Leonardo da Vinci

Leonardo di ser Piero da Vinci (thường được phiên âm theo tiếng Pháp là "Lê-ô-na đơ Vanh-xi", hoặc phiên là "Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi) (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1452 tại Anchiano, Ý – mất ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Amboise, Pháp) là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý.

Tên thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây, gần Empoli, cũng là họ của ông.

Chân dung tự họa, khoảng 1512-1515 (click vào hình để xem lớn)

Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì da Vinci có nghĩa là "đến từ Vinci", không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là Leonardo, con của Ser Piero, đến từ Vinci.

Leonardo thường được mô tả như một người đàn ông thời kỳ phục hưng mẫu mực (Man Rainssance), một con người với sự "tò mò không giới hạn và "feverishly inventive imagination – tạm dịch: phát minh tưởng tượng vụng về).

Ông được coi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại, và có thể là đa tài nhất từ trước tới nay.

Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là sự sáng chế máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép (double hull), cùng nhiều sáng chế khác, khó có thể liệt kê hết ở đây.

Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước.

Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng (civil engineering), quang học và nghiên cứu về thủy lực.

Xuất thân và thời niên thiếu

Leonardo là người con không có giá thú của công chứng viên Ser Piero (lúc bấy giờ 25 tuổi) và người con gái nông dân 22 tuổi Catarina. Quan hệ của Catarina với Ser Piero dường như chấm dứt ngay sau khi bà sinh người con trai.

Trong số những đam mê của ông, Leonardo yêu thích nhất là âm nhạc, vẽ và tạo hình.

Cha của Leonardo đưa một vài tranh vẽ của ông cho một người quen xem, Andrea del Verocchio, người ngay lập tức nhận ra được tài năng về nghệ thuật của Leonardo và được Ser Piero chọn làm thầy cho Leonardo.

Năm 1476 ông bị buộc tội cùng với 3 người đàn ông khác đã có quan hệ tình dục với một người đàn ông làm mẫu 17 tuổi, Jacopo Saltarelli, là một người đàn ông mại dâm được nhiều người biết. Sau 2 tháng trong tù ông được tuyên bố vô tội vì không có người làm chứng.

Chẳng bao lâu ông đã học hết tất cả những gì Verrocchio có thể dạy hay là còn nhiều hơn thế nữa, nếu như có thể tin vào những câu chuyện thường được kể lại về các hình ảnh hay tượng được cho là do những người học trò của Verrocchio sáng tác.

Bức tranh Rửa tội Christi do Verrocchio phác thảo cho các nhà tu của Vallombrosa hiện có thể được xem tại Viện hàn lâm Firenze. Theo Vasari thì thiên thần quỳ bên trái là do Leonardo thêm vào. Khi Verrocchio nhìn thấy, ông đã nhận ra được tính nghệ thuật hơn hẳn so với phần còn lại của chính tác phẩm của ông và người ta kể rằng từ đấy ông tuyên bố vĩnh viễn từ bỏ hội họa.

Bức tranh được vẽ nguyên thủy bằng màu keo (tempera) này đã bị vẽ dầu chồng lên nhiều lần nên việc kết luận có cơ sở hiện nay là rất khó khăn.

Một tác phẩm được cho là sớm nhất của Leonardo, Thung lũng Arno (the Arno Valley) 1473

Milano

Bằng chứng đầu tiên được ghi lại cho thời gian làm việc của Leonardo tại Milano được xác định là năm 1487. Một vài nhà viết tiểu sử phỏng đoán là thời gian từ 1483 đến 1487 hay ít nhất là một phần của thời gian này được dùng cho những chuyến đi du lịch phương Đông, thế nhưng từ tất cả những người cùng thời với Leonardo đều không để lại một dấu vết nào về chuyến đi của Leonardo về phương Đông.

Dịch hạch tại Milano trong thời gian 1484-1485 là dịp cho Leonardo trình nhiều dự án của ông lên Ludovico nhằm chia lại thành phố và tái xây dựng theo các nguyên tắc vệ sinh tốt hơn.

