4 điều thú vị có thể bạn chưa biết về logo của Twitter

Twitter là một trong số những gã khổng lồ công nghệ chưa từng thay đổi logo của họ từ khi thành lập, biểu tượng chú chim màu lam nhỏ và câu chuyện khác thường đằng sau nó.

Logo của một công ty luôn thay đổi qua thời gian. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, bạn có thể thấy rất nhiều công ty như Slack, Airbnb hay những ‘gã khổng lồ’ như Facebook Google đều thay đổi ít nhiều thiết kế logo của họ theo thời gian. Có thể nói, những lần thay đổi logo như vậy là một điều bắt buộc: Chúng giúp cho logo của thương hiệu trở nên rõ ràng hơn và đồng thời tăng tính nhận diện trên mọi kích thước và nền tảng khác nhau.

Nhưng Twitter lại là một trường hợp đặc biệt: Họ giữ cho mình biểu tượng chú chim màu xanh và bộ nhận diện được thiết kế từ năm 2012.

Dù bạn cho rằng logo đó đã lỗi thời nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận sự nổi tiếng của nó đối với rất nhiều người dùng. Gần đây, Fast Company đã có một cuộc đối thoại với nhà thiết kế Martin Grasser–người đã thiết kế nên logo của Twitter, để khám phá những bí mật đằng sau dự án thiết kế này.

1. Khi thiết kế logo của Twitter, anh chàng Grasser chỉ vừa mới tốt nghiệp trường nghệ thuật được 3 năm.

Grasser từng làm việc gần 7 năm trong lĩnh vực tài chính trước khi đăng kí học tại Art Center College of Design tại Pasadena, Califonia. Khi Grasser vừa hoàn thành chương trình học của mình tại trường được 3 năm thì anh nhận được cuộc gọi bí mật mời anh tới phỏng vấn cho một dự án mà anh không biết bất kỳ gì về nó (sau này, anh mới biết rằng portfolio của anh nằm trong top 100 ứng cử viên được cân nhắc – anh đứng thứ 88 và nhận được cuộc gọi đầu tiên). Khi nhận việc tại agency có tên West, và Twitter là một trong những khách hàng đầu tiên của họ, anh mới biết rằng công việc đầu tiên của mình là thiết kế lại logo cho Twitter.

Grasser hồi tưởng “Họ đưa tôi vào một căn phòng và nói với tôi rằng đó là Twitter“, “Tôi đã suy nghĩ, giữ cho bản thân mình được bình tĩnh, không được để họ thấy rằng tôi cảm thấy bối rối ra sao. Thật sự là tôi sao?” Tại thời điểm đó, anh chàng từng thiết kế logo khi còn ở trường học nhưng đây thực sự là một nhiệm vụ nằm ngoài tưởng tượng so với sự nghiệp ít ỏi của Grasser.

2. Grasser và nhóm của anh ấy đã vẽ hàng ngàn con chim khác nhau để tìm ra một hình dạng thực sự phù hợp

Nhà sáng lập Twitter – Jack Dorsey nói với Grasser rằng ông ấy muốn người làm thiết kế bắt đầu thực hiện từ con số 0 chứ không phải tinh chỉnh từ con chim hoạt hình đã đại diện cho Twitter trước đó. Mặc dù không có thêm một mô tả rõ ràng nào nhưng với sự giả định rằng mình phải phát triển một giống chim nào đó, Grasser bắt đầu xem những video của các loài chim khi chúng đang bay và phác thảo mẫu hàng trăm thể loại chim khác nhau để có thể hiểu rõ phiên bản thiết kế nào sẽ phù hợp.

Liệu đó có nên là một chú chim giẻ củi lam? một chú chim sẻ? hay một chú chim ưng? Anh yêu cầu một thực tập sinh tìm hiểu về sải cánh trung bình của những loài chim phổ biến nhất nhằm tìm ra kích cỡ lý tưởng cho đôi cánh. Grasser tìm hiểu sâu về thế giới loài chim tới mức anh thậm chí còn tải âm thanh của loài chim tại khu rừng nhiệt đới Amazon để nghe trong khi làm việc.

3. Biểu tượng chú chim cuối cùng được hình thành từ 15 hình tròn

Cuối cùng thì chú chim ruồi đã trở thành nguồn cảm hứng đại diện cho logo của Twitter, nhưng đằng sau thiết kế đó là kết quả của bài tập phức tạp: Để chắc chắn rằng mỗi đường cong của ngực, cánh, đầu và mỏ đều thống nhất, Grasser đã phủ lên 15 vòng tròn khác nhau trên bản vẽ của mình.

