Chất vải quý làm từ lá dứa tại Philippines

Chớm đầu thế kỷ 17, chất liệu vải từ lá dứa được chú ý bởi vẻ diễm lệ mà nó đem lại.

“Piña như một cách pha trộn từ vải”, phát biểu bởi vị giáo sư trợ giảng lịch sử Philippines – Dr. Michael Gonzalez tại đại học thành phố San Francisco và cũng là giám đốc giáo dục và nghiên cứu dự án phi lợi nhuận “Hinabi” với mục đích nâng cao ý thức về truyền thống dệt may tại Philippines.

Dứa là loại trái cây địa phương tại Brazil, thực dân Tây Ban Nha mang chúng đến Philippines và người dân đã vận dụng nghề thêu gia truyền tại địa phương để biến những thớ dứa thành những sợi tơ piña mỏng nhẹ như sa. Đến thế kỷ 18, những người di cư Trung Hoa du nhập khung cửi, từ đó “nâng cấp” phương pháp dệt vải.     

Họa tiết thêu từ sợi piña trên y phục vào thời nhiếp chính

Quy trình làm vải piña đã thay đổi nhiều so với ngày trước. Khu vực trồng vải piña chủ yếu ở gần Kalibo, thủ phủ của tỉnh Aklan và thưa dần về phía Puerto Princesa (Cảng Công Chúa) tại Palawan. Cả hai nơi đều có lượng mưa nhiều, thích hợp cho việc trồng dứa đỏ – nguyên liệu cần thiết làm ra sợi piña (Lá của dứa đỏ có thể mọc dài đến 1 yard.(1yard = 0,9144 mét)).

Sau khi thu hoạch lá cây và tước bỏ các cạnh gai, những thợ làm vải piña sử dụng miểng sứ chài bỏ gai, để lộ thớ dứa ra ngoài. Sau cùng, họ thay miểng sứ bằng miếng vỏ dừa nhẹ nhàng hơn. Khi những sợi tơ mảnh như tóc xuất hiện, chúng được gột rửa hoàn toàn trong “nước sông thuần khiết” để loại bỏ đường glucose còn sót lại, ông Gonzalez giải thích.

Sau thu hoạch, lá dứa được cạo bỏ phần gai bằng nửa miểng dĩa sứ.

Sau khi hong khô, thớ dứa vòng lộn với nhau, dính chặt thành chỉ mành và được dệt thành vải. Người dân phải mất thêm nhiều tháng ròng nữa mới có thể thu “vụ” vải tiếp theo. Tuy nhiên, tới đây vẫn chưa phải là kết thúc bởi người Philippines chuộng họa tiết thêu trên các sản phẩm làm vải piña truyền thống. Phong cách thiết kế họa tiết thay đổi từ đơn giản đến hệ thực vật và các nhân vật. Họa tiết càng cầu kỳ thì giá thành càng được độn lên.


Làm thế nào vải piña một bước từ hàng trang sức dành cho khách hàng Philippines quý phái đột nhập vào giới hoàng gia Châu Âu?

Đấy là nhờ vào tình yêu của châu Âu với những quả dứa. Vào đầu thế kỷ 18, đối với người Châu Âu, dứa được xem là loại trái cây ngoại lai, đến từ các vùng thuộc địa xa xôi. Giới thượng lưu tranh nhau để có được loại quả này, và chúng nhanh chóng trở thành biểu tượng của phú quý và xuất hiện ngay cả trong hoa văn kiến trúc và nghệ thuật. Những người trồng vườn xây các “nhà kính” dứa, tức là hết thảy khu vườn chỉ trồng độc mỗi dứa.