Thời gian 1485-1486 dường như cũng là thời gian khởi đầu cho kế hoạch làm đẹp và củng cố pháo đài của ông, mặc dầu không được toại nguyện. Sau đó là các kế hoạch và mô hình của ông trong dịp thi đua được công bố giữa các kiến trúc sư người Ý và người Đức để hoàn thành nhà thờ lớn của Milano.

Văn kiện trả tiền cho ông vẫn còn tồn tại nằm trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1487 đến tháng 5 năm 1490. Cuối cùng thì không một dự án nào được tiến hành.

Bức tượng kỵ sĩ cao 7 mét, nhiệm vụ chính của Leonardo khi đến Milano được hoàn thành vào cuối năm 1493, vào lúc người do hoàng đế Maximilian I cử đến hộ tống cô dâu Bianca Maria Sforza về làm lễ cưới.

Theo tường thuật thời bấy giờ thì đây là một công trình vĩ đại, nhưng các tường thuật này lại thiếu chính xác đến mức không thể kết luận được là tượng đài này phù hợp với phác thảo nào trong số nhiều bản vẽ phác thảo còn tồn tại cho đến ngày nay.

Trong khoảng thời gian từ 1495 đến 1497 Leonardo vẽ một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của ông, bức bích họa Bữa ăn tối cuối cùng trong nhà thờ Santa Maria delle Grazie, theo yêu cầu của Ludovico Sforza.

Nhấp chuột vào hình để xem lớn

Năm 1980 nhà thờ cùng với bức tranh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vua Louis XII của Pháp, sau khi chiếm được Milano, đã đích thân đến tận nhà thờ để chiêm ngưỡng bức tranh và đã hỏi là có thể tháo gỡ ra khỏi tường nhằm mang về Pháp.

Hai tháng sau khi vua Louis XII chiếm Milano, trong tháng 12 năm 1499, Leonardo cùng người bạn là Luca Pacioli rời thành phố Milano.

Florence

Leonardo và Luca Pacioli dừng chân tại Mantua, nơi Leonardo được nữ công tước Isabella Gonzage tiếp đón nồng hậu. Khi nghe tin Ludovico kết cuộc đã bị lật đổ, hai người bạn từ bỏ kế hoạch trở về Milano và tiếp tục đi đến Firenze.

Tại đây Leonardo nhận vẽ một bức tranh thờ cho nhà thờ Annunziata. Filippino Lippi, người thật ra đã nhận lời yêu cầu vẽ, đã nhường lại cho Leonardo. Mãi đến tháng 4 năm 1501 Leonardo mới hoàn thành bản phác thảo trên giấy. Mặc dù nhận được nhiều lời khen ngợi cho bản vẽ trên giấy, Leonardo đã không hoàn thành bức tranh này và các tu sĩ Annunziata cuối cùng lại phải chuyển lời yêu cầu đến Filippino Lippi.

Trong mùa xuân năm 1502 ông bất ngờ về làm việc cho công tước Cesare Borgias. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 1502 cho đến tháng 3 năm 1503 Leonardo, với tư cách là kĩ sư quân sự có quyền cao nhất, đã đi du hành qua một phần lớn miền trung nước Ý. Hai tháng sau khi Vito Luzza, một người dưới quyền của Cesare và là bạn của Leonardo, bị Cesare giết chết, Leonardo trở về Firenze.

Ông đã để lại rất nhiều ghi chú và bản vẽ có ghi ngày tháng cũng như 6 tấm bản đồ lớn do ông tự vẽ bao gồm các vùng đất Maremma, Toscana và Umbria.

Trở về Firenze, ông được ủy nhiệm vẽ một bức bích họa trang trí cho một trong những bức tường của đại sảnh nhà hội đồng thành phố. Michelangelo được trao nhiệm vụ vẽ một bức bích họa khác cũng trong cùng căn phòng.

Ông hoàn thành phác thảo trên giấy trong vòng 2 năm (1504-1505) nhưng do có nhiều khó khăn về kĩ thuật trong lúc vẽ trên tường nên bức bích họa không được hoàn thành.

