Do đó, sự thành công là phụ phẩm của Watterson chứ không phải là mục tiêu được nhắm tới.

Điều này không chỉ được củng cố khi Calvin and Hobbes không được thương mại hóa, mà còn là lời từ chối quyết liệt của anh với việc thương mại hóa ấy. Chắc có lẽ bạn biết những miếng sticker dán xe hơi tai tiếng với hình ảnh Calvin tè lên trên tên các thương hiệu?

Watterson đã cố gắng ngăn cản việc sản xuất chúng. Thậm chí sau khi thất bại, anh vẫn cố gắng giữ khoảng cách giữa mình và sản phẩm nhiều nhất có thể (và không hưởng một đồng nào từ việc này).


Do đó, trong thế giới các khung truyện tranh, chúng ta có được một thế giới thu nhỏ gồm hai phương thức tạo tác nghệ thuật rất khác nhau.

Mỗi nhà sáng tạo đều cần động lực – Vậy nguồn động lực của bạn đến từ đâu?

Câu hỏi đặt ra trước mắt để suy nghĩ là, “Bạn có động lực từ đâu?”

Một cảnh trong A Boy Named Charlie Brown (1969) của Charles Schulz

Chúng ta đưa ra ví dụ về hai phương thức như trên:

  • Một người theo đuổi việc xây dựng thương hiệu, thương mại hóa sản phẩm, sáng tạo nghệ thuật như một phương tiện để đạt được những thành tựu văn hóa và lợi nhuận.
  • Người còn lại theo đuổi mục tiêu kể chuyện và giải phóng đam mê nằm rất sâu bên trong tâm hồn mình, mà có lẽ nó vẫn sẽ tuôn ra ào ạt dù cho không muốn động tới.

Một người sử dụng sáng tạo của mình có kế hoạch.

Người còn lại sáng tạo ra mọi thứ xuất phát từ thôi thúc bên trong.

Một người cuối cùng đã chọn đưa nghệ thuật của mình cho người ngoài, nhằm tập trung mở rộng kinh doanh và đạt lợi nhuận.

Người còn lại nghỉ hưu ở tuổi 38 và tiếp tục hành trình khám phá nghệ thuật của riêng mình.

Nếu bạn muốn thêm giá trị đạo đức vào những động lực này thì cứ việc, tuy nhiên đó không phải là điều mà tôi tập trung đến. DavisWatterson đều là những con người tài năng, hào phóng và làm rất nhiều điều tốt đẹp cho thế gian này. Những cách thức tiếp cận nghệ thuật riêng biệt của họ không mang tính chất tốt hoặc xấu hoàn toàn.

Thay vì vậy, độc giả thân mến, những gì tôi muốn nói là về tầm quan trọng của việc nhận ra bạn có động lực gì, để hiểu được lý do bạn tạo ra những gì mình làm.

Bởi hành động lấy một thứ gì đó trong đầu và mang nó ra cho thế giới ám chỉ rằng động lực chính là món quà – và xét về mặt tâm lý, động lực ấy sẽ xuất phát từ bên trong hoặc bên ngoài.

  • Động lực nội sinh – bạn tham gia vào quá trình sáng tạo vì mục tiêu cố hữu của nó.
  • Động lực ngoại sinh – quá trình sáng tạo là phương tiện để đạt được mục tiêu bên ngoài.

Yếu tố bên trong (Động lực nội sinh)

Nếu thiên kiến của tôi có mơ hồ về điểm này, hãy hiểu rằng tôi đang nói đến động lực nội tại trong đa số các tình huống. Tính chất bên trong hay bên ngoài không tốt hay xấu hơn so với yếu tố còn lại. Tuy nhiên từ kinh nghiệm cá nhân cho thấy động lực nội tại có xu hướng tạo ảnh hưởng tốt hơn.

Bạn không cảm thấy bị lưỡng lự giữa việc phải đạt được một mục đích nào đó bên ngoài hay phải tạo nên một tác phẩm tốt theo thị hiếu. Tôi tin rằng sáng tạo có ý nghĩa sẽ đến dễ dàng hơn khi kết quả xuất phát từ tâm hồn bạn và thể hiện được bản thân trong tác phẩm mình làm. Giá trị mang đến cho người tiếp nhận món quà này từ bạn sẽ không bị những mục tiêu khác quấy rầy.

