15 phong trào nghệ thuật và thiết kế nổi bật (Phần 3)

Một nhà thiết kế có thể lấy cảm hứng từ bất kì đâu. Đôi khi, sức ảnh hưởng, tư tưởng và phương thức tiếp cận kết hợp cùng nhau để tạo thành phong trào gây được hiệu ứng vang dội trên toàn thế giới.

Đã có hàng trăm phong trào nghệ thuật và thiết kế nổi lên với tầm vóc và sức ảnh hưởng khác nhau qua nhiều thế kỉ. Một vài phong trào tập trung thể hiện phong cách hoạt động của các nhóm nghệ sĩ ở một vị trí nhất định, số khác lại bao quát nhiều nguyên tắc sáng tạo và thuần túy hơn về nội dung truyền tải.

Dù xuất hiện 150 hay 30 năm trước, ảnh hưởng của những phong trào này vẫn còn hiện diện khá rõ ngày hôm nay và thậm chí bạn cũng đã từng cảm nhận được chúng dù bản thân không hề hay biết. Những phong trào này thường vận động tuần hoàn với xu hướng đương đại và vẻ đẹp cũ xưa.

Dưới đây là 15 phong trào nghệ thuật và thiết kế có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất thế kỉ 20 mà các nhà sáng tạo cần phải biết và được liệt kê theo thứ tự thời gian. Phần 2 và phần 3 của bài viết liên quan khá nhiều đến lĩnh vực thiết kế đồ họa, đồng thời các nghệ sĩ và nhà minh họa sẽ tìm thấy nhiều cảm hứng ở phần 1 phần 2.


11. Phong cách Typographic quốc tế (The International Typographic Style)

Thiết kế poster đồ họa đơn giản và đẹp đẽ bởi Josef Müller-Brockmann thể hiện được tinh hoa của chủ nghĩa hiện đại.

Mặc dù chủ nghĩa hiện đại bao quát nhiều nguyên lý của các phong trào tiên phong phá vỡ rào cản giữa các trường phái nghệ thuật truyền thống, thời kì hưng thịnh nhất của chủ nghĩa hiện đại nổ ra vào những năm của thế chiến thứ nhất và thứ hai.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), nhà thiết kế ở Switzerland và Germany đã khởi xướng phong trào hiện đại dưới cái tên Swiss Design hay The International Typographic Style. Dựa trên tinh thần của Bauhaus, phong trào này đề cao giá trị chức năng và vẫn được nhiều nhà thiết kế ưa chuộng.

Hệ thống lưới theo kiểu mô hình logic được áp dụng để định hình cấu trúc các yếu tố khác nhau, một trong số chúng được coi là thành tố quan trọng nhất của lĩnh vực thiết kế đồ họa. Tính chính xác và phông chữ không chân như Helvetica được ưa chuộng trong các tác phẩm minh họa của phong cách này.

Nhà thiết kế tiên phong của phong cách này là Müller-Brockmann. Các thiết kế poster, ấn phẩm xuất bản và quảng cáo là yếu tố giúp định hình vẻ đẹp của Swiss Design, đặc biệt thể hiện thông qua một chuỗi các poster nhạc hội Zürich với sự kết hợp của các hình dạng, màu sắc đậm đà và phông chữ không chân rõ ràng.

Xuyên suốt thế kỉ 20, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã ứng dụng International Typographic Style nhằm tạo ra quy trình thương hiệu về trademark, màu sắc và typeface, đảm bảo sự thống nhất giữa các kênh giao tiếp.


12. Nghệ thuật đại chúng (Pop Art)

Một tác phẩm tiêu biểu của phong trào nghệ thuật đại chúng: Ấn phẩm Marilyn Monroe của Andy Warhol.

Xuất hiện như một hiện tượng văn hóa ở Anh và Mỹ, thu hút sự quan tâm của công chúng vào cuối những năm 1950 và 1960, nghệ thuật đại chúng Pop Art được định danh bởi nhà phê bình nghệ thuật Lawrence Alloway bằng chính sự tôn vinh văn hóa đại chúng vốn có. Chủ đề thường thấy là các đối tượng và biểu tượng thân quen như hộp rau củ, biển báo hiệu đi đường và những chiếc hamburger.

Cảm hứng của phong trào này xuất phát từ nhiều phương tiện như tivi, truyện tranh và quảng cáo. Nó không mang tính chất của ‘nghệ thuật cao cấp’ cũng như thể hiện tính đắt đỏ và chủ quan của chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng mà tôn vinh những ấn phẩm đồ họa đậm đà.

Mặc dù nhiều nhà phê bình nghệ thuật cho rằng nghệ thuật đại chúng mang tính thô tục và theo cảm tính, số khác lại rất trân trọng tính chất bao quát và dân chủ của nó. Phong trào lấy sức ảnh hưởng từ phong trào nghệ thuật Dada từ những năm 1920 nhằm phê bình nghệ thuật cao cấp ở châu Âu vào đầu thế chiến thứ nhất.

