Làm cách nào để tự học các nguyên tắc nghệ thuật cơ bản?

Christian Bunyan tham gia với trang Dribbble để chia sẻ con đường của mình trong hành trình học hỏi về nghệ thuật với ngân sách khiêm tốn. Thêm vào đó là việc tìm hiểu những lợi ích bất ngờ của việc nắm vững điều cơ bản từ phát triển kỹ năng tư duy trực quan, khả năng thiết kế của bạn và nhiều hơn thế nữa.

Minh họa bởi Anaz

Về tác giả: Tên tôi là Christian Bunyan. Tôi đã tham gia ngành truyền thông từ năm 2001 với tư cách độc lập cũng như hợp tác với các công ty quảng cáo quốc tế. Tôi kết hợp Digital Marketing với thiết kế và copywriter; đồng thời dành khoản tiền đáng kinh ngạc để học những thứ chỉ liên quan đến công việc hàng ngày của mình. Bạn có thể kết nối thêm với tôi tại trang web couldyouchangetheending.com


Sau khi đi đến thỏa thuận với thực tế là sẽ luôn có một số lượng nghệ sĩ gần như vô hạn tốt hơn bạn, mong muốn về địa vị và lời khen ngợi mất dần.
Chỉ tác phẩm và chính nó thôi là đủ.


Trước hết, tại sao ta nên học các nguyên tắc nghệ thuật cơ bản?


Tôi đặt câu hỏi này vì nhiều người không thấy nó cần thiết. Tôi đã dành nhiều năm tại các agency sáng tạo, nơi ưu tiên minh họa đơn giản và mang tính đồ họa nhiều hơn. Các phong cách phức tạp bị gạt bỏ vì được cho là ‘nhàm chán’.

Và các nền tảng như trang Dribbble có đầy đủ các tác phẩm phi truyền thống xuất sắc, vì vậy có thể bạn không thấy sự cần thiết của việc học các nguyên tắc nghệ thuật cơ bản nữa. Điều đó ổn thôi.

Nhưng dưới đây tôi sẽ cho bạn biết một số lí do tại sao tôi muốn tìm hiểu về chúng.


Creative Corner bởi Ranganath Krishnamani

Một số thách thức cho mục tiêu của tôi:

  1. Ngân sách có hạn. Tôi vừa nghỉ việc để làm một freelancer.
  2. Thời gian có hạn. Con trai bốn tuổi của tôi cần tám triệu bánh sandwich bơ mỗi ngày!

Chỉ hai điểm này đã chứng tỏ rằng việc có bằng cấp ba năm học ở một ngôi trường chính hiệu là không khả thi.


Tôi yêu Youtube, nhưng nó chưa đủ.

Tôi không thể nhớ chính xác những gì mình đã xem (vì đấy là tận 10 năm trước), nhưng dưới đây là những người mà tôi muốn giới thiệu đến bạn hôm nay:

Lưu ý: hầu hết các kênh này tập trung vào concept art. Tuy nhiên, lời khuyên của họ có thể áp dụng cho vô số trường hợp.

  • Ethan Becker: Ethan làm việc trong ngành hoạt hình đồng nghĩa với việc anh phải vẽ nhanh. Lời khuyên của Ethan vì thế thường đơn giản và thiết thực. Anh cũng hay vung dao xung quanh và đe dọa mọi người, điều này hài hước hơn là bạn tưởng tượng.
  • Marco Bucci: Marco là một trong những giáo viên của tôi; kênh YouTube của anh là một nơi tuyệt vời để bắt đầu với những lý thuyết nghệ thuật phức tạp hơn. Giống như tính cách của Marco, các video của anh rất thân thiện và sâu sắc.
  • Proko: Họa sĩ Stan Prokopenko dạy về giải phẫu học. Nếu bạn nghe thấy từ ‘brachialis’ và tưởng tượng ra một con khủng long kì quặc thì đây là nơi để bạn tự khai sáng đấy.

Youtube đã giúp tôi vượt qua giai đoạn khó khăn kia cùng một số dự án cá nhân. Tuy nhiên tới một lúc, tôi cần nhiều hơn thế.


Illustrator vẽ bởi SAM JI cho Shakuro

Học nữa, học mãi

Có rất nhiều trường nghệ thuật trực tuyến ấn tượng. Chẳng hạn như Learn Squared, Schoolism, CG Spectrum — danh sách này có thể kéo dài mãi. Thời gian trước đây, tôi thường thích dành thời gian cho môi trường nào có vẻ được gầy dựng chỉn chu nhất: các lớp học trực tiếp, có thời hạn nộp bài cũng như phản hồi cá nhân và hệ thống học dựa trên các học kỳ (semester-based); nó như là phiên bản khác của một trường học ngoài đời thực vậy.

