Lịch sử hình thành của huyền thoại tạp chí thời trang Vogue | Phần 1: Những năm đầu thành lập

Vogue là tạp chí về thời trang và lối sống được công nhận trên toàn cầu, xuất bản hàng tháng tại 23 quốc gia và các khu vực khác nhau của Condé Nast.


NHỮNG NĂM ĐẦU THÀNH LẬP

Năm 1892, Arthur Turnure thành lập Vogue như một ấn phẩm xuất bản hàng tuần tại Hoa Kì được tài trợ bởi Kristoffer Wright. Ngày 12 tháng 12 của năm đó, tạp chí đầu tiên đã ra mắt công chúng với giá bìa là 10 cents (tương đương với $2.62 trong năm 2015). Turnure tập trung xuất bản nội dung tạp chí ca ngợi về “những mảng hào nhoáng của cuộc sống” để “thu hút hiền nhân, cũng như những cô gái mới bước chân vào ngành giải trí, những người đàn ông thành đạt hay những người phụ nữ xinh đẹp.”

Ngay từ khi thành lập, mục tiêu của tạp chí là hướng đến tầng lớp cao cấp ở New York, thậm chí là thiết lập các tiêu chuẩn xã hội. Tạp chí vào thời điểm bấy giờ chủ yếu quan tâm đến các tin tức về thời trang, thể thao và một số vấn đề xã hội liên quan đến độc giả nam giới.


CONDÉ NAST

Condé Montrose Nast mua Vogue vào năm 1905 trước khi Turnure qua đời và dần dần thay đổi hướng phát triển của hãng tạp chí này. Thời gian đó, tạp chí Vogue xuất bản định kì mỗi 2 tuần, đồng thời lan tỏa dần sang các nước khác từ những năm 1910. Sau lần đầu tiên đến thăm nước Anh vào 1916, Vogue bắt đầu được mở rộng tại đây sang các nước như Tây Ban Nha, rồi đến Ý và Pháp vào năm 1920. Tạp chí được người dân những quốc gia này đóng nhận một cách nồng nhiệt.

Dưới sự quản lí của Nast, số lượng ấn phẩm cũng như lợi nhuận của tạp chí đã tăng lên đáng kể. Đến năm 1911, thương hiệu Vogue có được danh tiếng nhất định, họ tiếp tục duy trì tờ tạp chí, hướng mục tiêu đến những đối tượng giàu có hơn và mở rộng phạm vi của mình sang cả chuyên mục về đám cưới.


NHỮNG NĂM 1920 – 1970

Mặc dù trong thời kỳ Đại Khủng Hoảng Kinh tế cũng như chịu ảnh hưởng của Thế Chiến thứ 2, nhưng số lượng ấn phẩm được bán ra của Vogue vẫn gia tăng. Trong thời gian này, Frank Crowninshield, nhà phê bình và cũng là cựu biên tập viên của Vanity Fair, đã được Condé Nast mời từ Vanity Fair sang làm biên tập viên cho Vogue.

Laird Borrelli nhấn mạnh rằng Vogue đã dẫn đến sự suy thoái của những hình ảnh phác hoạ khi họ bắt đầu thay thế những bản vẽ đó thành các bức ảnh được chụp.

Vào những năm 1960, khi Diana làm tổng biên tập, tạp chí đã gây sức hút đến cuộc cách mạng tình dục trẻ bằng cách tập trung nhiều hơn vào mảng thời trang hiện đại cũng như những bài viết có cái nhìn mới hơn về tình dục. Thời gian này, Vogue cũng mở rộng phạm vi đến các cửa hàng thời trang và bắt đầu đưa tin về đời sống của các nhân vật gây chú ý như Andy Warhol hay địa điểm yêu thích của ngôi sao Jane Holzer.

Vogue vẫn duy trì sức ảnh hưởng của mình và trở thành nơi tạo nên danh tiếng cho các người mẫu, cụ thể là Suzy Parker, Twiggy, Jean Shrimpton, Lauren Hutton, Veruschka, Marisa Berenson, Penelope Tree, và nhiều người khác nữa.