Ứng dụng những chấm màu và tông lạnh trong ấn phẩm thương mại, thiết kế truyện tranh của Roy Lichtenstein thể hiện tinh thần của nghệ thuật đại chúng.

Sự tái sinh của ấn phẩm bởi Roy Lichtenstein là một ví dụ điển hình cho vẻ đẹp của nghệ thuật đại chúng, giống như các sản phẩm từ Andy Warhol cho sản phẩm bao bì xà phòng và cho người nổi tiếng.

Những tác phẩm của các nghệ sĩ người Mỹ khá cứng rắn so với những đối tác của nghệ thuật đại chúng như David Hockey và Peter Blake, người có quan điểm mang tính chủ quan và thơ mộng hơn về văn hóa đại chúng.


13. Chủ nghĩa tối giản (Minimalism)

Là di sản của Guggenheim Foundation, Harran II (1967) của Frank Stella là sự kết hợp của những đường nét, hình dáng và màu sắc.

Với tính chất đơn giản về hình dạng và phương thức tiếp cận khách quan, chủ nghĩa tối giản bắt nguồn từ New York vào cuối những năm 1960, được thúc đẩy để chống lại sự chủ quan tự phát của phương pháp action painting trong chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng.

Đối với những cá nhân theo chủ nghĩa tối giản, phong cách này quá thiếu thốn và cá nhân – họ tin rằng nghệ thuật cần mang tính rõ ràng và đầy đủ mà không cần đến những yếu tố phụ họa bên ngoài. Những góc cạnh sắc nét, hình dạng đơn giản và đường nét rõ ràng là yếu tố thường thấy trong các tác phẩm nghệ thuật đồ họa hai chiều.

Chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng có sức ảnh hưởng nhất định đến phong trào này nhưng theo một cách êm dịu và có tổ chức về màu sắc hơn như trong các tác phẩm của Mark Rothko, Barnett và Ad Reinhardt.

Tác phẩm trừu tượng đầu tiên của Ellsworth Kelly, Méditerranée (1952), là sự kết hợp giữa 9 khối hình vuông màu sắc.

Chủ nghĩa tối giản tập trung tìm hiểu các yếu tố chủ đạo của hình thái nghệ thuật, bỏ đi những chi tiết và cảm xúc không liên quan để tôn vinh các thành tố thị giác khách quan thuần khiết.

Chủ nghĩa tối giản được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thiết kế thương hiệu, UI và bao bì. Ví dụ điển hình là các tập đoàn quốc tế lớn như Apple và Google đã ứng dụng vẻ đẹp rõ ràng thay vì các chi tiết trang trí đơn thuần.


14. Chủ nghĩa hậu hiện đại (Postmodernism)

Bản thiết kế trang bìa cho tạp chí WET (1979) bởi April Greiman và Jayme Odgers cho thấy được vẻ đẹp cả chủ nghĩa hậu hiện đại.

Chủ nghĩa hậu hiện đại tôn vinh quá trình phát triển và ý tưởng về một thế giới không tưởng. Dù mang tính chất tôn giáo hay khoa học, nó bao gồm những nguyên lý về thế giới và họa sĩ theo chủ nghĩa hiện đại chú trọng về hình dáng, kĩ thuật và quá trình hơn là chủ đề của tác phẩm.

Chủ nghĩa hậu hiện đại là một phong trào nổi dậy như một sự chống lại hiện tượng này. Thay thế sự lý tưởng hóa và lý do là sự hoài nghi và chối bỏ sự thật về thế giới xung quanh chúng ta. Những nghệ sĩ theo chủ nghĩa hậu hiện đại ủng hộ trải nghiệm cá nhân phức tạp và vẻ đẹp đơn thuần của các nguyên lý trừu tượng. Từ đó nó mang tính chất nhiều tầng lớp và tương phản.

Vào cuối những năm 1970, nhiều nhà thiết kế theo chủ nghĩa hiện đại truyền thống cảm thấy rằng nó đã mất đi chất cải tiến, dần trở nên nhạt nhẽo và học thuật quá nhiều. Nghi ngờ về triết lý ‘hình thức tuân theo chức năng’ cứng nhắc của phong cách Typographic quốc tế, họ đã quyết định phá bỏ các quy tắc, tạo nên nhiều thách thức và đưa ra các yếu tố thiết kế mang tính chất trang trí, táo bạo và vượt thời gian.

April Greiman là một nghệ sĩ theo chủ nghĩa hậu hiện đại, ông thường hợp tác với nhiếp ảnh gia Jayme Odgers trong các dự án điện ảnh và thử nghiệm typography. Thiết kế trang bìa cho tạp chí WET là sự kết hợp của các mảng màu sắc, giấy cắt dán và cọ vẽ.

