Tìm thấy hang động nơi con người sống suốt 78,000 năm nay tại Kenya

Một nhóm các nhà nghiên cứu khảo cổ học đã tìm thấy một khu vực hang động đáng chú ý ở Kenya minh hoạ lịch sử của công cụ loài người từ những ngày đầu của săn bắt hái lượm, có niên đại 78,000 năm, qua thời kì đồ sắt. Hang động, được gọi là Panga ya Saidi cho thấy công cụ của loài người tiến hoá cùng với con người. 

Vùng đất này được gọi là Panga ya Saidi nằm trong khu vực bờ biển Kenya chưa khai hoang dọc theo Ấn Độ Dương. Panga ya Saidi thực ra chính là một khu rừng nhiệt đới dày đặc, nằm ẩn mình sâu trong những hang động đá vôi hình thành do kiến tạo địa chất. Những ngọn đồi Dzitsoni bao bọc bên ngoài khu rừng, trải dọc đường bờ biển Kenya, kéo dài khoảng 50 dặm bắt đầu từ phía tây đến phía bắc Mombasa (thành phố cổ nhất của đất nước này). Trải qua 78,000 năm, những ngọn đồi này đã trở thành ngôi nhà cho hàng trăm thế hệ, tụ tập sinh sống trong hệ thống các hang động chằng chịt.

“Toàn bộ hệ thống hang động Panga ya Saidi chỉ dài hơn khoảng nửa dặm.” Michael Petraglia – 1 trong 28 nhà nghiên cứu khắp thế giới đã tham gia vào dự án nghiên cứu khảo cổ học gần đây nhất về Panga ya Saidi cho biết.

Ảnh: abc.net.au

Kết quả khai quật cho thấy: Con người đã bắt đầu sinh sống ở các hang động này vào thời điểm mà chúng ta hay gọi là thời kỳ Đồ đá giữa. Ban đầu, công nghệ mà họ sử dụng khá thô sơ. Sau đó, khoảng 10.000 năm sau, các nhà khảo cổ nói, có một số điều thay đổi, họ bắt đầu chế tạo được những mũi tên, dao và một số công cụ khác. Khoảng 20.000 năm tiếp theo từ thời điểm đó, họ bắt đầu sáng tác nghệ thuật, khắc hình ảnh vào các khúc xương hay răng nanh động vật.

Ba đợt khai quật, vào giữa những năm 2010 và 2013, đã đem lại rất nhiều thông tin cho chúng ta về việc những người tiền cổ đã sống như thế nào. Mặc dù sống gần bờ biển, có vẻ như họ không đánh bắt cá, thay vào đó sống nhờ săn bắn động vật và hái lượm cây cỏ – từ các khu rừng ở gần hệ thống hang động.

Panga ya Saidi cũng là nơi tìm thấy dấu tích của chiếc vòng chuỗi lâu đời nhất từng được tìm thấy ở Kenya, cách đây khoảng 65.000 năm. Vào khoảng 33.000 năm trước, họ thu thập vỏ sò có được tại các bãi biển gần đó để làm vòng chuỗi. Khoảng 25.000 năm trước, họ chuyển sang sử dụng vỏ trứng đà điểu và sau đó 10.000 năm trước, họ quay trở lại với các vỏ sò.

Một số công cụ tìm thấy ở Panga ya Saidi. Từ trái sang phải: đất son, hạt (trong chuỗi hạt) làm từ vỏ sò, hạt (trong chuỗi hạt) làm từ trứng đà điều, dụng cụ làm từ xương.  Ảnh: Francesco D’errico / Africa Pitarch.

Đời sống động thực vật và con người ở đây được bảo vệ khỏi sự thay đổi khí hậu ở khắp Châu Phi, nơi mà lượng mưa ngày một ít hơn. Ở đây, dọc bờ biển Kenya, lượng mưa vẫn nằm ở mức cao ổn định. Đây có thể là một phần lý do trong khoảng 60 ngàn năm, số lượng người sống trong các hang động tăng lên cực nhanh.