Trong thời gian này (1503-1506), theo một số nguồn khác là 1510-1515, Leonardo hoàn thành bức họa Mona Lisa (hay còn gọi là La Gioconda) mà theo Vasari thì đây là bức chân dung của Lisa del Giocondo, vợ của một người buôn bán tơ lụa tại Firenze.

Tìm hiểu thêm về tuyệt tác này tại đây (nhấp chuột để xem lớn)

Lúc đương thời Leonardo đã không thể rời bức tranh, ông mang bức họa này đi theo trên khắp các chặn đường đời sau đó.

Sau khi Leonardo qua đời, vua François I của Pháp đã mua bức tranh này với giá là 4.000 đồng Florin vàng. Người ta nói là cho đến ngày nay chưa có ai có thể sao chép lại được nụ cười trong bức tranh này.

Milano

Trong mùa xuân 1506, Leonardo chấp nhận lời mời khẩn thiết của Charles d'Amboise, thống đốc vùng Lombardia của vua Pháp, trở về lại Milano. Vua Pháp Louis XII gửi tin yêu cầu Leonardo hãy đợi ông đến Milano vì ông đã xem được một bức tranh Đức Mẹ nhỏ của Leonardo ở Pháp và hy vọng sẽ nhận được từ Leonardo các tác phẩm như vậy và ngoài ra có thể là một bức chân dung.

Tháng 9 cùng năm ông phải trở về Firenze vì việc riêng tư không vui. Cha Leonardo qua đời vào năm 1504 dường như không để lại di chúc. Sau đó Leonardo đã có tranh tụng với 7 người em trai cùng cha khác mẹ về việc thừa kế gia tài của cha ông và sau đó là của một người chú bác.

Việc kiện tụng kéo dài nhiều năm và bắt buộc Leonardo phải nhiều lần tạm ngưng công việc ở Milano để về Firenze, mặc dù đã có nhiều thư của Charles d'Ambois, vua Louis XII, của những người thân quen và đỡ đầu có thế lực khác để thúc đẩy sớm kết thúc việc kiện tụng này.

Một tác phẩm dang dở của Leonardo

Trong một bức thư gửi Charles d'Amboise vào năm 1511, Leonardo đã nhắc đến việc kiện tụng sẽ sắp chấm dứt và viết về hai bức tranh Đức Mẹ mà ông sẽ mang về Milano. Người ta tin rằng một trong 2 bức tranh đó là bức Madonna Litta mà hiện nay một bản sao được trưng bày trong Viện bảo tàng Hermitage (Cung điện mùa Đông).

Vào tháng 5 năm 1507 vua Louis XII đến Milano và Leonardo chính thức chuyển sang phục vụ cho Louis XII với chức danh là họa sĩ triều đình và kĩ sư. Theo những ghi chép còn tồn tại, trong thời gian 7 năm Leonardo ở tại Milano (1506-1513) ông làm việc rất ít trong lãnh vực hội họa và kiến trúc.

Ông đã cùng nghiên cứu về giải phẫu học với giáo sư Marcantonio della Torre. Bức chân dung tự họa bằng phấn đỏ hiện đang ở trong Biblioteca Reale tại Torino có thể được vẽ vào khoảng thời gian này khi ông gần 60 tuổi.

Roma

Tháng 6 năm 1512 triều đại Sforza trở lại nắm quyền lực ở Milano. Chỉ trong vòng vài tháng sau đó Leonardo và các học trò của ông rời Milano đi đến Roma phục vụ cho gia đình Medici.

Nhờ ảnh hưởng của Giuliano de Medici, một người bạn của Leonardo và là người em trai trẻ tuổi nhất của giáo hoàng, Leonardo được cư ngụ trong Tòa thánh Vatican và có một xưởng vẽ riêng.

Theo các nguồn tài liệu đáng tin cậy còn tồn tại trong thời gian này Leonardo chỉ vẽ hai bức tranh panel nhỏ cho một viên chức trong tòa thánh.