Tôi cũng muốn một hình thức thực tế của giáo dục nghệ thuật. Không vòng vo. Chỉ cần một ‘hộp công cụ’ để tôi có thể thực hiện việc chuyển suy nghĩ của não lên trang giấy (hoặc màn hình).

Tôi chọn concept art bởi vì nó có tính hiệu quả cao như tôi mong muốn: sự đòi hỏi liên tục của Hollywood yêu cầu lĩnh vực này cần một quy trình làm việc hợp lý.

Khái niệm cơ bản của concept art là nền tảng nghệ thuật.

Mặc dù nhấn mạnh vào công nghệ, concept art thường đi ngược về quá khứ. Rodin, Rembrandt, Thời kỳ hoàng kim của Minh họa (The Golden Age of Illustration), chín họa sĩ trứ danh của Disney (Disney’s Nine Old Men), và (thường xuyên nhất) là John Singer Sargent. Phải mất một tuần để tôi thật sự vượt qua định kiến ban đầu rằng các trường học trực tuyến không phải là một hình thức giáo dục thấp kém.

Tôi đã dành hơn một năm tại CGMA, viết tắt của Computer Graphics Master Academy. Hai khóa học mỗi học kỳ. CGMA thật sự tuyệt vời. Đó cũng là một trong những môi trường học tập khắc nghiệt nhất mà tôi đã trải qua, có lẽ là khó khăn nhất.

Vài ví dụ ngắn gọn về những gì tôi đã học được:

  • Phối cảnh. Cũng như thời trung học, thứ tôi học được là phối cảnh một điểm và hai điểm tụ. Nhưng đồng thời, làm thế nào để bạn thiết lập một khung lưới cong để tạo ra một phối cảnh chao đảo theo chiều dọc như phần mở đầu của bộ phim Akira?
  • Một bức tranh không phải là một bản vẽ. Điều này chẳng phải rất hiển nhiên sao? Nhưng nó không như thế với tôi trước đây. Tôi từng cho rằng những bức tranh là các nét vẽ được lấp đầy bởi màu sắc. Sự khác biệt cơ bản là vẽ đồng nghĩa với việc suy nghĩ theo đường nét, và tranh thì đòi hỏi phải suy nghĩ theo hình khối.
  • Các hình elip. Và khối hộp. Và hình nón. Và các vòng tròn. Và nhiều hình elip hơn nữa. Tôi có một chồng giấy cao cả mét cạnh bàn làm việc, chủ yếu được lấp đầy bởi các bài hình học lớp ba. Những điều sơ khai là nền tảng nghệ thuật cơ bản nhất, từ đó mà tất cả những thứ khác được tạo thành.


Các lợi ích không ngờ tới


Việc học concept art chưa thể biến tôi trở thành một concept artist, nhưng nó đem tới một vài lợi ích khác:

  • Tôi trở thành một người sáng tạo tốt hơn. Concept art đã giúp tôi phát triển khả năng thiết kế của bản thân nhiều như năm mà tôi được đào tạo về Thiết kế đồ họa. Lí do là vì concept art thiết kế những thứ không tồn tại, nhưng trông như chúng có thể xảy ra. Khi bạn lập kế hoạch và tạo được một nhân vật trong 3D, việc layout sẽ trở nên ít khó khăn hơn.
  • Giao tiếp. Tôi có thể đưa ra các lời phản hồi mang tính xây dựng hơn. Chẳng hạn, tôi có thể phân tích một cảnh quay và giải thích lý do tại sao nó hiệu quả hoặc không, hơn là chỉ nói “nó thật tuyệt” hoặc “cảnh này trông có vẻ không ổn.”

Ngoài ra cũng có những lợi ích mang ít tính thiết thực một chút:

  • Concept art là một cách để nghiên cứu tất cả mọi thứ. Kiến trúc, thời trang, giải phẫu động vật học, kiến thức kỹ thuật, điện ảnh. Làm thế nào một khẩu súng hoạt động. Làm thế nào một con voi ma mút có thể cử động. Mỗi dự án phụ thuộc vào tài liệu tham khảo và việc nghiên cứu (bằng văn bản cũng như tư liệu trực quan).
  • Việc quan sát. Bạn như có một tầm nhìn x-quang vậy, hoặc ít nhất là cái nhìn đặc biệt chi tiết. Một số cái bóng thực sự có màu tím, y như các giảng viên của tôi từng nói. Một kết cấu thân cây có thể nhìn rõ nhất thông qua các half-tone (hình thức thể hiện đối tượng bằng các chấm tròn). Các nếp gấp của quần áo cho ta biết được cách mà quần áo bao quanh cơ thể. Tất cả đều là sự thật; tôi chỉ phải học để nhìn thấy chúng.

