Hiroshi Nagai - Họa sĩ đứng đằng sau những bìa album City Pop của thập niên 80

Ai là người đã thực hiện những bìa album City Pop? Cùng tìm hiểu xem sự ảnh hưởng giữa hội họa và City Pop như thế nào.

Khi nhắc đến sự thành công của những album City Pop ở Nhật vào thập niên 80, chúng ta không thể không nhắc đến những chiếc bìa album được thực hiện bởi Hiroshi Nagai.

City Pop là gì?

City Pop là một thuật ngữ mà hiện nay người nghe nhạc dùng để mô tả nhạc Nhật vào thời kỳ bong bóng kinh tế vào cuối thập niên 70 và trong suốt thập niên 80. Vào thời điểm đó, người Nhật gọi chung những ca khúc City Pop mang giai điệu funk, soul, disco, boogie,… là “âm nhạc mới” (new music).

Những ca khúc City Pop thường được lấy cảm hứng về mùa hè, biển cả, tình yêu hay cảm xúc lạc lõng giữa thành phố tráng lệ. Tuy nhiên thể loại nhạc nhanh chóng thoái trào khi khủng hoảng kinh tế xảy ra vào đầu thập niên 90 ở Nhật, các nghệ sĩ dần thay đổi lối sáng tác khi đời sống của mọi người ảm đạm trở lại.

Nhờ sự ảnh hưởng của meme Vaporwave, City Pop có lại cơ hội nổi tiếng lần nữa.

Với sự ảnh hưởng đến từ meme Vaporwave vào những năm 2010, City Pop lại sống lại thời hoàng kim của nó. Nhiều người bắt đầu tìm nghe lại những album của thập niên 80, cũng như các nghệ sĩ trẻ cũng cho ra mắt những sản phẩm đem lại cảm giác tương tự. Tuy nhiên, một món ăn tinh thần của City Pop chính là những bìa album với tông màu xanh biển chủ đạo đem lại cho người nghe một cảm giác yên bình và hoài niệm dù họ chưa từng sống vào thời kỳ đó.

Sự ra đời của những bìa album City Pop

Phần lớn những họa sĩ thực hiện bìa album City Pop đều ảnh hưởng từ Pop Art của phương Tây, nhưng mang hình ảnh mùa hè. Trong số những cái họa sĩ nổi tiếng như Eijin SuzukiSeizo Watase, Hiroshi Nagai lại là người thực hiện các bìa album City Pop từ những ngày đầu và sở hữu nhiều tác phẩm hơn cả. Ở thời điểm hiện tại, ông đã bước sang tuổi 73 nhưng vẫn nhiều nghệ sĩ đặt hàng ông vẽ bìa album mang phong cách City Pop.


Hiroshi Nagai là người thực hiện nhiều bìa album City Pop nhất trong thập niên 80.

Sinh năm 1947 trong một gia đình có bố là họa sĩ tranh sơn dầu, ngay từ nhỏ ông đã sớm được tiếp xúc với hội họa khi hay xem bố mình làm việc. “Bố của tôi không vẽ để kiếm tiền mà ông ấy vẽ bằng cả sự đam mê của mình. Điều đó đã thôi thúc tôi đi vẽ, nhưng vì lối vẽ của tôi mới hơn so với bố và những họa sĩ ở khu vực nên tôi đã chuyển lên Tokyo để làm một họa sĩ,” ông nói.

Ông từng đi thăm nước Mỹ vào năm 1973 và bị hút hồn bởi những tác phẩm Pop Art ở đó. Những trải nghiệm từ chuyến đi đã khiến ông bắt đầu sử dụng những tông màu xanh đậm cho tác phẩm. Rồi từ đó, ông ảnh hưởng thêm trường phái siêu thực (surrealism) và thêm cả trường phái cực thực (hyper-surrealism). Chúng ta có thể thấy nhiều điểm tương đồng giữa tranh của ông với tranh của danh họa David Hockney, nhưng ông không ảnh hưởng trực tiếp từ vị họa sĩ người Anh mà ông sáng tạo theo chính góc nhìn thẩm mỹ của mình.

Tác phẩm “A Bigger Splash” (1967) của David Hockney là một trong những tác phẩm nổi tiếng của trào lưu Pop Art.
Tác phẩm “Poolside-Towel” (2019) của Hiroshi Nagai.

“Tôi đã thi rớt vào Đại học Nghệ thuật. Thay vào đó tôi chọn tham gia một khóa học phác thảo với mục tiêu mới là để trở thành một họa sĩ thiết kế thời trang. Tuy nhiên, tôi không theo đuổi lâu vì nhận ra mình không phù hợp, nhưng tôi vẫn mong muốn trở thành một phần của cộng đồng nghệ thuật ở Tokyo. Lúc đó tôi rất hứng thú với các tác phẩm của các họa sĩ siêu thực như Rene MagritteSalvador Dalí. Vì vậy, thay vì vẽ minh họa về thời trang, tôi bắt đầu làm việc cho các công ty sản xuất truyền hình, vẽ đạo cụ cho các bộ phim, sân khấu và phông nền của họ. Đó chỉ là một công việc bán thời gian và hầu như khá đơn điệu vì tôi chủ yếu vẽ đen trắng, nhưng đó là một điểm khởi đầu tuyệt vời,” ông chia sẻ.