Qua nhiều công trình nghiên cứu về giải phẫu học Leonardo đã khám phá ra chứng xơ cứng động mạch ở người già. Thế nhưng các ghi chép của ông về đề tài này chưa từng được công bố và đã mất tích hằng trăm năm trước khi tái xuất hiện.

Sau khi ở tại Roma gần 2 năm Leonardo chấp nhận lời mời của vua François I của Pháp đi đến nước Pháp.

Sơn dầu và Phác thảo

Tài năng vẽ sơn dầu của Leonardo được công nhận là xuất sắc, nhưng các phác thảo nhỏ, các bản vẽ chi tiết những điều ông chú ý, nghiên cứu cũng được coi là những tuyệt tác.

Vitruvian Man (click vào hình để xem lớn)

Trong số đó phải kể tới Vitruvian Man, một bản vẽ nghiên cứu về tỉ lệ cơ thể con người. The Head of an Angel, The Virgin of the Rocks cho bảo tàng Louvre, nghiên cứu thực vật trong Star of Bethlehem.

The Head of an Angel (Nhấp chuột để xem lớn)

Và bức tranh rất lớn (160x100cm) bằng phấn đen trên giấy màu The Virgin and Child with St. Anne and St. John the Baptist tại Bảo tàng Quốc tế (National Gallery), London.

Bên phải là hình phác thảo bằng phấn đen trên giấy màu (nhấp chuột để xem lớn)

Tác phẩm này sử dụng kỹ thuật sfumato (Các vẽ sắc thái mờ hòa vào nhau) tinh tế của bóng đổ. Leonardo chưa bao giờ vẽ tác phẩm này bằng sơn dầu, những nhà nghiên cứu chỉ có 1 tác phẩm tương tự làThe Virgin and Child with St. Anne tại Louvre.

Các bản vẽ khác, bao gồm các nghiên cứu được gọi là "Tranh biếm họa", vì chúng được phóng đại dưa trên các quan sát của ông. Vasari thuật lại rằng, nếu Leonardo thấy một người với khuôn mặt thú vị, ông sẽ theo họ cả ngày để quan sát.

Có rất nhiều bản vẽ nghiên cứu những người đàn ông trẻ đẹp, với cá tính và đặt biệt có nhiều nét giống với Salai – một học trò của Leonardo, được gọi là "Grecian profile". Các khuôn mặt thường không mang dáng vẻ của một chiến binh, thường được mô tả trong một trang phục ưa thích.

Chủ nghĩa Nhân văn phục hưng (Renaissance humanism) không phân biệt giữa khoa học và nghệ thuật, và Leonardo coi việc nghiên cứu khoa học như là công việc nghệ thuật của mình.

Các nghiên cứu của ông được ghi nhận bởi hơn 13.000 bản ghi chú và bản vẽ, nghệ thuật, triết học tự nhiên (Tiền thân của khoa học hiện đại), ông quan sát và vẽ trong suốt cuộc đời của mình.

Một bản vẽ nghiên cứu thai nhi của Leonardo. Trong giải phẫu học, ông là người đầu tiên vẽ chính xác đường cong của cột sống.Đồng thời, ông cũng là người đầu tiên mô tả hình ảnh một bào thai nằm ở tử cung hay hé mở cách thức máu di chuyển khắp cơ thể – một bí ẩn mãi đến năm 1628 (hơn một thế kỷ sau khi ông qua đời) mới được giải quyết.


Leonardo thường viết chữ thảo (cursive) ngược. Lý do của việc này thường được cho rằng để giữ bí mật, hoặc từ khi Leonardo viết bằng tay trái, thì ông cảm thấy dễ hơn khi viết từ phải qua trái.

Các nghiên cứu của ông có thể là, những người đi vay tiền, thiết kế cánh và đôi giày đi trên nước. Có tác phẩm nghiên cứu cảm xúc, động vật, trẻ sơ sinh, cây cối, đá, vòng xoáy, công cụ chiến tranh, máy bay trực thăng, kiến trúc.

