10 nghệ nhân thiên bẩm với Folk Art - Không ai quá già để bắt đầu với nghệ thuật

Nhắc đến nghệ thuật, chúng ta không thể không nhắc đến những nghệ sĩ bậc thầy thời kì Phục hưng với những tác phẩm mang tính biểu tượng, khiến chúng ta thán phục đến tận ngày nay. Bên cạnh đó, những nghệ sĩ đương đại cũng đã để lại những kiệt tác đơn giản nhưng đáng kinh ngạc. 

Mona Lisa của Da Vinci hay David của Michaelangeo chỉ là hai trong nhiều tác phẩm quan trọng trong dòng chảy lịch sử nghệ thuật, bên cạnh đó có rất nhiều nghệ sĩ khác cũng tạo ra những kiệt tác hấp dẫn của riêng họ. Trong khi nhiều người được đào tạo theo khuôn khổ, thì có những nghệ sĩ sáng tạo bằng tài năng thiên bẩm, họ tìm kiếm nguồn cảm hứng từ tranh, tượng nguyên thủy hay điêu khắc. Những nghệ thuật này được gọi chung là folk art (nghệ thuật dân gian) hay outsider art.

Nghệ thuật dân gian (Folk Art) là gì?

Nghệ thuật dân gian (Folk Art) là một thuật ngữ rộng mô tả nhiều loại phương tiện và kỹ thuật. Từ hội họa đến điêu khắc, những tác phẩm này có những đặc điểm xác định không dựa trên phong cách (như line art hay chủ nghĩa siêu thực) và cũng không nhất thiết bị ảnh hưởng bởi các tác phẩm hàn lâm. Phong cách nghệ thuật này thường bắt nguồn từ truyền thống của một cộng đồng hoặc một nền văn hóa. Tính thẩm mỹ của tác phẩm này thường thể hiện những nơi mà nghệ sĩ từng đến.

Stephanie Knappe, người phụ trách Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins cho biết: “Nhiều tác phẩm nghệ thuật có từ trước khi tầng lớp trung lưu nổi lên, cũng như trước sự phát triển của cơ giới hóa.”

Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các nghệ sĩ đều như vậy. Một số nhà sáng tạo tìm đến nghệ thuật với mong muốn thể hiện bản thân theo những cách khác biệt nhất.

Vì nghệ thuật dân gian rất cởi mở về hình thức, thật khó để tìm thấy những chủ đề hoặc phong cách chung. Dưới đây là một số nghệ sĩ tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật dân gian và hãy cùng chiêm ngưỡng những kiệt tác của các nghệ sĩ đa tài này nhé!

1. Ammi Phillips

Bởi Ammi Phillips

Sinh năm 1788, Ammi Phillips sinh ra tại Colebrook, Connecticut, Hoa Kỳ – là một họa sĩ chân dung tài năng, người được cho là đã tạo ra tới 2000 bức tranh trong suốt 50 năm sáng tạo nghệ thuật của mình. Ông có sở thích là tự học và theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, ông được nhiều người biết đến với những tác phẩm có phông nền đơn giản và hình vẽ phẳng.

Bởi Ammi Phillips
Bởi Ammi Phillips

2. Leonard Knight

Ảnh: Joe Decruyenaere

Bạn có thể không nhận ra cái tên Leonard Knight, nhưng bạn có thể đã nghe nói về thành tựu vĩ đại nhất của anh – Salvation Mountain. Được làm từ gạch phơi nắng, rơm rạ và rất nhiều sơn, cảnh quan sống động này nằm ở phía đông của biển Salton – California. Ngọn đồi được trang trí với những màu sắc rực rỡ và trải dài những thông điệp đạo Kito và Kinh Thánh

Trong nhiều năm ở trên núi, Knight sống ở phía sau chiếc xe tải của mình và nuôi nhiều rất mèo. “Nếu ai đó cho tôi 100.000 đô la mỗi tuần để chuyển đến sống trong một biệt thự thì tôi sẽ từ chối điều đó,” Knight cho biết. “Tôi muốn ở ngay đây. Thật tuyệt vời phải không? ”

Salvation Mountain

3. Henry Darger

Bởi Henry Darger

Là một nhà văn ẩn dật và người trông coi bệnh viện sống ở Chicago, nghệ sĩ ngoài dòng chính thống (outsider artist) Henry Darger được biết đến nhiều nhất với bản thảo dày 15.145 trang có tên In the Realms of the Unreal. Bản thảo này được đóng thành 15 tập và bao gồm hàng trăm bức tranh màu nước. Cuốn sách có nhiều chủ đề, một số chủ đề bao gồm những cảnh trẻ em chơi đùa trong khung cảnh đầy hoa, trong khi những chủ đề khác thì đen tối hơn với những cảnh tượng có phần đáng sợ.

4. Gee’s Bend Quiltmakers

Ảnh: Arthur Rothstein

Theo truyền thống có từ giữa thế kỷ 19, Quilts of Gee’s Bend là sản phẩm chăn bông được làm từ những người phụ nữ trong một cộng đồng da đen hẻo lánh ở Alabama. Họ đã sản xuất vô số hàng dệt may vá và thu hút sự chú ý của mọi người từ khắp nơi trên thế giới. Sản phẩm được trang trí bằng các mẫu hình học được thiết kế ngẫu hứng và không bị gò bó bởi những quy ước của nghề làm chăn bông.