Khi tạo ra một thứ gì đó vì mục tiêu có sẵn, bạn không bị chi phối bởi những con số, sự phát triển, lời tán dương hay cạnh tranh mà bởi niềm vui, thử thách và trải nghiệm bạn nhận về. Bạn không cần bất kì thứ gì khác khi điều này xuất phát từ sâu trong tâm can mình. Thay vì để sáng tạo là phương tiện để đạt được những mục tiêu bên ngoài, mọi thứ xảy ra vì chính bản thân bạn.

Tôi không chỉ nói về tính chân thật của phương thức này, mà còn nhận thấy rằng nó giúp người sáng tạo dễ thành công hơn. Bạn sẽ thấy kết quả hiện diện rõ ràng khi không chủ đích theo đuổi chúng. Đồng thời, dù chẳng đạt được thêm điều gì khác, bạn vẫn cảm thấy hài lòng với sáng tạo của mình.

Động lực nội tại đặt ra câu hỏi, “Nếu kết quả duy nhất từ quá trình sáng tạo là sự công nhận về việc tôi chính là người tạo ra nó, thì liệu tôi có thấy đủ không?”

Yếu tố bên ngoài (Động lực ngoại sinh)

Dù có vẻ hấp dẫn hơn, động lực ngoại sinh có thể khó khăn hơn – tựa như một cái thang mà cứ leo mãi nhưng không biết khi nào đến nơi.

Dù không mang tính tiêu cực, nhưng các mục tiêu bên ngoài thường khó đạt được và nhiều thử thách hơn. Nhiều vấn đề phát sinh như:

  • Bạn sẽ bỏ lỡ thú vui trong quá trình sáng tạo (bởi bạn bị kết quả cuối cùng làm phân tâm).
  • Bạn mất hình dung về đối tượng độc giả mà mình hướng đến – bạn xác định họ như một công cụ để phục vụ cho mục đích thương mại của mình. Nó khác với việc bạn sáng tác vì bạn quan tâm và muốn chia sẻ với đối phương.
  • Nếu bạn chấp nhận cuộc chơi và đạt được điều mình đang theo đuổi, đôi khi bạn lại thất vọng vì “hóa ra nó không như mình tượng”

Mọi thứ có thể chẳng bao giờ là đủ.

Những gì bạn tìm đôi khi không thực sự là điều bạn cần, trong khi nghệ sĩ có động lực nội sinh vốn chỉ cần đặt cây bút lên tờ giấy thôi là thấy đủ. Biết đâu đó là lúc bạn nhận ra mình không cần những phần lợi ích hay mục tiêu gì, mà chỉ hướng đến việc tạo ra nghệ thuật.

Tôi thường tránh xa những nhà sáng tạo chỉ hướng đến việc thương mại. Tôi không thích ý nghĩ rằng họ đang tạo ra lợi nhuận từ tôi bằng cách tìm cách thỏa mãn tôi với sản phẩm của họ. Nó thiếu đi sự kết nối, ý nghĩa và giá trị giữa con người với con người. Tôi không muốn là dữ liệu thống kê của ai đó và không muốn tham gia khi hai bên chỉ đang sử dụng đối phương để phục vụ chính mình. Mọi chuyện chỉ quy về việc tôi nhận sản phẩm hoặc trải nghiệm và họ thu về lợi ích từ sự tiêu thụ.

Một cảnh trong It’s the Great Pumpkin, Charlie Brown của Charles Schulz

Bên cạnh những vấn đề tiềm ẩn mà kiểu động lực này tạo ra, nhiều cá nhân có động lực ngoại sinh sẽ thành công và nổi tiếng hơn. Đồng thời những mục tiêu ngoại sinh này cũng có thể để trở thành yếu tố xúc tác để tạo nên nhiều tác phẩm xuất sắc.

