‘Lục địa thứ 8’ - Dự án độc đáo với mong muốn khôi phục lại hệ sinh thái vốn có của đại dương

Ý tưởng đầy tham vọng này của Lenka Petráková đề xuất giải quyết một trong những vấn đề ô nhiễm lớn nhất thế giới: rác thải đại dương. 

Được gọi là “lục địa thứ 8”, thiết kế thu thập các mảnh vụn nhựa từ bề mặt nước và phân hủy nó thành vật liệu có thể tái chế. Chiếc trạm nổi khổng lồ hình dung ra một tương lai sạch đẹp và bền vững hơn cho môi trường cũng như các hệ sinh thái biển. Gần đây thiết kế cũng đã được trao tặng một giải thưởng lớn của năm 2020 cho kiến trúc và sự đổi mới của biển sau một cuộc thi do tổ chức Jacques Rougerie phát động.

Cấu trúc được thiết kế cho Thái Bình Dương và bao gồm 5 phần chính: rào chắn, bộ thu, trung tâm nghiên cứu và giáo dục, nhà kính và khu sinh hoạt với các phương tiện hỗ trợ. Rào chắn phục vụ cho việc thu gom chất thải và thu giữ năng lượng thủy triều, chất thải sau đó được phân loại sinh học và lưu lại trong bộ thu gom cũng như làm sạch nước. Lenka Petráková cũng hình dung chiếc trạm nổi như một nền tảng liên ngành, do đó, trung tâm nghiên cứu và giáo dục là nơi nghiên cứu và chứng minh các điều kiện đang dần trở nên lo ngại của môi trường biển.

Mỗi phần trong số 5 phần đều được điều chỉnh cho phù hợp với chức năng của nó. Phần rào cản nổi trên mặt nước và đẩy chất thải về phía bộ thu gom, công nghệ thu gom tại trung tâm của tòa nhà được thiết kế để tối ưu hóa việc xử lý chất thải, trung tâm nghiên cứu và giáo dục được liên kết với người thu gom và nhà kính để theo dõi các quy trình hoạt động của nước và bắt đầu nghiên cứu chúng. Chưa dừng lại ở đó, khu vực nhà kính còn được tạo hình để tối ưu hóa việc thu nước ngưng tụ và giống hệt như những cánh buồm lớn để cho phép gió điều hướng trạm. Các khu vực sinh hoạt, không gian công cộng và một số cơ sở hỗ trợ đi qua trung tâm của tòa nhà và kết nối tất cả các bộ phận, khớp với nhau về mặt hình học với lòng tàu.

Các lực tự nhiên cũng ảnh hưởng lớn đến chuyển động và vị trí của trạm cũng như môi trường bên trong. Trạm nổi có khả năng tự cung tự cấp do đó các yếu tố của trạm phải có khả năng hợp tác và tối ưu hóa nguồn điện. Bên cạnh đó, phần rào chắn cũng thu thập thêm năng lượng thủy triều, cung cấp cho tuabin để thu gom chất thải. Các tấm pin mặt trời phủ quanh các nhà kính luôn đảm bảo có đủ năng lượng cho việc sưởi ấm các hồ chứa nước, cho phép nước bốc hơi và khử muối. Sau khi khai thác nước thải, nước sạch đã lọc sẽ được bơm vào bể chứa nước hoặc khử muối cũng như được sử dụng để trồng những loại cây ưa nước mặn.

Lenka Petráková nói, “Những sinh vật sống đại dương đang phải chịu đựng sự huỷ hoại và chúng ta cần phải giúp khôi phục lại sự cân bằng vốn có của nó vì sự tồn vong của hành tinh chúng ta. Chúng ta không thể đạt được điều đó chỉ bằng công nghệ, nhưng chúng ta cần một nền tảng liên ngành để giáo dục và thay đổi mối quan hệ của con người với môi trường biển cho các thế hệ sau.” “Lục địa thứ 8” lần đầu tiên được phát triển như một công trình luận án của Petráková cho trường đại học nghệ thuật ứng dụng, Vienna, Áo tại Hani Rashid Studio.

Người dịch: Nam Vu
Nguồn: designboom

Cùng tác giả

#Tag

architecture design human communication inspiration ocean

iDesign Must-try

Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Những ngôi nhà nhuốm màu thời gian của họa sỹ Francisco Fonseca
Francisco Fonseca là một nghệ sĩ đường phố và họa sĩ minh họa sống ở Porto, Bồ Đào Nha. Bị mê hoặc bởi những kiến trúc nhuốm màu thời gian…
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Với mục tiêu giới thiệu đến đông đảo công chúng nói chúng và cộng đồng học & làm nghệ thuật nói riêng về một hang ổ của nhà thiết kế…
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
 Vaporwave là phong trào nghệ thuật kỹ thuật số đang khuấy động nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, thiết kế, thời trang, video và hơn thế nữa. Trong bài viết…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
Đạt Đỗ và bộ chữ Việt - ‘Mình lấy chất liệu như thế nào, thể hiện điều đó ra sao?’
“Tới hiện tại mình vẫn không nhận bản thân là nhà thiết kế con chữ, mình chỉ tự nhận là người truyền cảm hứng dựa trên các câu chuyện về…