Đối với logo, một thứ có kích thước nhỏ, bạn nên tạo ra những hình khối lặp lại, điều này sẽ giúp cho mắt người có thể dễ dàng nắm bắt ý nghĩa của logo tốt hơn, và nó sẽ trông đỡ phức tạp“.

Ngoài ra, những hình tròn cũng mang ý nghĩa biểu tượng rất lớn. Grasser nói “Những hình tròn đại diện cho ý tưởng rằng Twitter dân chủ hóa thông tin và mang lại cho tất cả mọi người tiếng nói của riêng họ“. Tất nhiên, hiện nay điều này không còn thực sự đúng nữa: Phụ nữ và người da màu thường xuyên phải chịu sự quấy rối trên nền tảng này và Twitter ít khi đả động đến vấn đề đó. Tuy nhiên, ý tưởng về hình tròn đã xuất hiện trước khi Twitter trở nên ‘độc hại’ theo một cách nào đó và lỏng lẻo trong việc kiểm soát chất lượng như hiện nay.

Những vòng tròn cũng mang ý nghĩa truyền tải một hình ảnh trung lập. Điều này có nghĩa là thiết kế logo của Twitter có thể “đứng cạnh những tin tức nghiêm trọng nhất được xuất hiện đồng thời là những điều ngớ ngẩn nhất hoặc những khoảnh khắc vui tươi hay những cảm xúc cá nhân như sự hưng phấn, niềm vui hoặc nỗi buồn“.

4. Jack Dorsey biết rằng đó là phiên bản logo cuối cùng trong khoảnh khắc ông nhìn thấy nó

Grasser nói rằng sau vài tháng phác thảo những chú chim và tinh chỉnh lại logo, anh chàng đã trình bày tổng cộng 24 mẫu thiết kế tiềm năng khác nhau cho Dorsey. Chúng đều có những đặc điểm giống nhau. Grasser chia sẻ “Nếu tôi đặt chúng trên một trang giấy, bạn sẽ khó có thể chỉ ra sự khác biệt“. “Nhưng Jack đã chọn ra ngay mẫu thiết kế số 5CS trong chỉ trong vòng hai giây“.

Bird 5CS vẫn đang là một hình ảnh làm vẻ vang ứng dụng Twitter, trên trang web của nó, và tất cả những chất liệu được sử dụng bởi công ty.

Thật khó khăn để có thể nói là làm thế nào mà biểu tượng thiết kế ban đầu của Grasser vẫn còn thịnh hành cho đến ngày nay, khi Twitter đã biến thành “địa ngục”, như một nhà văn đã cô đọng nó một cách xúc tích. Đối với những người phải chịu đựng sự bất lực của Twitter trong việc thực thi các tiêu chuẩn cộng đồng của mình, thì biểu tượng logo chắc chắn không còn mang ý nghĩa trung lập cho các cuộc trò chuyện cởi mở nữa.


Biên dịch: Limon
Nguồn: Fastcompany

Cùng tác giả

#Tag

graphic design logo design the process twitter

iDesign Must-try

Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Một khuyết điểm nhỏ trong logo của Google đã được khám phá!
Bạn có nhớ sự ồn ào về logo của Google không? Đừng lo lắng nếu bạn bỏ lỡ câu chuyện này kể từ lần đầu tiên, bởi vì vấn đề…
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Xu hướng thiết kế logo 2022: Mang lại sự cường điệu cho logo (Phần 1)
Sau loạt bài Xu hướng thiết kế đồ họa 2022 chúng ta đã phần nào định hình được những xu hướng thiết kế sẽ thống trị vào năm 2022, thông…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 2)
Tiếp theo phần 1, trong phần 2 này hãy cùng iDesign khám phá thêm 5 xu hướng thiết kế sẽ oanh tạc vào năm 2022 nhé! Xu hướng thiết kế…
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Xu hướng thiết kế đồ họa 2022: Sự trỗi dậy của những trò chơi (Phần 1)
Năm 2022 sắp đến gần và nhiều chuyên gia dự đoán đây là một năm phá vỡ mọi quy tắc về thiết kế đồ họa. Mọi thứ đều phá vỡ và…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 2)
Tiếp nối phần 1, ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế đồ họa nào sẽ là lựa chọn hoàn hảo để xây…
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
8 xu hướng thiết kế đồ họa lên ngôi năm 2022 (Phần 1)
Những xu hướng đổi mới nào trong thiết kế sẽ thống trị lĩnh vực thiết kế đồ họa vào năm 2022? Cùng chúng mình xem qua các xu hướng thiết…