10 đại công trình của kiến trúc sư quá cố thiết kế nên Kim tự tháp Louvre tại Paris

Ông Ieoh Ming Pei, kiến trúc sư nổi tiếng thế giới gắn liền với công trình tòa kim tự tháp bằng kính và kim loại ở lối vào bảo tàng Louvre của Pháp, đã qua đời ở tuổi 102 vào thứ Năm, ngày 16/05/2019 vừa qua.

Theo báo New York Times, với cuộc đời và sự nghiệp lừng lẫy kéo dài hơn một thế kỷ, kiến trúc sư nổi tiếng người Mỹ gốc Trung Quốc này còn là tác giả của nhiều công trình kiến trúc lớn khác như tòa nhà phía đông Phòng triển lãm nghệ thuật quốc gia tại thủ đô Washington, D.C. (Mỹ), Đại sảnh danh vọng Rock and Roll và bảo tàng tại bang Ohio.

Mặc dù gần như dành trọn cuộc đời sống và làm việc tại Mỹ, tên tuổi của kiến trúc sư Pei lại luôn được nhắc tới khi nói về một công trình tiêu biểu nhất của ông tại châu Âu. Đó là kiến trúc khối kim tự tháp bằng kính và kim loại tại lối vào bảo tàng Louvre tại Paris (Pháp), xây dựng vào những năm 1980, khánh thành năm 1989.

Kiến trúc sư Ieoh Ming Pei

Ông Pei là kiến trúc sư nước ngoài đầu tiên tham gia công tác thiết kế kiến trúc trong lịch sử dài của bảo tàng Louvre, và thiết kế của ông ban đầu cũng đã bị phản đối gay gắt. Tuy nhiên, cùng với thời gian, giá trị các công trình kiến trúc là sáng tạo của ông Pei đã được khẳng định.

Khi còn trẻ, kiến trúc sư Pei từng chia sẻ ông hàm ơn sự ảnh hưởng từ các học giả nổi tiếng theo chủ nghĩa hiện đại như Walter Gropius, Marcel Breuer, Alvar Aalto và Le Corbusier.

Kim tự tháp tại bảo tàng Louvre, Pháp

Từng giành giải thưởng kiến trúc Pritzker danh giá năm 1983, các công trình của kiến trúc sư Pei được ca ngợi là “một vài trong số những không gian nội thất và các cấu trúc bên ngoài đẹp nhất” của thế kỷ 20. Sự linh hoạt và tài năng sử dụng chất liệu trong thiết kế của ông được ca ngợi “đã đạt tới cấp độ thi ca”.

Kiến trúc sư Ieoh Ming Pei sinh năm 1917 tại Trung Quốc, trong một gia đình giàu có. Cha ông làm việc trong ngành ngân hàng, còn mẹ ông là nghệ sĩ thổi sáo và viết thư pháp. 

Bà cũng là người đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp sau này của ông. Bất kể việc không nói giỏi tiếng Anh, ông Pei vẫn chọn học cao học tại Mỹ và đã tới San Francisco năm 1935 để học tập.

Sau khi hoàn thành chương trình học kiến trúc tại Viện Công nghệ Massachusetts và ĐH Havard, ông Pei lập nghiệp với nghề kiến trúc tại New York từ năm 1955.

1967: Phòng thí nghiệm Mesa, Boulder (Mỹ)

Sáu năm sau khi bắt đầu bước chân vào ngành kiến trúc tại Mỹ, kiến trúc sư đã xây dựng một trung tâm nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia dành cho Nghiên cứu Khí quyển (NCRA) nằm giữa những ngọn núi ở vùng Colorado. Đây là một bước ngoặt trong sự nghiệp của ông.

1977: Khách sạn thành phố Dallas (Mỹ)

Lấy cảm hứng từ kiến trúc sư Le Corbusier (trường phái Brutalism), ông Pei đã tưởng tượng ra một kim tự tháp ngược dành cho Khách sạn thành phố Dallas. Công trình kéo dài 11 năm và giúp kiến trúc sư giành được danh tiếng tại Mỹ.

1978: Tòa nhà phía đông của Phòng triển lãm nghệ thuật quốc gia tại thủ đô Washington, D.C. (Mỹ)

Kiến trúc sư đã chọn cánh đông của Phòng triển lãm nghệ thuật quốc gia Washington cổ kính để xây dựng. Tại đây trong một toà nhà bằng bê tông và kính ta sẽ thấy rất nhiều kim tự tháp.