5. Grandma Moses

Grandma Moses Goes to the Big City

Anna Mary Robertson, hay còn gọi là bà Moses, là một người vợ nông dân, người bắt đầu vẽ tranh một cách nghiêm túc ở tuổi 78. Bà đã chứng minh rằng bạn không bao giờ quá già để thử một điều gì đó, “chủ nghĩa hiện thực đơn giản” của bà tôn vinh vẻ đẹp yên tĩnh của cuộc sống nông thôn. Bà đã có một sự nghiệp phát đạt cho đến 101 tuổi, với nghệ thuật trang trí như thiệp chúc mừng và các loại hàng hóa khác.

6. Joseph Yoakum

Ở tuổi 76, Joseph Yoakum bắt đầu ghi lại những ký ức của mình dưới dạng phong cảnh tưởng tượng. Trong thập kỷ cuối cùng của cuộc đời, nghệ sĩ đã tạo ra hơn 2.000 bức vẽ thể hiện cuộc đời của mình; ông được sinh ra trong một khu bảo tồn Navajo gần Window Rock Arizona và là một người kể chuyện có tâm. Ông tuyên bố đã đi khắp thế giới để làm một số công việc lặt vặt. Tuy nhiên, bước vào con đường nghệ thuật là khi ông thực sự ổn định cuộc sống; ông vẽ một hoặc hai bức vẽ mỗi ngày cho đến khi qua đời vào sáng giáng sinh năm 1972.

Mt. Swan of Darling Mountain Range Near Perth of Western Australia, 1968

7. Martín Ramírez

Martín Ramírez đã dành 15 năm cuối cùng trong cuộc đời của mình trong một viện điều trị tâm thần ở California. Trong thời gian đó, ông đã tạo ra gần 300 bức vẽ quy mô lớn về người cưỡi ngựa, xe lửa và nhiều chủ đề khác bằng cách sử dụng các vật liệu có sẵn của mình.

8. James Castle

James Castle được biết đến nhiều nhất với những cuốn sách và công trình thủ công mà ông đã tạo ra trong gần 70 năm. Sinh ra tại một thị trấn nhỏ của Idaho, ông bị điếc nặng và không đi học cho đến khi gần 10 tuổi. Không rõ Castle đã bao giờ học ngôn ngữ ký hiệu (hoặc liệu anh ấy có biết đọc hay không), nhưng chữ viết thường xuất hiện trong các bức vẽ và sách thủ công của ông ấy. Những hình ảnh thường là mô tả nội thất, tòa nhà, phong cảnh, được tạo ra bằng bếp củi và được ông bôi lên giấy bằng chính nước bọt của anh ấy.

9. Vestie Davis

Bethesda Fountain, 1964

Cũng giống như Grandma Moses, Vestie Davis đã lấp đầy các sáng tác của mình bằng những khung cảnh hoài cổ. Trong khi Moses tập trung vào trang trại thì Davis miêu tả sự hối hả và nhộn nhịp của New York từ những năm 1950 đến những năm 1970, vì lo sợ rằng thành phố sẽ không tồn tại như trong trí nhớ của ông vì sự phát triển liên tục của nó.

IRT 3rd Avenue Elevated, 1965
City Hall, 1975

10. Judith Scott

Ảnh: Creative Growth

Sinh năm 1943 với hội chứng Down và điếc nặng, Judith Scott đã phải chịu đựng bệnh tật suốt 35 năm cuộc đời. Judith đến với nghệ thuật sau khi chị gái sinh đôi của cô – Joyce, trở thành người giám hộ hợp pháp của cô vào năm 1986 và chuyển cô đến Creative Growth Art Center ở California. Sau khi quan sát một nghệ sĩ dệt sợi, Judith bằng một cách tự nhiên đã tạo ra các tác phẩm điêu khắc nhiều lớp mà mỗi tác phẩm đều hoàn toàn độc đáo.

Ảnh: Dr.John Cooke 
Ảnh: Creative Growth

Biên tập: Thao Lee
Nguồn: mymodernmet

Cùng tác giả

#Tag

Ammi Phillips artist Folk Art Folk Artist Grandma Moses Heirstory Henry Darger James Castle Joseph Yoakum Judith Scott Leonard Knight Martin Ramirez nghệ nhân nghệ sĩ dân gian nghệ thuật outsider art Salvation Mountain sáng tạo nghệ thuật Vestie Davis

iDesign Must-try

Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? - (Phần 3)
Có thật là ta sắp tiến tới một thời đại không gian-thời gian mới, nơi những sản phẩm của ta sẽ hoàn toàn mang tính chân thực, đưa người xem…
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 2)
Hiện nay, một số nền tảng cho phép người dùng số hóa và quốc tế hoá thị trường nghệ thuật.
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Liệu Công nghệ có phục vụ Nghệ thuật hay không? (Phần 1)
Ngày nay, sự xuất hiện của nhiều loại công nghệ mới đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi mối quan hệ của ta với nghệ thuật.
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật - (Phần 2)
Tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng công nghệ trong khuôn khổ triển lãm Nghệ thuật Kỹ thuật số nổi bật của thời đại…
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
Cách Công nghệ dần thay đổi Thế giới Nghệ thuật (Phần 1)
“Tất cả chúng ta đều mong đợi xem việc áp dụng công nghệ hiện tại trong nghệ thuật sẽ mở ra những cánh cửa nào. Dù tương lai có ra…
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Nghệ thuật và Công nghệ: Cùng tồn tại và phát triển
Sự xuất hiện của công nghệ số trong quá trình sáng tạo nghệ thuật chưa bao giờ mạnh mẽ như lúc này. Nhưng, tận dụng hay loại bỏ, đâu mới…