Những tác phẩm này, sau khi ông chết được sưu tầm lại thông qua bạn bè của ông và nằm tại nhiều bảo tàng lớn như Royal Library, Louvre, Biblioteca Nacional de Espana, Victoria và Alber Museum, British Library tại London…

Nghiên cứu khoa học

Leonardo tiếp cận khoa học bằng những quan sát của mình. ông cố gắng hiểu 1 hiện tượng bằng cách mô tả nó một cách chi tiết nhất, nhưng không nhấn mạnh thí nghiệm hoặc giải thích lý thuyết.

Thiết kế của một cố máy có thể bay được (c. 1488)

Việc mù chữ Latin và thiếu giáo dục và toán học, nên các học giả đương đại cho rằng Leonardo không phải là một nhà khoa học, cho dù sau này ông cũng tự học tiếng Latin.

Trong những năm 1490, ông nghiên cứu toán học dưới sự hướng dẫn của Luca Pacioli và chuẩn bị một loạt bản vẽ của các chất rắt được khắc phẳng cho cuốn sách De Divina Proportione của Paciolli, xuất bản 1509.

Xuất hiện trong nội dung của tạp chí mà ông dự định công bố trên nhiều đối tượng. Một luận thuyết thống nhất về giải phẫu đã được nói đến khi thư ký của Đức Hồng Y Loui's 'D' viếng thăm năm 1957.

Các vấn đề nghiên cứu của ông về ánh sáng, giải phẫu học, cảnh quan đều được xuất bản bởi học trò của mình, Francesco Melzi và cuối cùng được xuất bản như là Các Nghiên Cứu Về Vẽ Bởi Leonardo da Vinci (treatise on Painting by Leonardo da Vinci) tại Pháp và Ý năm 1651 và tại Đức năm 1724.

Leonardo được coi là "Tiền thân của tư tưởng học thuật về nghệ thuật Pháp"

Giải phẫu

Người đầu tiên được Leonardo đào tạo về giải phẫu học của cơ thể người là Andrea de Verrocchio. Ông cho rằng tất cả học sinh của mình cần phải học giải phẫu.

Là một họa sĩ Leonardo mau chóng trở thành bậc thầy về giải phẫu, các bản vẽ nghiên cứu cơ bắp, gân, mạch máu, những thứ mà bên ngoài không thể nhìn thấy.

Với danh tiếng tiếng của mình, Leonardo dễ dàng được phép phân tích xác chết tại bệnh viện Santa Maria Nouva ở Florence, rồi các bệnh viện ở Milan và Rome.

Từ 1510 – 1511, ông đã phối hợp nghiên cứu cùng với bác sĩ Marcantonio della Torre. Ông thực hiện hơn 200 trang vẽ và nhiều ghi chú đối với luật giải phẫu. Các bản vẽ này được để lại cho người thừa kế Fancesco Melzi, cho mục đích xuất bản.

Tiếc là nhiệm vụ này không được hoàn thành, khi Melzi chết sau ông 6 năm, vì thế chỉ một số lượng nhỏ được công bố. Trong thời gian đó Melzi cũng kịp đặt các phần vào từng chương để xuất bản, và chúng được kiểm tra bởi một số nhà giải phẫu học và các họa sĩ, trong đó có Vasari, Cellini và Albrecht Durer, những người sử dụng tài liệu trong các tác phẩm của họ.

Leonardo đã vẽ nghiên cứu rất nhiều về con người trong suốt cuộc đời của mình, từ xương, các bộ phận, bắp chân tay, gân. Ông nghiên cứu các chức năng cơ khí của bộ xương và các lực cơ bắp sử dụng cho nó, và các cơ chế sinh học.

Ông vẽ quả tim và các hệ thống máu, cơ quan sinh dục và các cơ quan nội tạng khác, và là người có bản vẽ đầu tiên của 1 thai nhi trong tử cung.