Mặc dù bắt đầu sự nghiệp vào thập niên 70, nhưng thập niên 80 mới là đỉnh cao của ông khi City Pop xuất hiện. Nghệ sĩ đầu tiên mời ông cộng tác để vẽ tranh là một trong những người đi đầu trong trào lưu City Pop là Eiichi Ohtaki. Chàng nghệ sĩ đã tìm đến Hiroshi Nagai sau khi bị cuốn hút bởi các cuốn sách tranh mùa hè mà ông thực hiện vào thời điểm bấy giờ. Bên cạnh đó, Eiichi cũng từng thừa nhận rằng các ca khúc trong album “A Long Vacation” (1981) đều được lấy cảm hứng từ tranh của Hiroshi. Với sự thành công ngoài sức mong đợi của album khi ra mắt, sự nghiệp của cả hai người đều lật hẳn sang một trang khác.

Bìa album “A long Vacation” (1981) đã thay đổi hoàn toàn sự nghiệp của Eiichi Ohtaki và Hiroshi Nagai.
Bìa album “A long Vacation”phiên bản kỷ niệm 40 được Hiroshi Nagai làm việc vùng họa sĩ truyện tranh Hideyasu Moto.

Vì sao phần lớn những bìa City Pop đều là về mùa hè?

Nói về “mùa hè” trong những tác phẩm của Hiroshi Nagai thì phần lớn cảm hứng của ông vẫn là mùa hè ở bờ Tây của Mỹ và ở đảo Hawaii. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy phần lớn các tác phẩm của ông vẽ không giống vùng nào ở Nhật, ngay cả ông cũng từng chia sẻ rằng ông tưởng tượng ra những khung cảnh từ các bức hình chụp ở vùng bờ Tây bên Mỹ trong các chuyến du lịch. Ngoài ra, ông cũng chia sẻ rằng bản thân ông sẽ làm việc năng xuất hơn khi mùa hè đến.

Cũng như Hiroshi Nagai, Eijin Suzuki cũng là một họa sĩ lấy cảm hứng về mùa hè ở bờ Tây nước Mỹ và niềm yêu thích của ông với xe hơi.

Có hai lý chính do để lý giải vì sao các bìa album City Pop đều mang hình ảnh là các thành phố ở Mỹ. Thứ nhất, thập niên 80 là giai đoạn bong bóng kinh tế ở Nhật và cũng là lúc mà văn hóa phương Tây còn ảnh hưởng, thế nên nhiều người Nhật tin rằng sự hào nhoáng của nước Mỹ chính là lối sống thượng lưu mà họ muốn theo đuổi. Thứ hai, phần lớn “thành phố” được nhắc trong những ca khúc City Pop thường do tưởng tượng từ một địa điểm nào thuộc phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Nhìn chung thì phần lớn các nghệ sĩ đều mơ tưởng và viết nhạc về một “thành phố” mà nó không nằm ở nước Nhật.

Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về xã hội Nhật vào giai đoạn của City Pop thông qua cuốn sách tranh Hiroshi Nagai: Paintings for Music vừa được ra mắt vào 5/12 năm 2020. 

Một số tác phẩm khác của Hiroshi Nagai:

Bìa single “No Way Back” cho nhóm nhạc AAA năm 2017.
Bìa album tổng hợp “Pacific Breeze vol. 1” (2019) bao gồm những ca khúc City Pop từ 1976–1986.
Bìa album tổng hợp “Pacific Breeze vol. 2” (2019) bao gồm những ca khúc City Pop từ 1972–1986.
Bìa album “Talio” (2020) của Ryusenkei/Hitomitoi.

Biên tập: Navi Nguyen

Cùng tác giả

#Tag

âm nhạc âm nhạc và thiết kế city pop hiroshi nagai Japanese artist Vintage art

iDesign Must-try

Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Đáng yêu thật đó! Đóa hoa nhỏ đang cười
Những nụ cười tỏa nắng của bông hoa nhỏ hồn nhiên đã được Saki ghi lại hoàn hảo, cảm giác chân thực đến người xem cũng đã không ít lần…
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
Thế giới ảnh thêu xưa cũ đầy màu sắc của Han Cao
Thế giới ảnh thêu xưa cũ đầy màu sắc của Han Cao
Với những đường thêu tinh tế, Han Cao thổi một làn gió mới vào những bức ảnh bị lãng quên.
Bộ nhận diện rung cảm như thanh âm của Sun Symphony Orchestra, dàn nhạc tư nhân Việt Nam
Bộ nhận diện rung cảm như thanh âm của Sun Symphony Orchestra, dàn nhạc tư nhân Việt Nam
Do Sun Group thành lập, Sun Symphony Orchestra là một trong những dàn nhạc tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Lấy cảm hứng từ tầm nhìn và hoài bão…
Sound of Metal - Một bộ phim âm nhạc ‘yên lặng’
Sound of Metal - Một bộ phim âm nhạc ‘yên lặng’
Cùng tìm hiểu bộ phim Sound of Metal đã đạt được những thành tựu điện ảnh nào!