Dự án nghiên cứu khảo cổ học gần đây nhất về Panga ya Saidi đã được đăng tải trên tạp chí Nature Communications số tháng 05 vừa rồi. Kết quả này cho thấy sự thay đổi rõ nét trong văn hóa và công nghệ sau hơn 10 ngàn năm. Các hang động này vẫn được sử dụng cho tới ngày nay, mặc dù vài thế kỷ qua không còn ai sống ở đó. Thay vào đó, những hang động này, với vòm động chính lớn bằng khoảng một cái nhà thờ nhỏ, là nơi chôn cất và thi hành các nghi lễ.

Tiếp cận hang Panga ya Saidi. Đá vôi ở vùng cao. Hang động cách bờ biển hiện đại 15 km. Ảnh: Michael Petraglia

Có rất nhiều kết luận được đúc kết từ các cuộc khai quật, nổi bật nhất trong số đó là con người có thể sinh sôi nảy nở trong bất kỳ môi trường nào, bao gồm cả các khu rừng nhiệt đới dọc biển. Petraglia nói trong một công bố: “Các kết quả thu được ở Panga ya Saidi làm suy yếu giả thuyết về việc các đường dọc bờ biển chính là con đường di cư ra khỏi Châu Phi và vòng quanh vành đai Ấn Độ Dương.” Thay vào đó, đối với rất nhiều người cổ đại, nơi này đã trở thành ngôi nhà vĩnh cửu của họ.

Nguồn: atlasobscura
Người dịch: Cải


Cùng tác giả

#Tag

cây thành thị châu phi di cư hang động kenya kenyan forest khảo cổ người tiền sử Panga ya Saidi

iDesign Must-try

Liệu chiếc cốc Iran 5.000 năm tuổi này là phát minh sớm nhất về hoạt họa?
Liệu chiếc cốc Iran 5.000 năm tuổi này là phát minh sớm nhất về hoạt họa?
Trong khi hoạt họa trở thành một hình thức nghệ thuật nổi tiếng thông qua các bộ phim của thế kỷ 20, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra…
Mc Donald’s đã có hơn 5000 năm lịch sử?
Mc Donald’s đã có hơn 5000 năm lịch sử?
Ở một không gian khác, những bảo vật được trưng bày tại bảo tàng là hộp khoai tây McDonal’s bằng ngọc. Trong dự án sáng tạo cùng A.I mới nhất,…
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 12
Điểm tin nghệ thuật thế giới tháng 12
Phim tài liệu có chủ đề Sex Doll gây tranh cãi, dự án nghệ thuật ở Đông Nam Á lọt top 3 trong bảng xếp hạng Power 100 vả 3…
Hũ rượu truyền thống lấy cảm hứng từ cổ vật Tam Tinh Đôi ở Trung Hoa
Hũ rượu truyền thống lấy cảm hứng từ cổ vật Tam Tinh Đôi ở Trung Hoa
Hũ rượu truyền thống của Trung Quốc được thiết kế bởi studio OCD lấy cảm hứng từ cổ vật thời đại đồ đồng của vương quốc Thục vào khoảng thế…
Joana Choumali - Nhiếp ảnh gia Châu Phi đầu tiên được vinh hạnh nhận giải Prix Pictet
Joana Choumali - Nhiếp ảnh gia Châu Phi đầu tiên được vinh hạnh nhận giải Prix Pictet
Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiếp ảnh gia Joana Choumali từ Châu Phi đã vinh hạnh nhận giải Prix Picte – một trong những giải thưởng nhiếp ảnh uy…
8 tàn tích nghệ thuật cổ xưa vĩ đại nhất thế giới
8 tàn tích nghệ thuật cổ xưa vĩ đại nhất thế giới
Ngày nay, có rất nhiều cách để quay ngược thời gian và khám phá thế giới cổ xưa. Nhìn vào những bức ảnh cũ hay chiêm ngưỡng cổ vật trong bảo tàng, ta như…