Nhấp chuột vào hình để xem lớn

Với tài năng của mình, Leonardo quan sát tỉ mỉ và ghi lại những ảnh hưởng của tuổi tác và cảm xúc của con người tới sinh lý, các nghiên cứu về sự nóng giận. Ông cũng đồng thời vẽ lại những người có biểu hiện bệnh trên khuôn mặt.

Ông cũng vẽ giải phẫu của Chim, Bò, Khỉ, Gấu, Ếch và so sánh chúng với giải phẫu con người. Ông cũng đam mê và vẽ rất nhiều về giải phẫu Ngựa.

Một Huyền Thoại

Leonardo được ngưỡng mộ trong suốt cuộc đời mình. Các vị vua của Pháp, coi sự có mặt của ông bên cạnh là các danh hiệu và bảo trợ ông suốt đời, thậm trí giữ ông trong vòng tay trong những giây phút cuối đời.

Bức tranh mô tả vua Francis I ở bên Leonardo giây phút cuối cùng (vẽ bởi Ingres)

Qua bao nhiêu thế kỷ, Leonardo vẫn có những hàng dài người hâm mộ để xem các tác phẩm kinh điển nhất của ông. Các nhà nghiên cứu, học thuật, khoa học vẫn tiếp tục ngạc nhiên và suy đoán về trí thông minh, về tiểu sử cuộc đời ông.

Giorgio Vasari đã giới thiệu Leonardo da Vinci với những lời sau:

Trong tự nhiên, cũng có rất nhiều những người đàn ông, phụ nữ được sinh ra với tài năng vượt trội, nhưng đôi khi, khi mà vượt qua bản chất, một người kỳ diệu được ưu đãi và ân sủng bởi Thiên Đàng, với vẻ đẹp và tài năng phong phú như ông, bỏ lại tất cả ở phía sau.

Mọi hành động của ông đều gây cảm hứng và thực sự tất cả mọi thứ ông ấy làm, rõ ràng tới từ Chúa trời hơn là từ những kỹ năng của người thường.

Mọi người phải thừa nhận rằng, thực sự đó là Leonardo da Vinci, một họa sĩ thị giác nổi bật, người hiển thị ân sủng vô hạn trong mọi điều ông làm và sự thiên tài của ông thể hiện rực rỡ qua những gì ông nghiên cứu, ông giải quyết dễ dàng.

Các ngôn từ đẹp nhất từ những tài năng xuất chúng dành cho Leonardo nhiều vô kể. Sự hoàn hảo của ông là độc nhất vô nhị trong thế giới loài người.

Năm 1976, Liana Borton đã viết:

"Leonardo được công nhận toàn diện, một thiên tài xuất sắc, với ý nghĩa cao nhất của thuật ngữ đó… Năm thế kỷ đã trôi qua, nhưng chúng ta tiếp tục nhìn Leonardo với sự kinh ngạc"

Cùng tác giả

#Tag

Kiến thức

iDesign Must-try

Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Paul Cézanne — Quá trình của Sự thấy - (Phần 7)
Bức tranh rõ ràng là chưa hoàn chỉnh. Làm thế nào nó có thể là nghệ thuật? Nhưng Cezanne không hề nao núng trước những lời chỉ trích nhắm vào…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Gamification trong thiết kế và những điều bạn cần biết! (Phần 2)
Ở phần 1, chúng ta đã có bức tranh tổng thể về Gamification (Game hóa) mà ngày nay không ít doanh nghiệp sử dụng, giúp thu hút nhiều người dùng…
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria (Phần 1): Tóm lược và lịch sử
Thời kỳ Victoria tuy không phải là một thời kỳ rõ rệt trong lịch sử nghệ thuật và thiết kế cả về mặt phong cách lẫn tư tưởng triết học…
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Đi tìm câu chuyện “tiến hóa” của nghệ thuật trang trí Giáng Sinh
Giáng Sinh bắt nguồn từ đâu, thời gian nào và nó đã "tiến hóa" ra sao?
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Typography mới của chủ nghĩa hậu hiện đại
Về bản chất, typography chỉ tôn vinh chứ không hề giới hạn các nhà thiết kế.