Design CritiqueXING

Người hướng dẫn

Tôi tán thành cho việc giáo dục nghệ thuật. Tuy nhiên, trong khi các trường nghệ thuật trực tuyến rẻ hơn so với các trường học thực tế thì chúng thật sự vẫn đắt đỏ. Mỗi khóa học của trang CGMA có giá trung bình 699 đô la!

Điều này có nghĩa là tôi phải bắt đầu hành động như một người trưởng thành một lần nữa. Đồng thời, tôi vẫn muốn tiếp tục học nên giải pháp của tôi là tìm kiếm những người cố vấn đưa ra các lời góp ý mở.

Hiện tại, điều này có nghĩa là làm phiền một người tài năng như Marco Bucci (có đề cập ở phía trên). Với vài trăm đô la, Marco cung cấp hàng giờ để cho tôi lời khuyên cá nhân cũng như giúp đỡ chỉnh sửa các tác phẩm. Đó còn là sự xa xỉ tột cùng của riêng tôi: được có các video chỉ tôi cách khiến các tác phẩm của mình trở nên bớt nhàm chán.
Một khi bạn đã có được sự quen thuộc với những điều cơ bản, một người cố vấn là nên có.


Cuối cùng thì, tại sao bạn nên học các nguyên tắc nghệ thuật cơ bản?

Bởi vì tất cả những điều trên.
Và hơn tất thảy, chúng khá khó khăn. Thật sự khó. Nhưng những điều khó khăn ấy thường là thứ bổ ích nhất.

Ngoài những lời hoa mỹ kia thì việc nghiên cứu các nguyên tắc nghệ thuật cơ bản có tác dụng khá kì quặc (ít nhất là với riêng tôi). Nó dẫn đến khả năng thúc đẩy thêm động lực nội tại.

Sau khi đi đến thỏa thuận với thực tế là sẽ luôn có một số lượng nghệ sĩ gần như vô hạn tốt hơn bạn, mong muốn về địa vị và lời khen ngợi mất dần. Chỉ tác phẩm và chính nó thôi là đủ.

3a14d7471dd009262e1777476ce708f1

Lược dịch: Lệ Lin
Nguồn: dribbble

Cùng tác giả

#Tag

concept art nguyên tắc nghệ thuật

iDesign Must-try

Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Với mục tiêu giới thiệu đến đông đảo công chúng nói chúng và cộng đồng học & làm nghệ thuật nói riêng về một hang ổ của nhà thiết kế…
Mark ‘Crash’ McCreery - Huyền thoại tạo nên những sinh vật có 1-0-2 của Hollywood
Mark ‘Crash’ McCreery - Huyền thoại tạo nên những sinh vật có 1-0-2 của Hollywood
Có bao giờ bạn thắc mắc về người đã tạo nên hình hài đầu tiên cho những chú khủng long hung dữ trong Jurassic Park hay quái vật ngoài hành…
Phiêu lưu trong thế giới hư ảo của họa sĩ Bryn Jones
Phiêu lưu trong thế giới hư ảo của họa sĩ Bryn Jones
Chạy trốn khỏi đám sương mù trong thành phố và tìm cho mình thế giới bao la, để phóng tầm mắt tới cuối chân trời, có lẽ là điều hằng…
Chuyện ‘thời nay’ của những nhân vật thần thoại được kể qua… thiết kế nhân vật
Chuyện ‘thời nay’ của những nhân vật thần thoại được kể qua… thiết kế nhân vật
Một dự án tạo ra những nhân vật tưởng tượng với câu chuyện hấp dẫn đằng sau, được thực hiện bởi nghệ sĩ minh hoạ Corah Louise thiết kế nhân…
Phân loại các dạng hình minh họa - từ phong cách đến kỹ thuật (Phần 2)
Phân loại các dạng hình minh họa - từ phong cách đến kỹ thuật (Phần 2)
Liệu bạn đã từng tìm tòi về định nghĩa của minh hoạ và có bao nhiêu phân loại trong hàng ngàn tác phẩm chúng ta thường thấy mỗi ngày? Bạn…
Di sản của Mary Blair - Hoạ sĩ và nguồn cảm hứng huyền thoại cho những bộ phim của Disney
Di sản của Mary Blair - Hoạ sĩ và nguồn cảm hứng huyền thoại cho những bộ phim của Disney
Lời người dịch: Bài viết là bản lược dịch cuộc phỏng vấn của Kirsten Acuna (INSIDER) với Mary Walsh, giám đốc điều hành của Animation Research Library, Walt Disney Animation…