4 bước thiết yếu để thiết kế với sự-thấu-cảm

Tư duy thiết kế là quá trình lấy con người làm trọng điểm. Quá trình này luôn được thực hiện liên tục để thấu hiểu người dùng hơn, thách thức các giả định và định hình lại vấn đề.

Nó bao gồm năm giai đoạn chính: thông cảm, định dạng, tưởng tượng, nguyên mẫu và kiểm tra.

Bước đầu tiên – thông cảm – nói về khả năng quan sát thế giới từ góc độ khác của những nhà nghiên cứu và designer. Để làm được điều này, ta cần tạm thời gạt các ý tưởng định sẵn sang một bên, đặt mình ở vị trí người dùng để hiểu hơn những ý tưởng, suy nghĩ và nhu cầu của họ.

Sự thấu cảm có thể hơi trắc trở với một designer vì việc này không đơn giản như lẽ “cảm nhận” thông thường. Đặt mình vào vị trí của người khác, nghe có vẻ dễ, nhưng để không suy nghĩ hời hợt về tình cảnh của họ luôn cần thời gian, nỗ lực và ý chí gạt bỏ cái tôi cố hữu.

Tuy vậy, đây không phải là một cuộc chiến khó nhằn dai dẳng trong thời đại kỹ thuật số vì ta có thể nhờ đến công nghệ hỗ trợ. Theo nhà nghiên cứu thiết kế Froukje Sleeswijk Visser, 4 bước để thúc đẩy sự thấu cảm trong quá trình thiết kế là khám phá, chìm đắm, kết nối tách rời. Cùng tìm hiểu chi tiết từng bước để hiểu tại sao đó là chìa khóa để thực hiện sự đồng cảm trong quá trình thiết kế sản phẩm kỹ thuật số nhé!

“Tìm hiểu cảm giác của người dùng để gieo sự kết nối là một công việc nghiên cứu thật sự.”


Khám phá

Bước đầu tiên để thúc đẩy sự đồng cảm trong tư duy thiết kế là khám phá, tức là bước vào thế giới của người dùng. Mục đích của việc này là để tìm hiểu về những khó khăn mà mọi người gặp phải cũng như khám phá những nhu cầu, những mong muốn bất thành văn để giải thích cho hành vi của họ.

blue lemon sliced into two halves

Điều cốt yếu ở đây là hấp thụ những gì mọi người đang trải qua, cảm nhận những gì họ đang cảm thấy thay vì phản ứng và ngay lập tức cố gắng “giải quyết vấn đề.” Là designer, mục tiêu của chúng ta là phát triển trực giác, vận dụng trí tưởng tượng và thể hiện sự nhạy cảm về cảm xúc (mà không cần phải tò mò quá nhiều) để có được những cái nhìn sâu sắc, phù hợp, từ đó tạo ra những sự khác biệt có giá trị.


Chìm đắm

Chìm đắm là bước tiếp theo trong quá trình đồng cảm. Thay vì chỉ giới thiệu bản thân với người dùng và thế giới của họ, bước này liên quan trực tiếp đến cuộc sống, ngữ cảnh, hoạt động và môi trường của những người bạn đang tìm cách hiểu rõ hơn. Mục tiêu của giai đoạn này là khám phá nhu cầu và cảm xúc vô hình nhằm chỉ ra những thay đổi cần thiết trong sản phẩm mà chúng ta đang làm.

Mục tiêu của chúng ta là tìm hiểu họ là ai trong khi khám phá nhu cầu của họ, là khi chúng ta chứng kiến các phản ứng cảm xúc, ngôn ngữ cơ thể, bối cảnh và môi trường xung quanh của người dùng. Đây là một công việc đòi hỏi quá trình nghiên cứu tỉ mỉ: Tìm hiểu cảm giác của người dùng và từ đó gieo nên sự kết nối.

“Thấu rõ vấn đề chúng ta đang thực sự giải quyết cũng quan trọng như cách chúng ta giải quyết nó.”