Khung cửi tầng dùng trong dệt vải piña của một hợp tác xã thêu may  

Một vài phục trang không hề mang vẻ ngoài rực rỡ, nhưng nhờ chất vải piña mà “thơm lây”. Theo Dr. Kate Strasdin – Giảng viên thâm niên trong viện Thời Trang và Dệt May tại đại học Falmouth, kết cấu mảnh dẻ của piña vừa phù hợp với xu hướng thời trang tại Anh quốc, đặc biệt là vào đầu nửa thế kỷ 19. Thầy Strasdin đưa ra dẫn chứng từ bộ váy thắt eo làm từ vải piña vào thời nhiếp chính có mặt trong bộ sưu tập tại viện bảo tàng mỹ thuật Metropolitan như một ấn dấu về nét kiêu sa diễm lệ trường tồn cùng thời gian từ dứa. Dọc theo đáy viền là một thiết kế xa hoa với những quả dứa được đúc từ vàng.   

Vải Piña được ghi nhận là một trong những kiệt tác trong Great Exhibition của năm 1851 (Đại Triển Lãm hay Triển Lãm Cung Điện Thủy Tinh là nơi tổ chức triển lãm quốc tế được xây dựng từ lâu và nổi tiếng tại London) và trong suốt cuộc chiến tranh vùng Krym (Người đương thời gọi đây là chiến tranh nước Nga, giữa lực lượng quân sự châu Âu gồm Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ và Sardegna chống lại Đế quốc Nga.), vải dứa trở thành lựa chọn thay thế cho loại vải lanh đã bị ngừng cấp từ phía Nga.

Vào năm 1862, công chúa Alexandra của Đan Mạch nhận được quà cưới là một chiếc khăn tay làm từ vải piña. Đôi lúc, chất liệu này được dệt trên những loại vải khác, tô điểm nét ngoài lộng lẫy kiêu kỳ trên thớ vải. Cả hai người thầy Strasdin và Gonzalez đều cho rằng một vài y phục làm từ vải piña trong các bộ sưu tập của bảo tàng có thể vẫn chưa được xác thực do thiếu những ghi chép thời đầu và các phân tích liên quan đến chất vải.

Động tác đính cúc lên chiếc áo Barong Tagalog truyền thống tại Philippines.

Quay trở lại với đất nước Philippines, quá trình sản xuất vải piña bị ảnh hưởng nhiều bởi thiết kế và nhu cầu ở châu Âu. Không giống các vải dệt khác ở địa phương, ông Gonzalez nói “Piña gắn chặt với lịch sử thuộc địa,” Do ảnh hưởng từ những nhà truyền giáo và thương nhân, xu hướng thêu sợi piña như may ren lên các thiết kế châu Âu rất thịnh hành vào thế kỷ 18 và 19.

Trong nước, người dân khai thác tính mỏng nhẹ từ sợi piña dùng trong tiết trời nóng bức và vẻ đẹp nhẵn bóng của nó. Ông Gonzalez cho biết, sau “cơn lũ” sợi bông giá rẻ từ Anh quốc ập vào chợ Philippines, ngành dệt vải piña đã thay đổi. Công việc dệt trở thành việc nội trợ. Hầu hết hộ gia đình trung lưu đều có khung cửi dệt sợi piña. Ông Gonzalez nói thêm “Như thể sở hữu đàn piano,” bối cảnh này tiếp diễn đến thế chiến thứ hai “phá hủy hầu như mọi thứ”. Trong quá trình tái xây dựng, ngành thêu sợi piña đòi hỏi tính cần cù ấy đã bị bỏ lại bên lề.  

Cổ áo làm từ vải piña ở Philippines vào khoảng những năm 1890

Thế nhưng, ông Gonzalez cho biết, vào khoảng những năm 1960, nhân loại đã chứng kiến sự phục hưng của quốc gia trỗi dậy từ trong cái gọi là “thời trang sống còn”. Cựu đệ nhất phu nhân gây nhiều dư luận – Imelda Marcos tại Philippin cũng đã đóng góp một phần vào thời kỳ vực dậy này khi những bộ váy làm từ vải piña của bà trở nên được ưa chuộng. Lợi ích toàn cầu cũng từ đó mà tăng dần, một phần dựa trên tiềm năng bền, có thể thay thế những “đối thủ” khác của sợi piña.