Năm 1973, Vogue trở thành tạp chí hàng tháng. Dưới sự kiểm soát của tổng biên tập Grave Mirsbella, tạp chí đã có những thay đổi về cách biên tập cũng như phong cách để có thể đáp ứng  sự thay đổi trong phong cách sống của mọi người, cụ thể là tầng lớp khán giả được hướng đến.


SỰ TIẾP QUẢN CỦA ANNA WINTOUR

Anna Wintour trở thành tổng biên tập Vogue của Mỹ vào tháng 7 năm 1988. Được biết đến với hình ảnh tóc bob và kính râm, Wintour đã tìm cách làm cho thương hiệu sống lại qua việc khiến tạp chó trở nên tươi mới và dễ dàng tiếp cận hơn; bà hướng sự tập trung vào các khái niệm thời trang mới và được một số lượng lớn độc giả tiếp nhận. 

Ví dụ cho câu chuyện này là một trang bìa trên tạp chí Vogue dưới sự biên tập của Wintour đã tạo nên xu hướng. Bức ảnh chụp Michaela Bercu, một siêu mẫu người Israel, mặc áo khoác đính hạt của Christian Larcoix cùng chiếc quần jean thời thượng đã mau chóng trở thành khái niệm chụp ảnh mới, những bức ảnh chỉ tập trung vào phụ nữ. Theo tờ báo Times, điều này “mang lại điểm nhấn cho cả bộ đồ cũng như cơ thể của cô ấy.” Với tư cách là một nhà biên tập thời trang, Grace Coddington đã viết trong cuốn tự truyện của mình rằng ảnh bìa đó “đã ủng hộ thái độ chuẩn mực trong việc ăn mặc, một chút sức sống của tuổi trẻ, một chút tinh vi, điểm xuyết thêm chút năng lượng của sự tự tin.” Wintour vẫn tiếp tục là tổng biên tập của Vogue Mỹ cho đến tận bây giờ.

Sự khác biệt trong cách nhìn của Wintour với những người tiền nhiệm đó là cô chú ý quan sát mọi thứ, cả sự phê bình cũng như là bảo vệ. Amanda Fortini, người đã đóng góp công sức về thời trang và phong cách của Slate, cho rằng chính sách của Anna đã đóng góp rất lớn vào lợi nhuận của Vogue.

Thời điểm Wintour được bổ nhiện làm lãnh đạo cho Vogue, Grace Mirabella đã là tổng biên tập trong suốt 17 năm, cuốn tạp chí đã phát triển một cách vô cùng tự mãn mà các nhà báo mỉa mai gọi là “một năm màu be.” Be là màu mà Mirabelladùng để sơn phủ những bức tường đỏ tại văn phòng Diana Vreeland, điều này ẩn dụ cho việc tạp chí đã bắt đầu trở nên nhàm chán.

Giám đốc điều hành Condé Nast lo lắng rằng các ấn phẩm thời trang lớn hiện đã mất đi đất diễn của nó trước những ấn phẩm được ra đời sau này, như Elle chỉ trong vòng 3 năm đã có thể đạt được lượng tiêu thụ lên đến 851,000 và khiến cho 1,2 triệu bản Vogue không thể bán được. Vì vậy, nhà xuất bản Condé Nast, Si Newhouse quyết định đưa Wintour, 38 tuổi, lên vị trí lãnh đạo. Wintour từng là tổng biên tập cho Vogue Anh và House & Garden, cô không chỉ nổi tiếng bởi khả năng quan sát nhạy bén, mà còn vì khả năng khiến cho một cuốn tạp chí mang màu sắc khác biệt.

(còn tiếp)


Nguồn: History of Graphic Design

Cùng tác giả

#Tag

lịch sử thiết kế magazine nghệ thuật phát triển quốc tế tạp chí couge thời trang vouge

iDesign Must-try

Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 2)
Trong hơn hai thập kỷ không ai thành công trong việc khái quát về nghệ thuật đương đại. Đầu tiên là mối lo sợ về chủ nghĩa bản chất, tiếp…
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật Đương đại và Đương đại tính - (Phần 1)
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
Ngày 07/12/2023 – ELLE Fashion Show 2023 chính thức công bố chủ đề GIAO LỘ THỜI TRANG & KIẾN TRÚC sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2023 tại Dinh Độc Lập,…