Kết nối

Tạo sự đồng cảm với người dùng đòi hỏi nhiều hơn là lắng nghe bắt chước cuộc sống của họ. Bằng cách giải thích thế giới của họ thông qua lăng kính về giá trị, lịch sử, tôn giáo và văn hóa, chúng ta có thể tập trung suy nghĩ để bắt đầu thiết kế, vốn rất cần thiết để xây dựng kết nối.

person's hands forming triangle

Ở giai đoạn này, bạn muốn tỏ ra tò mò và chân thành, muốn có cảm giác và ý tưởng cộng hưởng với người dùng. Để làm được điều đó, sẽ khá hữu ích nếu bạn nhớ lại những trải nghiệm tương tự (hoặc khác biệt) để thực hiện những hành động thật sự có ý nghĩa với bản thân. Bước này có thể xảy ra tự nhiên khi bạn đang thu thập dữ liệu. Nếu bạn hiểu và định hình được bối cảnh cũng như cảm xúc của người dùng, bạn sẽ chạm đến sự hiểu biết thấu đáo hơn.


Tách rời

Bước cuối cùng trong khuôn khổ đồng cảm là tách rời. Đây là khi bạn quay trở lại vai trò designer, bắt đầu suy nghĩ về những gì bạn đã trải nghiệm và học hỏi để tạo ra ý tưởng. Đây là bước thiết yếu trong quá trình tư duy thiết kế, thời điểm ngẫm nghĩ lại những gì đã học được từ việc đồng cảm, từ đó tạo ra những thiết kế và ý tưởng hữu ích nhất.

Tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng và có kế hoạch tốt cho phép chúng ta có sự đồng cảm. Bằng cách sử dụng tính khách quan và diễn giải thấu đáo, chúng ta có thể tổng hợp nghiên cứu và tìm hiểu những thông tin chi tiết thú vị có giá trị. Tìm điểm hấp dẫn trong quan điểm (giữa sự đồng cảm và tính khách quan thuần túy) cho phép chúng ta không chỉ tạo ra các sản phẩm giải quyết vấn đề mà còn hiểu tại sao chúng ta đã tìm ra các giải pháp đó.Thấu rõ vấn đề chúng ta đang thực sự giải quyết cũng quan trọng như cách chúng ta giải quyết nó.

Người dịch: Long Hwarang

Nguồn: S.muz.li

Cùng tác giả

#Tag

design design principle design process design thinking empathy product design research

iDesign Must-try

Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Những cục tẩy vui nhộn của Kazuya Ishikawa
Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng bút chì để sketch (phác họa), vẽ, hay đơn giản chỉ để ghi chú linh tinh thì chắc hẳn cục tẩy…
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Khám phá điểm đến sáng tạo của Tháng 5 tại Triển lãm sinh viên Monster Lab 2023|Monster-pieces Exhibition
Với mục tiêu giới thiệu đến đông đảo công chúng nói chúng và cộng đồng học & làm nghệ thuật nói riêng về một hang ổ của nhà thiết kế…
Dsuy: Sáng tạo dựa trên nước Đức, thiết kế nhận diện thương hiệu linh hoạt FVS
Dsuy: Sáng tạo dựa trên nước Đức, thiết kế nhận diện thương hiệu linh hoạt FVS
Thuật ngữ Flexible Visual System (FVS), văn hóa bản địa ở Đức, một phần về phương pháp tìm hiểu (research) sẽ được gợi mở trong bài viết này… Là người…
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Hiếu Vũ: Âm nhạc & sự chuyển động, khoảnh khắc chủ chốt cho câu chuyện
Những chuyển động sáng tạo của vật thể được Hiếu Vũ lấy cảm hứng từ đời thường, đặc biệt là về âm nhạc. Tiếp sau đó là khoảnh khắc chủ…
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
Tại sao Vaporwave được coi là xu hướng thiết kế năm 2023
 Vaporwave là phong trào nghệ thuật kỹ thuật số đang khuấy động nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, thiết kế, thời trang, video và hơn thế nữa. Trong bài viết…
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Cheryl Vo: ‘Trước khi thiết kế, mình luôn hỏi tại sao?’
Tính khái niệm trong Design Decisions (tạm dịch: Quyết định thiết kế) của một thiết kế hay là hành trình những cảm xúc Cheryl Vo sẽ được mở khóa từ…