Tuy nhiên cũng có rủi ro khi bạn cứ cố gắng cân nhắc xem mọi thứ liệu có xứng đáng chưa. Đó là nỗi lo về việc liệu có nên biến đam mê thành công việc. Từ đó chúng ta không thể tận hưởng quá trình và lo sợ rằng mình sẽ bỏ lỡ điều gì đó. Do đó, cần cẩn thận khi để động lực ngoại sinh tác động đến công việc của mình. Nếu chọn điều này, chúng ta cần trung thực với những gì diễn ra trong quá trình ấy.

Nếu bạn nghiêng về động lực nội sinh, hãy chuẩn bị rằng bản thân sẽ bỏ lỡ loại danh tiếng mà văn hóa ngày nay đang đề cao. Đây là lý do vì sao rất khó để có thể sáng tạo chỉ từ bên trong. Những lợi ích đến từ tác phẩm sẽ luôn làm giảm động lực nội tại của bạn một cách nhất định.

Chưa kể đến việc kiếm sống qua ngày sẽ dễ dàng hơn khi bạn có nhiều tiền.

Việc đi từ động lực nội sinh rồi biến nó thành động lực ngoại sinh là điều bình thường. Đây được biết đến như “Hiệu ứng dư thừa”, khi bạn bắt đầu thấy “mất đi sự yêu thích mình có ban đầu”. Cầu thủ không còn yêu mến trận đấu nữa bởi mọi thứ đã quy về tiền bạc, nhà sáng lập công ty cảm thấy lạc lõng giữa thị trường và nhà văn không còn tìm thấy đốm lửa sáng tạo để giữ vững bản thân trong môi trường đầy cạnh tranh.

Ngay khi bạn xác định muốn sáng tạo thứ gì đó, hãy hiểu rằng bạn đang tham gia vào một tương tác phức tạp với bản thân và cả thế giới. Một bài đăng trên phương tiện xã hội, dù là để bản thân thấy vui hơn hay muốn thú hút chú ý cho sự nghiệp của bản thân – hãy nhận thức được yếu tố tác động tới mình, là ngoại sinh hay nội sinh, và cách nó phản ánh thế giới mà bạn muốn sống.

Dù bạn sáng tạo điều gì, hãy xác định mình đang tạo nên một “Garfield” hay một “Calvin and Hobbes” và sẵn sàng cho một thế giới sinh ra từ đó.

Tác giả: Tyler Kleeberger
Người dịch: Đáo
Nguồn: Medium

Cùng tác giả

#Tag

bill watterson calvin and hobbes exstrinsic garfield instrinsic jim davis personal growth strip comic đảo động lực

iDesign Must-try

Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 2)
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 2)
Để khách hàng ghi nhớ tên thương hiệu, bạn cần phải thể hiện nhiều hơn là vẻ đẹp về mặt hình ảnh. Trong phần 2 của bài viết này, các…
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng xây dựng thương hiệu dành cho năm 2022 (Phần 1)
Nếu bạn đang muốn tạo dựng một thương hiệu, tân trang lại mọi thứ hoặc đơn giản là muốn cập nhật các phong cách xây dựng thương hiệu mới nhất…
Hướng dẫn tự làm tác phẩm nghệ thuật cắt dán chủ đề siêu thực
Hướng dẫn tự làm tác phẩm nghệ thuật cắt dán chủ đề siêu thực
Hoạt động cắt dán thúc đẩy phá vỡ các quy tắc và kết hợp những yếu tố khác nhau theo nhiều cách bất ngờ. Hãy cùng iDesign khám phá một…
Những bức tranh về động vật nổi tiếng và nơi tìm ra chúng (Phần 2)
Những bức tranh về động vật nổi tiếng và nơi tìm ra chúng (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta sẽ cùng điểm qua các bức tranh nổi tiếng về loài chó, khỉ và cừu cùng những câu chuyện thú…
Những bức tranh về động vật nổi tiếng và nơi tìm ra chúng (Phần 1)
Những bức tranh về động vật nổi tiếng và nơi tìm ra chúng (Phần 1)
Từ những bức tranh trong hang động cổ xưa đến những tác phẩm sống động khắc họa các loài vật, những bức tranh về động vật nổi tiếng đã xuất…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…