William Longhauser đã ứng dụng chủ nghĩa hậu hiện đại vào thiết kế tên cho Michael Graves trong poster năm 1983.

Một nghệ sĩ tiên phong trong phong trào này là Michael Graves, ông đã kết hợp các yếu tố hình học để tạo ra các thiết kế con chữ phong cách. Trong một thiết kế poster năm 1983, ông đã xây dựng bản tên của kiến trúc sư Michael Graves, lấy cảm hứng từ chất liệu và hình dạng của các tòa nhà của Graves.

Từ cuối năm 1990, chủ nghĩa hậu hiện đại dần trở nên lỗi thời dù tính chất ‘phản thiết kế’ của nó vẫn còn thịnh hành ở một số lĩnh vực như âm nhạc và thị trường in ấn. Tuy nhiên, dù nhiều người vẫn cố gắng xác định thời gian tồn tại của nó, bao gồm các phiên bản khác nhau của chủ nghĩa hậu hiện đại, vẫn không ai biết được chính xác thông tin này.


15. Phong cách Memphis

Bộ nội thất và các đồ dùng được thiết kế theo phong cách Memphis vào những năm 1980.

Tiếp thu nhiều nguyên lý của chủ nghĩa hậu hiện đại, phong cách Memphis đã đặt ra thách thức chủ nghĩa hiện đại mang tính trung hòa, không chân thật và coi trọng chức năng trước đó. Với trọng tâm là thiết kế nội thất, Memphis Group Collective được thành lập bởi nhà thiết kế Ettore Sottsass vào những năm 1980 và tồn tại chỉ trong vòng 6 năm.

Những bộ nội thất màu sắc sặc sỡ là giá trị trung tâm của phong cách này, tuy nhiên ảnh hưởng của nó dần lan rộng sang thời trang, thiết kế đồ hoạ và nhiều lĩnh vực khác. Những dạng hình học đơn giản kết hợp với gam màu đơn sắc tương phản; kiểu phối hợp đồ họa phong cách với những đường thẳng trắng và đen lượn sóng trừu tượng – đây là những thành tố cơ bản trong các thiết kế theo phong cách Memphis, chịu ảnh hưởng từ những phong trào đi trước như nghệ thuật đại chúng và phong cách trang trí nghệ thuật.

Nhiều phong trào có thời kì hưng thịnh rất lâu, tạo sức ảnh hưởng đến hàng triệu nhà sáng tạo trong nhiều ngành nghề khác nhau. Nhiều phong trào là tiền đề cho các phong cách và chủ nghĩa mới hình thành, dù cho mang tính tương phản hay củng cố thì các phong trào mới đều có sức ảnh hưởng nhất định.

Memphis là một trong những ví dụ điển hình độc đáo: nhiều nhà thiết kế người Ý, người đã tạo ra các sản phẩm có vẻ kì quái 30 năm trước đang thay đổi và ảnh hưởng đến cả một thế hệ nhà thiết kế mới ngày nay.

Tác giả: Nick Carson
Người dịch: Đáo
Nguồn: Creativebloq

Cùng tác giả

#Tag

design movements lịch sử thiết kế phong trào nghệ thuật

iDesign Must-try

Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Kanban - Nghệ thuật tinh tế từ những bảng hiệu quảng cáo của người Nhật
Có gì ở nghệ thuật truyền thống Kanban ở Nhật Bản? Vì sao nét đẹp này từng suýt bị quên lãng?
William Morris (Phần 1): Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
William Morris (Phần 1): Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
William Morris vẫn được coi là cha đẻ của Arts & Crafts, trào lưu thiết kế quan trọng đầu tiên của thời kỳ Hiện đại. Bên cạnh di sản sản…
Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?
Thiết kế bìa sách bỏ túi cho quân đội đã thay đổi lịch sử xuất bản thế nào?
Ngày nay, những cuốn sách bỏ túi đã trở nên thông dụng và nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đằng sau đó là cả một câu chuyện lịch sử.
Gustav Klimt (Phần 2) - Tiểu sử và thành tựu
Gustav Klimt (Phần 2) - Tiểu sử và thành tựu
Tiếp nối phần đầu tiên của loạt bài về Gustav Klimt, ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của thành tựu cũng như tiểu sử của ông. Cụ thể,…
Gustav Klimt (Phần 1) - Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
Gustav Klimt (Phần 1) - Sơ lược, các thành tựu, tiểu sử
Để hiểu rõ về các trào lưu nghệ thuật hay thiết kế thì ta cần tìm hiểu những nghệ sĩ xuất sắc thực hành những trào lưu ấy. Các loạt…
Art Nouveau (Phần 3): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Art Nouveau (Phần 3): Các tác phẩm và nghệ sĩ nổi bật
Trong phần 3 cũng là phần cuối cùng của loạt bài Art Nouveau, chúng ta tìm hiểu những tác phẩm quan trọng của trào lưu, cũng như tác giả của…