1979: Bảo tàng và Thư viện Tổng thống John F.Kennedy, Boston (Mỹ)

Được yêu cầu bởi gia đình Kennedy, Ieoh Ming Pei đã nhận xây dựng bảo tàng này để vinh danh JFK. Vì lý do ngân sách, ông không thể thực hiện được ý tưởng ban đầu của mình là xây dựng một kim tự tháp thuỷ tinh.

1989: Kim tự tháp Louvre, Paris (Pháp)

Được đặt hàng bởi thủ tướng François Mitterrand, dự án đã từng bị tranh cãi quyết liệt trước khi được đồng thuận xây dựng. Nhưng giờ đây nơi này đã trở thành một trong những biểu tượng của Paris trên thế giới.

1990: Toà tháp của Ngân hàng Trung Quốc tại Hong Kong (Trung Quốc)

Sau thành công tại Mỹ và châu Âu, ông Pei đã trở lại châu Á để xây dựng toà tháp cao 367,4 m, vô cùng vị lai tại thời điểm đó và trở thành toà nhà cao nhất ở Hong Kong trong thời gian rất dài.

1997: Bảo tàng Miho, tỉnh Shiga (Nhật)

Nằm giữa đồi núi Nhật Bản, bảo tàng được xây dựng tạc vào núi đá để giữ gìn trạng thái tự nhiên của môi trường. Vô cùng kín đáo, bảo tàng nắm giữ bộ sưu tập nhiều đồ vật cổ Á Đông và phương Tây.

2002: Toà tháp EDF tại La Défense (Pháp)

Là một trong những toà nhà chọc trời nổi bật nhất trong khu thương mại Défense, với dáng hình nón cao 36 tầng. Đây là công trình cuối cùng của kiến trúc sư tại Pháp.

2008: Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo tại Doha (Qatar)

Lấy cảm hứng từ ngôi đền Ibn Touloun tại Caire, bảo tàng dưới dạng hình lập phương tựa như một hòn đảo nhân tạo tại Doha. Nơi này chứa đựng một bộ sưu tập phong phú các tác phẩm nghệ thuật Hồi giáo, từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX.

2009: Trung tâm Khoa học Macao (Trung Quốc)

Công trình cuối cùng của kiến trúc sư, hợp tác với những người con trai của ông, bảo tàng khoa học có dạng hình nón này đã trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng ở Macao.

Nguồn: leparisien

Cùng tác giả

#Tag

Ieoh Ming Pei kiến trúc kim tự tháp louvre Pháp

iDesign Must-try

Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi (Phần 1)
Isamu Noguchi – một nghệ sĩ và nhà thiết kế Nisei tức là người Nhật thế hệ thứ hai (tại Mĩ và Canada) – đóng vai trò rất quan trọng…
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
ELLE Fashion Show 2023: Giao lộ thời trang & Kiến trúc
Ngày 07/12/2023 – ELLE Fashion Show 2023 chính thức công bố chủ đề GIAO LỘ THỜI TRANG & KIẾN TRÚC sẽ diễn ra vào ngày 20/12/2023 tại Dinh Độc Lập,…
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Kasaya - nhà hàng chay với thiết kế lấy cảm hứng từ vạt áo cà sa
Công trình được xây dựng trên khu đất 20x20m của phố Hàng Than (Hà Nội), với 8 tầng, trong đó 4 tầng nhà hàng, 1 tầng khối phụ trợ –…
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Copenhagen giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu với kiến ​​trúc chống chịu khí hậu
Với việc Copenhagen (thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Đan Mạch) đăng cai Đại hội Kiến trúc sư Thế giới UIA, thành phố đặt mục tiêu…
Hội quán Quảng Đông: Không gian văn hoá mới được phục dựng giữa lòng phố cổ Hà Nội
Hội quán Quảng Đông: Không gian văn hoá mới được phục dựng giữa lòng phố cổ Hà Nội
Với diện tích lên tới 1800 m2, hội quán Quảng Đông vừa được phục dựng là một quần thể kiến trúc cổ kính, đặc sắc thể hiện nỗ lực bảo…
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Hiếu Y: ‘Mình thấy hiếu kỳ với cách mọi người cảm nhận cái đẹp’
Sự rung cảm trước cái đẹp, cách mà con người thưởng thức hay những câu chuyện di sản – đời sống – con người làm cho Hiếu Y có những…