Xét đến khả năng tiêu tốn nhiều nhân lực, ông Gonzalez nghĩ viễn cảnh nền công nghiệp dứa khổng lồ không thể vực dậy trong một sớm một chiều. Một phần nhiệm vụ của dự án “Hinabi” là khuyến khích giới trẻ Philippin học tập các kỹ thuật dệt truyền thống. “Hầu hết số tuổi trung bình của các thợ dệt đều ở ngũ tuần,” ông nói, cứ chứng kiến những quốc gia khác như Nhật Bản mà xem, họ gần như mất sạch những truyền thống dệt cổ truyền của mình.

Ông tin rằng một phần trong kế hoạch thúc đẩy sự tiếp nối là đẩy mạnh hàng piña như một loại vải dệt nhập khẩu, cùng lúc hỗ trợ các cộng đồng dệt trong nước. Ngày nay, ngành dệt cũng như dệt sợi piña là một phần không thể tách rời trong bản sắc dân tộc Philippines, Gonzalez nói, và người dân cần góp phần đảm bảo truyền thống mãi được lưu truyền.

Nguồn: Atlas Obscura
Người dịch: Jane
Ảnh bìa: Elle
Ảnh: Atlas Obscura


Cùng tác giả

#Tag

bản sắc dân tộc di sản xu hướng thời trang Philippin piña truyền thông vải lá dứa

iDesign Must-try

Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Bộ lịch 2022 truyền tải vẻ đẹp làng quê Việt của Nhật Thắng
Những ngày Tết đến xuân về thường là dịp để tôn vinh văn hoá truyền thống cũng như hướng về quê hương. Vẻ đẹp của văn hoá Việt Nam thể…
|Bản đồ chất liệu| Sợi Piña - Chất liệu của giới thượng lưu Philippines
|Bản đồ chất liệu| Sợi Piña - Chất liệu của giới thượng lưu Philippines
Vải sợi dứa được coi là nữ hoàng của các loại vải ở Philippines và được giới thượng lưu Philippines ưu ái lựa chọn. Những người quan tâm về sức…
Đồ chơi thủ công rực rỡ mang giá trị lịch sử Nga của KOTOK Playthings
Đồ chơi thủ công rực rỡ mang giá trị lịch sử Nga của KOTOK Playthings
KOTOK Playthings là hãng thiết kế đồ chơi gỗ có trụ sở ở St-Petersburg. Sản phẩm của họ được thực hiện bởi bàn tay những người thợ đẽo gỗ và…
Phong bao lì xì ở mỗi quốc gia có gì khác biệt?
Phong bao lì xì ở mỗi quốc gia có gì khác biệt?
Phong tục lì xì ở các quốc gia Châu Á có gì khác nhau và bao lì xì của họ có sự khác biệt thế nào?
Việt Nam truyền thống và rực rỡ trong các tác phẩm của Kris Nguyễn
Việt Nam truyền thống và rực rỡ trong các tác phẩm của Kris Nguyễn
Kris muốn khai thác nhiều góc nhìn hơn về văn hóa cung đình Huế để thể hiện một Việt Nam truyền thống không chỉ đơn sơ, giản dị mà còn…
Ngôi nhà cổ trong dự án tái tạo kiến trúc văn hóa được tu bổ thành một ‘phòng thí nghiệm sống’
Ngôi nhà cổ trong dự án tái tạo kiến trúc văn hóa được tu bổ thành một ‘phòng thí nghiệm sống’
Căn nhà cổ xưa nằm trong ngôi làng phụ thuộc quân sự Tân Hoàng Phố ở Đài Loan được HAO Design, một công ty thiết kế kiến trúc tại Đài…