Đâu là con đường lý tưởng để trở thành một nhà thiết kế sản phẩm?

Vài tuần qua, rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng làm sao để bắt đầu một công việc thiết kế.

Tôi cũng đã nhận được những câu hỏi từ các nhà thầu rằng làm sao để có được một công việc toàn thời gian, hay việc những kĩ sư và nhà quản lí sản phẩm muốn nhảy sang lĩnh vực thiết kế trải nghiệm. Gần đây nhất, một số sinh viên thiết kế mới tốt nghiệp cũng băn khoăn rằng làm thế nào để họ có thể định hướng công việc trong những năm đầu tiên khi đi làm.

Tôi đã từ chối trả lời những câu hỏi như vậy bởi nó rộng một cách đáng sợ, và ngoài kia thì đã có sẵn rất nhiều  nguồn tài nguyên để bạn phát triển khả năng của mình. Tôi cũng sẽ thêm vào đây những bài viết và lời khuyên từ những con người tuyệt vời trong đội ngũ thiết kế tại Facebook xoay quanh các chủ đề như luyện tập phê bình thiết kế, đầu tư vào nền tảng giáo dục thiết kế của riêng bạn, đối phó với hội chứng kẻ mạo danh, và nhiều hơn thế.

Minh hoạ: Hurca™

Mỗi tuần khi trông thấy các câu hỏi như vậy, tôi đều nghĩ rằng. Đâu sẽ là một lời khuyên thực tế dành cho những người mới bắt đầu? Làm sao để cân bằng giữa việc giúp họ thông qua những hướng dẫn chi tiết giày cộp và việc chỉ nên đưa cho họ những lời khuyên hữu hiệu nhất? Và hiện tại, sau hơn một tháng, đây là những gì mà tôi có thể trả lời bạn.

Bài viết bởi Julie Zhuo – nhà thiết kế sản phẩm tại Facebook.


1. Khi mới bắt đầu, hãy tập trung vào việc cải thiện kĩ năng thực hành

Điều này có nghĩa là, bạn nên có khả năng thiết kế các ‘flow’ rõ ràng, mang tính tương tác và đồng thời thu hút về mặt thị giác. Theo tôi, bạn nên thuần thục cả thiết kế tương tác lẫn thiết kế thị giác. Nếu bạn chỉ có thể áp dụng một trong số đó, bạn đã rơi vào thế bất lợi rồi. Là một nhà thiết kế sản phẩm, bạn muốn thể hiện một tầm nhìn đầy cảm hứng về tương lai sản phẩm của bạn. Những thiết kế mang đậm tính thẩm mĩ mà không vượt qua bài kiểm tra về giao diện người dùng sẽ gây ra sự bối rối.

Minh hoạ: Hurca™

Nhưng hãy thành thật, sẽ không một ai cảm thấy phấn khích khi nhìn vào một đống wireframe cả. Do vậy khi bạn chỉ mới bắt đầu, hãy tập trung mài dũa những kỹ năng cơ bản nhất. Phát triển khả năng thị giác để có thể đánh giá một thiết kế đẹp sẽ trông như thế nào. Hãy làm quen với những điều có thể khiến mọi thứ trở nên đơn giản, dễ hiểu hơn và nhìn nhận những thứ có thể gây bối rối cho người dùng. Học cách để nhanh chóng tạo ra một prototype hiệu quả. Nếu bạn đạt đến trình độ khi mà mọi thứ bạn tạo ra đều trông tuyệt vời và có ý nghĩa, bạn sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề nào khi ‘apply’ một công việc thiết kế.


2. Sau đó, hãy tập trung vào cải thiện tư duy sản phẩm của bạn

Khi tư duy sản phẩm của bạn đủ vững chắc, điều đó có nghĩa là, bạn hiểu rằng thế nào là một kết quả tốt và làm sao để thiết kế một trải nghiệm dẫn đến những kết quả như vậy. Bạn càng hiểu rõ sản phẩm bao nhiêu, bạn càng có thể giải quyết được những vấn đề lớn hơn, phức tạp hơn.

Minh hoạ: Hurca™

Từ những tương tác đơn giản như “thiết kế một flow cho phép người dùng có thể tạo tài khoản trên hệ thống” cho đến những thử thách “nặng kí” hơn như “Thiết kế một trải nghiệm mới giúp người dùng hiểu được giá trị của dịch vụ này; nhờ đó họ sẽ quay lại sử dụng vào ngày hôm sau“. Những thử thách đằng sau đòi hỏi bạn phải có một sự hiểu biết sâu sắc về động lực của con người và sự so sánh. Nếu bạn có thể giải quyết những vấn đề như vậy, các công ty sẽ bám theo bạn đến tận nhà chỉ để gửi thư mời làm việc.


3. Cuối cùng, tập trung vào kỹ năng gây ảnh hưởng

Bạn có thể liên tục đưa ra những thiết kế xuất sắc nhất, nhưng nếu bạn không thể khiến mọi người hiểu được quan điểm của bạn hoặc muốn giúp bạn thực hiện ý tưởng đó, sức ảnh hưởng của bạn sẽ bị giới hạn.

Minh hoạ: Hurca™

Một khi những kĩ năng cứng xây dựng được chỗ đứng, hãy tiếp tục phát triển những kĩ năng mềm như việc: giao tiếp một cách rõ ràng, thuyết phục khách hàng với ý tưởng của bạn, hiểu rằng đâu là điều quan trọng với một người, phối hợp tốt với đồng nghiệp, cấp dưới của bạn. Đó là những kĩ năng đặc biệt quan trọng để giúp bạn phát triển khả năng lãnh đạo trong bất kỳ môi trường chuyên nghiệp nào, không chỉ riêng lĩnh vực thiết kế sản phẩm.


Biên dịch: Limon
Nguồn: Medium
Ảnh bìa: Minh hoạ: Hurca™

Cùng tác giả

#Tag

career path designer's life product design thiết kế sản phẩm ux design

iDesign Must-try

Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng bút chì để sketch (phác họa), vẽ, hay đơn giản chỉ để ghi chú linh tinh thì chắc hẳn cục tẩy…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Vai trò của Nghệ thuật trong Thiết kế sản phẩm
Khi một nhà thiết kế bắt đầu làm việc, họ biết trước những gì mình phải đạt được. Họ được thúc đẩy bởi một mục tiêu, một kế hoạch, một…
A’ Design Awards & Competition - Cuộc thi lớn nhất dành cho cộng đồng thiết kế đã chính thức khởi động
A’ Design Awards & Competition - Cuộc thi lớn nhất dành cho cộng đồng thiết kế đã chính thức khởi động
Trong một thế giới mà hàng triệu sản phẩm và thiết kế được ra mắt mỗi năm, A’ Design Awards & Competition đã ra đời với mong muốn giới thiệu…
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Tại sao khách hàng lại khó hài lòng đến như vậy?
Có hàng nghìn meme, ảnh gif, video trên internet nói về việc thất vọng khi làm việc với Client (khách hàng). Đặc biệt hơn, nếu chúng đến từ những người…
Vì sao Designer cần học cách kể chuyện
Vì sao Designer cần học cách kể chuyện
Từ ngày xưa, những câu chuyện đã là công cụ hiệu quả để kết nối và lưu truyền văn hóa của con người. Những người là Thương gia, nhà thám…